LHQ cảnh báo ‘thảm họa’ khi đóng cửa trường học
Tổng thư ký LHQ Guterres cảnh báo thế giới đối mặt với “thảm họa thế hệ” về giáo dục khi các trường học phải đóng cửa vì Covid-19.
“Chúng ta đang đối mặt với thảm họa thế hệ có thể gây lãng phí vô số tiềm năng của nhân loại, làm suy yếu hàng thập kỷ tiến bộ và trầm trọng thêm sự bất bình đẳng”, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres phát biểu trực tuyến hôm 4/8.
Ông Guterres cho rằng khi nCoV tại các địa phương được kiểm soát, việc đưa học sinh trở lại trường học và xây dựng kế hoạch học tập một cách an toàn nhất phải đặt lên ưu tiên hàng đầu.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres tại một sự kiện ở Áo hồi tháng 5/2019. Ảnh: Reuters.
Tổng thư ký LHQ nói thêm tính đến giữa tháng 7, các trường học đã bị đóng cửa trên khoảng 160 quốc gia, ảnh hưởng đến hơn một tỷ học sinh, trong khi ít nhất 40 triệu em nhỏ không được tới các trường mầm non.
Video đang HOT
Trước khi xảy ra đại dịch, có tới hơn 250 triệu em nhỏ không được đến trường và chỉ 1/4 học sinh trung học ở các nước đang phát triển được đào tạo hoàn thiện những kỹ năng cơ bản, ông Guterres cho biết.
Các khuyến nghị đưa giáo dục toàn cầu trở lại đúng hướng của LHQ được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các trường học mở cửa trở lại, bất chấp sự phản đối của giáo viên và phụ huynh khi ca nhiễm nCoV đang tăng nhanh ở nhiều nơi.
Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 4,8 triệu ca nhiễm và gần 159.000 người chết do nCoV. Theo thống kê của Reuters, chỉ trong tháng 7, Mỹ tăng hơn 25.000 ca tử vong, trong khi số ca nhiễm mới tăng gấp đôi ở 19 bang.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 18,4 triệu người nhiễm, hơn 697.000 người chết và hơn 11,6 triệu người hồi phục.
Malaysia bác 'quyền lịch sử' của Trung Quốc ở Biển Đông
Malaysia gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, bác bỏ "quyền lịch sử" liên quan đến "đường chín đoạn" Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông.
Công hàm được Malaysia gửi đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm 29/7, nhằm bác bỏ "toàn bộ nội dung" công hàm CML/14/2019 được Trung Quốc gửi ngày 12/12/2019 liên quan đến Biển Đông.
"Malaysia bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về quyền lịch sử, cũng như các quyền chủ quyền và quyền tài phán, liên quan tới khu vực hàng hải trên Biển Đông nằm trong 'đường chín đoạn'. Các yêu sách của Trung Quốc đi ngược lại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), vượt quá giới hạn địa lý và ranh giới thực chất của Trung Quốc được quy định trong công ước", công hàm có đoạn viết.
Trưởng phái đoàn thường trực Malaysia tại Liên Hợp Quốc Syed Aidid trong một cuộc họp năm 2019. Ảnh: Bộ Ngoại giao Malaysia.
Công hàm CML/14/2019 được Trung Quốc đưa ra trước Liên Hợp Quốc năm ngoái nhằm phản đối đệ trình của Malaysia với Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS), trong đó Kuala Lumpur thông báo có khả năng chồng lấn chủ quyền ở một số khu vực đang được nước này phân định.
Trong công hàm, Bắc Kinh cho rằng hành động của Kuala Lumpur đã "xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trên Biển Đông", đồng thời tuyên bố Malaysia không có quyền xác lập thềm lục địa ở vùng biển phía bắc nước này.
Đáp lại, công hàm ngày 29/7 của Malaysia nhấn mạnh các quyền trên biển của nước này hoàn toàn nằm trong quy định của UNCLOS.
Trung Quốc đơn phương vẽ ra "đường chín đoạn" bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông để đòi chủ quyền theo "quyền lịch sử", dù trái ngược với quy định của UNCLOS cũng như phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực.
Mỹ đầu tháng 6 cũng gửi công thư cho Tổng thư ký Guterres, khẳng định yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là "không phù hợp với luật pháp quốc tế", đề cập đến công hàm CML/14/2019 Trung Quốc. Mỹ cũng yêu cầu Liên Hợp Quốc gửi công thư phản đối này đến tất cả thành viên, đồng thời đăng trên trang web của văn phòng pháp chế.
Việt Nam ngày 10/4 cũng lưu hành công hàm tại Liên Hợp Quốc để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, mọi yêu sách biển trái với quy định UNCLOS, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam là không có giá trị.
Australia ngày 23/7 đệ trình công hàm lên Liên Hợp Quốc, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc đối với "quyền lịch sử", "các quyền và lợi ích hàng hải" được thiết lập trong "quá trình thực hiện lịch sử lâu dài" ở Biển Đông, khẳng định "không có cơ sở pháp lý đối với các yêu sách của Trung Quốc về lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông".
Tuyên bố được Australia đưa ra 10 ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố bác bỏ hầu hết các yêu sách Biển Đông của Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh dùng chính sách "bắt nạt", "phi pháp" để kiểm soát vùng biển.
24 chiến hạm Indonesia diễn tập trên Biển Đông Hải quân Indonesia tổ chức diễn tập gần quần đảo Natuna ngày 21-24/7, động thái có thể nhằm phô diễn sức mạnh trước yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. 24 chiến hạm hải quân Indonesia, trong đó có hai khu trục hạm và 4 hộ vệ hạm, hồi giữa tuần tham gia cuộc diễn tập 4 ngày gần quần đảo Natuna, phía...