LHQ cảnh báo buôn bán chất cấm gia tăng toàn cầu
Theo LHQ, cung và cầu đối với chất cấm đang gia tăng trên toàn cầu và dần vượt ra khỏi các thị trường truyền thống.
Hãng Reuters hôm nay (26.6) dẫn một báo cáo của Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho biết nguồn cung và nhu cầu đối với chất cấm cocaine đang bùng nổ trên toàn thế giới, và nạn buôn bán ma túy đá (methamphetamine) đang vượt ra khỏi các thị trường lâu đời, bao gồm Afghanistan.
Theo báo cáo, việc trồng cây cocaine và tổng sản lượng cocaine đạt mức cao kỷ lục vào năm 2021, năm gần nhất có dữ liệu, và tiếp tục tăng đều đặn. Số người sử dụng cocaine trên toàn cầu, cũng tăng dần so với mức ước tính 22 triệu ghi nhận trong cùng thời kỳ. Tuy nhiên, báo cáo cho rằng điều đáng mừng là tốc độ thu giữ cocaine cũng được đẩy nhanh.
Ma túy bị phát hiện và thu giữ trong một chiến dịch của cảnh sát Honduras vào tháng 12.2022. Ảnh REUTERS
“Thế giới hiện đang chứng kiến sự gia tăng kéo dài cả về cung và cầu đối với cocaine, hiện đang được cảm nhận trên toàn cầu và có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các thị trường mới vượt ra ngoài giới hạn truyền thống”, Văn phòng LHQ về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC) ngày 25.6 cho hay.
Báo cáo thông tin thêm rằng mặc dù thị trường cocaine toàn cầu tiếp tục tập trung ở châu Mỹ, Tây và Trung Âu, có vẻ như tốc độ tăng trưởng nhanh nhất đang diễn ra ở các thị trường đang phát triển như châu Phi, châu Á và Đông Nam Âu.
Đối với methamphetamine, trong khi gần 90% lượng chất cấm này bị thu giữ ở 2 khu vực là Đông Á – Đông Nam Á và Bắc Mỹ, dữ liệu cho thấy những thị trường này đã ổn định, trong khi nạn buôn bán vẫn gia tăng ở những nơi khác, chẳng hạn như Trung Đông và Tây Phi.
Chú mèo lại là đồng phạm vận chuyển ma túy
UNODC chỉ ra thêm rằng các vụ bắt giữ liên quan methamphetamine được sản xuất ở Afghanistan cho thấy nền kinh tế của quốc gia sản xuất 80% cây cocaine bất hợp pháp trên thế giới đang thay đổi.
“Vẫn còn các câu hỏi liên quan mối liên hệ giữa sản xuất bất hợp pháp heroin và methamphetamine (ở Afghanistan) và liệu hai thị trường sẽ phát triển song song hay liệu thị trường này sẽ thay thế thị trường kia hay không”, báo cáo nói thêm.
Báo cáo của UNODC cũng chỉ ra những bất bình đẳng về kinh tế và xã hội liên quan các thách thức từ chất cấm, sự tàn phá môi trường và vi phạm nhân quyền do nền kinh tế ma túy bất hợp pháp gây ra, và sự thống trị ngày càng tăng của ma túy tổng hợp, theo cổng thông tin ReliefWeb.
Các "nghiệp đoàn" cocaine Mỹ Latinh ở châu Âu
Ủy viên cảnh sát Virginie Lahaye, người đứng đầu đội chống ma túy của Paris, chua chát: "Người tiêu dùng thích dùng mạng xã hội để đặt "hàng" và "hàng" sẽ được đưa tới tận nhà họ.
Nó dễ dàng hơn nhiều so với việc phải tới nơi ảm đạm nào đó ở ngoại ô".
Guinea-Bissau và cocaine Phá mạng lưới buôn bán ma túy lớn nhất Châu Âu
Theo Trung tâm Giám sát ma túy và các chất thuốc gây nghiện châu Âu (EMCDDA) thì chỉ riêng năm 2021, khoảng 3,5 triệu người châu Âu mua cocaine, tức gấp 4 lần so với hơn 20 năm trước. Ông Eric Snoeck, người đứng đầu cảnh sát liên bang Bỉ, phát biểu rằng năm 2021, lục địa này đã hứng một "cơn sóng thần cocaine" với 240 tấn bị bắt giữ, gần gấp 5 lần so với một thập niên trước.
Một thị trường béo bở
Châu Âu đã trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhất cho các nghiệp đoàn ma túy lớn, thế lực không ngại ngần dùng chiêu "hối lộ" và bạo lực để đạt mục đích ở Nam Mỹ. "Bắt cóc và đánh đập: có quá nhiều tiền khiến các tổ chức tội phạm mang những phương thức của các nghiệp đoàn ma túy đến bờ biển chúng ta", dẫn lời bà Stephanie Cherbonnier từ Văn phòng chống ma túy Pháp. Những hải cảng lớn của Bắc Âu như Antwerp (Bỉ) và Rotterdam (Hà Lan) đã bị tàn phá bởi bạo lực ma túy khiến nền dân chủ cũng bị đe dọa, khi các băng đảng thậm chí còn dám lập mưu bắt cóc Bộ trưởng Tư pháp Bỉ. Với những cuộc đấu súng trên đường phố Antwerp, chẳng mấy chốc Bỉ có thể được xem là "quốc gia ma túy" theo cảnh báo của Trưởng công tố viên Brussels, Johan Delmulle.
Các quan chức Hải quan Bỉ đang lục soát ma túy trong một container tại cảng Antwerp (Bỉ). Ảnh nguồn: Francois Walschaerts / AFP.
"Đại hồng thủy cocaine" tại châu Âu được khởi thủy từ các cao nguyên núi cao ở Bolivia, Colombia và Peru, nơi mà lá cô ca được canh tác để chiết xuất ra ma túy. Tại Catatumbo (Đông Bắc Colombia), Jose del Carmen Abril sống dựa vào thứ lá này để nuôi 8 đứa con. Người cha 53 tuổi, chắc nịch: "Cô ca đã thay thế chính phủ vốn chưa từng hiện diện ở đây. Nó giúp bọn tôi xây dựng trường học, trung tâm y tế, làm đường xá và cất nhà". Tại một đất nước mà nhiều người dân kiếm không quá 7 USD (6,5 euro) 1 ngày thì người trồng cô ca có thể thu nhập gấp 5 lần số tiền đó. Nhưng Del Carmen Abril tỏ vẻ bực bội khi bị gọi là "kiếm tiền từ ma túy" và phân trần rằng những nông dân như ông "không có lương tối thiểu".
Theo Liên hiệp quốc (UN) thì bất chấp hàng tỷ USD mà Washington và Bogota đã chi suốt hàng thập kỷ trong cuộc chiến chống ma túy, cánh nông dân vẫn tiếp tục trồng cô ca nhiều hơn, năm 2021 họ thu hoạch 14% đạt sản lượng 1.400 tấn lá. "Các nhà hóa học" trộn lá cô ca đã xắt nhỏ với xăng, vôi, xi măng và đạm 1 (ammonium sulphate) để tạo nên một hỗn hợp sệt màu trắng và nó sẽ biến thành bột ma túy trong các phòng thí nghiệm. Ở Catatumbo, chất sệt đó được bán với giá 370 USD/kg. Sau khi trộn với hỗn hợp acid và dung môi, nó sẽ biến thành thứ gọi là "coke" đáng giá hơn 1.000 USD/kg.
Các nghiệp đoàn ma tuý Mexico
Colombia cung cấp 2/3 sản lượng cocaine thế giới. Nhưng sự sụp đổ của các băng Cali và Medellin trong thập niên 1990, cùng thỏa thuận hòa bình được ký kết vào năm 2016 với quân du kích FARC, đã làm đảo lộn hoạt động này. Các băng đảng Mexico đã giành quyền kiểm soát hầu như cả thị trường ma túy, từ tài trợ sản xuất đến giám sát buôn lậu cocaine. Buổi đầu 2 băng đảng Sinaloa và Jalisco chỉ tập trung vào thị trường Mỹ sau đó nhảy sang châu Âu, nơi bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cocaine. Cảnh sát hình sự châu Âu (Europol) ước tính rằng thị trường cocaine hiện nay trị giá nằm ở khoảng giữa 7,6 đến 10,5 tỷ euro ở mức độ đường phố. Ông Florian Colas, người đứng đầu đơn vị tình báo hải quan của Pháp, giải thích: "Thị trường Mỹ đã bão hòa và "coke" bán ở châu Âu tăng giá từ 50 đến 100%. Một lợi thế khác cho những kẻ buôn lậu là các bản án tù ít thuyết phục hơn cùng nhiều lựa chọn hậu cần".
Phần lớn cocaine vượt đại dương đều được vận chuyển trong các container, giấu tinh vi trong các lô hàng chuối, đường hoặc thực phẩm đóng hộp. Phần còn lại được vận chuyển bằng đường hàng không, giấu trong các va li hoặc ngay trong dạ dày "các con la chở ma túy". Một số còn đi bằng đường biển trên những tàu lặn được điều khiển từ xa như một vụ bị cảnh sát Tây Ban Nha tóm vào tháng 7 năm 2022. Các nghiệp đoàn Mexico đã thiết lập đầu cầu châu Âu của chúng ở Costa del Sol (Tây Ban Nha) ngay từ đầu thập niên 2000, vốn là trung tâm vận chuyển cần sa chính từ ngả Ma Rốc. Nhưng việc bắt giữ những kẻ buôn lậu lớn và trên hết là sự bùng nổ giao thương hàng hải đã khiến tội phạm ma túy chuyển hướng sang các hải cảng container khổng lồ của Bắc Âu như Antwerp (Bỉ), Hamburg (Đức), Le Havre (Pháp) và Rotterdam (Hà Lan). "Một số lô hàng đi qua các cảng Caribbea" trên đường từ Nam Mỹ, trong khi số khác "thông qua ngả Balkans hoặc Tây Phi trước khi tiến vào châu Âu", dẫn lời phát biểu của bà Corinne Cleostrate, phó giám đốc hải quan Pháp.
Sĩ quan Bỉ kiểm tra một thùng chuối trong hoạt động kiểm tra hải quan. Ảnh nguồn: Valeria Mongelli / AFP.
Lợi nhuận kếch xù
Những tay buôn lậu ma túy thường tuân theo một "kế hoạch kinh doanh" bài bản, trong đó các nghiệp đoàn Mexico sẽ dong buồm sang các nghiệp đoàn tội phạm đa quốc gia của châu Âu, đôi khi chúng nhờ kẻ nào đó phân bổ hàng hóa thành các lô nhỏ để phân phối chi phí và tránh nguy cơ bị phát hiện. Từ văn phòng chống ma túy Pháp, bà Stephanie Cherbonnier phân tích: "Một số tổ chức tội phạm (là một phần của những giao dịch này) có thể là những đối thủ cạnh tranh. Song chúng cũng tạo ra những liên minh nhằm tập hợp sức mạnh và mánh lới để đưa ma túy vào châu Âu". Mafia Marốc ở Bỉ, Hà Lan, Albanian, Serb hoặc Kosovo hoặc băng đảng Calabrian N'drangheta đã chia nhỏ thị trường tùy theo các vùng lãnh địa và đặc sản của chúng. Chúng tuồn ma túy qua các cảng bằng cách sử dụng tội phạm địa phương với sự phân chia vai trò hết sức chặt chẽ.
Ở Nam Mỹ, 1 kg cocaine được mua với giá 1.000 USD và được bán với giá 35.000 euro (37.600 USD) tại châu Âu. Một khi ra ngoài các cảng và được cắt thành từng phần nhỏ rồi bán cho người tiêu dùng với giá 70 euro/gram, giá trị đã tăng gần 100 lần tại thời điểm nó có mặt trên đường phố. Lợi nhuận khổng lồ đã cho phép bọn tội phạm "đút lót" hàng loạt người trên bến cảng, các nhân viên kiểm kê hàng, tài xế xe tải và đôi khi là cả các quan chức cảnh sát và hải quan, để đưa cocaine ra khỏi cảng. Vài công nhân bến tàu ở Pháp đã bị bỏ tù khi làm việc với các băng ma túy ở Le Havre, cảnh sát nói rằng một số công nhân bị ép giúp đỡ những kẻ buôn lậu. Một người đã kể với luật sư rằng mình bị lôi kéo vào ma túy như thế nào: "Trước đây, tôi kiếm từ 200 hoặc 300 euro/tháng từ việc bán nước hoa hoặc các hộp thuốc lá lậu. Rồi đến ngày một số gã đề nghị tôi giúp đưa vài cái túi ra khỏi cảng với công cán 1000 euro/túi".
Một quan chức hải quan Pháp thừa nhận: "Các băng đảng sẵn sàng chi 100.000 euro để đưa trót lọt 1 container cocaine ra khỏi cảng Le Havre, nơi chúng tôi chỉ có thể kiểm tra 1% số container bởi vì không đủ nguồn lực để làm". Một số công nhân bến tàu được trả tiền để đưa được các container hoặc làm cách nào đó đưa các container chứa đầy ắp ma túy tránh được các camera an ninh. Những công nhân khác cho rằng bọn giang hồ mượn huy hiệu của họ. Tại Rotterdam (hải cảng lớn nhất châu Âu), cảnh sát và các viên chức hải quan đã hết sức bất ngờ khi nhìn thấy một đội quân buôn lậu ngụ trong một "khách sạn container" có đủ thức ăn và giường ngủ đang chờ chuyển hàng cocaine đến.
Viên chức Hải quan Pháp kiểm tra một bưu kiện bị tình nghi chứa cocaine tại sân bay Orly (Nam Paris).Ảnh nguồn: AFP.
Hoàng gia cũng bị nhắm mục tiêu
Cũng như mua lấy sự đồng lõa và im lặng, số tiền khổng lồ đã thúc đẩy nhiều hành vi bạo lực cực đoan tại các thành phố cảng ở Bắc Âu. Antwerp (Bỉ) - cửa ngõ chính đưa ma túy bất hợp pháp vào Châu Âu - đã ghi nhận hơn 200 sự vụ bạo lực liên quan đến ma túy trong vòng 5 năm qua, tuần trước một bé gái 11 tuổi đã bị thiệt mạng sau khi đạn bắn vào một ngôi nhà ở khu dân cư Merksem. Đến tháng 5 năm 2022, ngôi nhà của một gia đình khét tiếng ma túy tại quận Deurne (thành phố Antwerp) đã bị đánh bom trong khi hàng xóm đang cử hành hôn lễ trong vườn nhà của họ. Tại Hà Lan, các băng đảng thậm chí còn táo tợn hơn nữa. Ngày 6 tháng 7 năm 2021, nhà báo điều tra nổi tiếng Peter R. de Vries đã bị bắn vài phát ngay trong bãi đổ xe ngầm sau khi ông vừa xuất hiện tại một sự kiện tọa đàm truyền hình. Ông Vries đã qua đời 9 ngày sau đó.
Một chuyên gia về tội phạm, một trong những nguồn tin của ông là nhân chứng chính chống lại trùm ma túy Ridouan Taghi, đối tượng bị nghi ngờ là thủ lĩnh của "Mafia Marốc", đã bị bắt ở Dubai vào năm 2019. Ông Eric Snoeck, người đứng đầu cảnh sát liên bang Bỉ, phát biểu: "Chúng ta đang chứng kiến một mức độ bạo lực hoàn toàn khác. Chúng không ngần ngại tra khảo ai đó để moi tin, hoặc chỉ đơn giản là giết nạn nhân nếu không tuân thủ hợp đồng... nó khiến người ta sởn gai ốc". Năm 2020, cảnh sát Hà Lan khám phá các container được cải tạo thành xà lim và phòng tra tấn, và năm 2022 thông qua việc bẻ khóa ứng dụng nhắn tin bảo mật Sky ECC do bọn giang hồ sử dụng đã phơi bày sự tàn nhẫn của bọn tội phạm, khi các nạn nhân bị vất vào máy xay thịt hoặc xử tử ngay trước máy quay. Mafia làm mọi thứ để quyết bảo vệ việc làm ăn của chúng. Chẳng ai được an toàn. Cảnh sát Bỉ đã đánh sập âm mưu bắt cóc Bộ trưởng Tư pháp nước này vào tháng 9 năm 2022; và Thái tử phi Hà Lan, Amalia, cùng Thủ tướng Mark Rutte đã bị nhắm mục tiêu vào cuối năm 2022.
Các vụ bắt giữ như muối bỏ bể
Song nhờ cơ chế giám sát an ninh, hợp tác tình báo tốt hơn và nhắm vào "những bố già máu mặt" mà đã dẫn tới nhiều vụ bắt giữ hàng loạt, với 109,9 tấn cocaine bị bắt giữ ở Antwerp trong năm 2022. Bà Corinne Cleostrate, Phó giám đốc Hải quan Pháp, thừa nhận: "Các phương pháp của chúng tôi giờ đây hiệu quả hơn, song cũng thực tình mà nói tội phạm đang gia tăng". Các chuyên gia hồ nghi rằng chỉ 1/10 lượng cocaine tuồn vào châu Âu bị thu giữ. Ông Ger Scheringa (người đứng đầu cơ quan điều tra hải quan ở Rotterdam) vui mừng nói rằng sự tự động hóa các nhà ga hàng hóa đang gây khó khăn cho các đối tượng buôn lậu ma túy, nhưng bọn này đã chuyển các lô hàng lớn sang những cảng biển nhỏ hơn, canh gác lỏng lẻo hơn như cảng Montoir-de-Bretagne (Tây Bắc nước Pháp), tại đây vào năm 2022, hơn 600 kg "coke" đã bị tịch thu.
Đồng thời các lực lượng cảnh sát châu Âu tuyên bố họ đã đạt được nhiều thành công khi đã triệt hạ "siêu tập đoàn" chịu trách nhiệm buôn lậu 1/3 cocaine vào lục địa Âu, với 49 đối tượng tình nghi bị sờ gáy ở Bỉ, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, và hơn hết là Dubai, một trong những nơi lui tới ưa thích của các trùm ma túy. Và đã có tâm lý không chủ quan, không tự mãn, đặc biệt nó tồn tại trong các quan chức hải quan Pháp ở Martinque chuyên giám sát các tàu ngược xuôi từ Nam Mỹ đến Pháp. Giám đốc hải quan của đảo Martinque, ông Jean-Charles Metivier, cay đắng thừa nhận: "Bọn tội phạm biết rõ phương pháp của chúng tôi... dù chúng tôi đã làm hết sức nhưng phải thừa nhận rằng không thể bắt xuể. Chúng tôi luôn chậm một bước". Ở Paris, kinh doanh và cạnh tranh diễn ra gấp gáp. Một tin nhắn trên WhatsApp mời chào: "Đại hạ giá! 50 euro /gram (cocaine)".
Colombia chặn tàu bán ngầm chở 3 tấn cocaine Hải quân Colombia ngày 12.5 thông báo đã ngăn chặn một tàu bán ngầm chở ma túy lớn nhất nước này ở Thái Bình Dương vào ngày 9.5, tịch thu khoảng 3 tấn cocaine trên tàu, theo AFP. Chiếc tàu bán ngầm, dài 30 m và rộng 3 m, bị ngăn chặn khi đang trên đường đến Trung Mỹ. Hải quân Colombia cho...