LHQ cảnh báo 14 triệu người Afghanistan đang chịu nạn đói
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi hỗ trợ Afghanistan trong bối cảnh người dân nước này đang trong cảnh hiểm nghèo vì thiếu viện trợ.
“Sau hàng chục năm chiến tranh và bất ổn, người dân Afghanistan đang đối mặt với những giờ phút nguy ngập nhất, đó là sự sụp đổ của cả một đất nước”, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói tại hội nghị kêu gọi viện trợ cho Afghanistan diễn ra ở Genena, Thụy Sĩ, hôm nay.
Ông Guterres cho biết tình trạng đói nghèo ở Afghanistan đang vượt khỏi tầm kiểm soát và nhiều người có thể hết lương thực vào cuối tháng này, trong khi quan chức Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết ít nhất 14 triệu người đang trải qua nạn đói vì hạn hán và đại dịch Covid-19.
Tổng thư ký Guterres trong cuộc họp ở Geneva hôm 13/9. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Hội nghị kêu gọi viện trợ cho Afghanistan có sự tham dự của các lãnh đạo Liên Hợp Quốc, người đứng đầu Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế Peter Maurer cùng hàng chục đại diện từ nhiều chính phủ, trong đó có Ngoại trưởng Đức Heiko Maas.
Liên Hợp Quốc hy vọng quyên góp được 606 triệu USD, trong đó 1/3 được dành cho Chương trình Lương thực Thế giới (WFP). Cơ quan này tiến hành khảo sát ở Afghanistan hồi tháng 8-9, phát hiện 93% trong số 1.600 người được hỏi không đủ thực phẩm, chủ yếu do thiếu tiền mặt.
Ngay trước khi Taliban kiểm soát Afghanistan, khoảng 18 triệu người, tương đương một nửa dân số, đã sống phụ thuộc vào nguồn viện trợ. Giới chức Liên Hợp Quốc và các nhóm viện trợ lo ngại con số này sẽ tăng lên do hạn hán, thiếu tiền mặt và lương thực dưới thời chính quyền mới.
Các quốc gia đột ngột ngừng viện trợ hàng tỷ USD cho Afghanistan sau sự sụp đổ của chính quyền cũ càng gây thêm khó khăn cho quốc gia này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đang tìm cách hỗ trợ các cơ sở y tế có nguy cơ đóng cửa sau khi nhiều nhà tài trợ rút khỏi Afghanistan.
Taliban nói luôn dành chỗ cho Merkel
Taliban muốn Thủ tướng Đức tới thăm Afghanistan, nhấn mạnh "luôn dành chỗ đặc biệt" cho bà.
Phát ngôn viên Taliban Zabiullah Mujahid hôm 6/9 trả lời phỏng vấn báo Đức Bild, cho hay lực lượng "thực sự chào đón" Thủ tướng Đức Angela Merkel tới Afghanistan.
"Chúng tôi muốn tạo một môi trường vững mạnh, đảm bảo an ninh toàn diện tại Afghanistan, nơi sẽ được mọi quốc gia trên thế giới chấp nhận và các lãnh đạo thế giới tin tưởng. Họ sẽ tới thăm đất nước chúng tôi và chắc chắn chúng tôi luôn dành chỗ đặc biệt cho bà Angela Merkel", Mujahid nói.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trong buổi họp báo tạo Berlin hôm 31/8. Ảnh: AFP
Quan chức Taliban nhấn mạnh quan hệ bền vững với Đức phục vụ lợi ích của Afghanistan.
"Trước hết, chúng tôi muốn tạo mối quan hệ tốt đẹp với Đức. Tiểu vương quốc Hồi giáo (chính phủ Taliban) sẽ là chính phủ mà người dân Afghanistan mong muốn. Chúng tôi muốn chính phủ Đức sẽ xây dựng quan hệ ngoại giao tốt đẹp nhất có thể với chính phủ mới", ông bày tỏ.
Berlin vẫn chưa công nhận chính phủ mới của Afghanistan nhưng bày tỏ sẵn sàng cung cấp viện trợ nhân đạo cho đất nước bị chiến tranh tàn phá. Đức đã đóng cửa đại sứ quán tại Kabul từ khi Taliban tiếp quản hôm 15/8 và chuyển đại sứ Markus Potzel tới Doha, thủ đô Qatar.
Tuy nhiên, chính quyền Merkel vẫn duy trì liên lạc ngoại giao với Taliban. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas gần đây cho hay Đức có thể mở lại sứ quán ở Kabul "nếu tình hình chính trị khả thi và tình hình an ninh cho phép".
Chính phủ của bà Merkel tập trung vào di tán nhiều công dân Afghanistan đủ điều kiện, nơi hàng nghìn người địa phương từng làm việc cho các cơ quan và tổ chức chính trị Đức đang hy vọng được rời khỏi đất nước.
Đức, Pakistan quan tâm việc Taliban thành lập chính phủ mới Đức sẽ đợi Taliban thành lập một chính phủ mới để xem liệu lực lượng này có thực hiện cam kết cho phép người dân rời khỏi Afghanistan trên các chuyến bay từ sân bay ở Kabul hay không. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas (phải) và Ngoại trưởng Pakistan Shah Mehmood Qureshi trong cuộc họp báo chung tại Berlin ngày 12/4/2020. Ảnh: AFP/...