LHQ cần chặn tay TQ châm ngòi chiến tranh
Giới chuyên gia và truyền thông quốc tế nhận định ASEAN phải quốc tế hóa vấn đề biển Đông. Liên Hiệp Quốc ( LHQ) cũng cần can thiệp để ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc châm ngòi chiến tranh.
Tàu hải quân BRP Rajah Humabon của Philippines rời vịnh Subic – căn cứ cũ của Mỹ gần biển Đông – ngày 27-7-2012. Sự căng thẳng ở biển Đông đang tăng, đe dọa ổn định khu vực – Ảnh: AFP
Hôm qua 29-7, báo Thái Lan The Nation đăng bài xã luận kêu gọi các nước thành viên ASEAN không có tranh chấp trên biển Đông cần chủ động hơn nữa để giải quyết vấn đề này. Theo The Nation, đến nay mới chỉ có Indonesia chứng tỏ sự quyết tâm giải quyết bất đồng về biển Đông của ASEAN, nhờ vào nỗ lực ngoại giao con thoi của Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa. Báo này cho rằng đã đến lúc cả Thái Lan và Singapore cũng cần đóng vai trò tương tự như Indonesia.
Theo The Nation, các nước ASEAN cần thảo luận vấn đề biển Đông với nhau và với Trung Quốc theo khuôn khổ ASEAN 1. Các diễn đàn khác như Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN cũng là các địa điểm lý tưởng.
LHQ cần can thiệp
Đại sứ đầu tiên của Trung Quốc tại ASEAN Bà Dương Tú Bình vừa trở thành đại sứ Trung Quốc đầu tiên nhận nhiệm vụ tại Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trụ sở ở Jakarta, Indonesia. Bà Dương Tú Bình cho biết sẽ thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc với ASEAN. Bà Dương Tú Bình từng làm đại sứ tại Sri Lanka.
Video đang HOT
Trên báo Jakarta Post, chuyên gia Roby Arya Brata, nhà phân tích luật và chính sách Ban thư ký nội các Indonesia, gợi ý LHQ cần cải cách quyền lực tài phán của Tòa án luật biển quốc tế (ITLOS) và thay đổi các điều khoản giải quyết tranh chấp trong Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS). Ông Roby cho rằng lịch sử đã chứng minh nếu các biện pháp hòa giải nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền không hiệu quả thì chiến tranh mở có thể xảy ra.
Đó cũng là thách thức với ASEAN khi vẫn chưa có được một cơ chế giải quyết mang tính ràng buộc pháp lý với Trung Quốc về biển Đông. Điều nguy hiểm là Trung Quốc vẫn tiếp tục đơn phương gây hấn bất chấp sự phản đối của dư luận khu vực và quốc tế. Chuyên gia Roby ước tính kể từ khi xâm chiếm bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974 đến nay, Trung Quốc đã châm ngòi bảy vụ đối đầu với các nước cùng chung biên giới trên biển. Do đó biển Đông rất cần một cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính bắt buộc, độc lập và tự động.
Theo báo Bangkok Post, từ ngày 11 đến 13-8, thành phố Yeosu ở Hàn Quốc sẽ tổ chức hội thảo quốc tế để thảo luận về UNCLOS theo quan điểm của châu Á. Đây là sự kiện trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế 2012 (World Expo 2012) ở Yeosu với chủ đề bảo vệ đại dương và hệ thống sinh thái biển. Bangkok Post nhắc đến việc năm 2011, UNCLOS lần đầu tiên giúp giải quyết tranh chấp trên biển, giữa Bangladesh và Myanmar về vịnh Bengal.
ITLOS, một trong những cơ chế mà các thành viên UNCLOS có thể sử dụng khi rơi vào tình trạng tranh chấp, đã đưa ra phán quyết được cả Myanmar và Bangladesh thừa nhận là “công bằng”. Mới đây Philippines đã công khai đề nghị giải quyết tranh chấp bãi cạn Scarborough với Trung Quốc ở tòa án quốc tế. Thiếu các bằng chứng thuyết phục để khẳng định chủ quyền trên biển Đông, Trung Quốc dù là thành viên UNCLOS nhưng đã từ chối giải pháp này.
Đến nay, Trung Quốc vẫn không đồng ý đưa các tranh chấp lãnh hải ra tòa án quốc tế, dù Philippines đã công khai đề nghị. Là thành viên UNCLOS, Trung Quốc chưa bao giờ tỏ ý sẽ chấp nhận giải pháp có trung gian quốc tế để phân xử ở biển Đông.
Trung Quốc, Đài Loan hợp tác?
Theo báo Nhật Asahi Shimbun, có tin Trung Quốc và Đài Loan sẽ cùng hợp tác để khai thác chung tài nguyên quanh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hiện Đài Loan đang kiểm soát hòn đảo này. Mới đây một lãnh đạo Công ty dầu khí Đài Loan CPC và cũng là một nghị sĩ trong Quốc dân đảng cầm quyền Đài Loan tuyên bố đáy biển quanh đảo Ba Bình có trữ lượng dầu và khí tự nhiên dồi dào.
Nghị sĩ này nhấn mạnh: “Sẽ rất có lợi nếu một dự án cùng khai thác giữa hai bờ eo biển được tiến hành”. Asahi dẫn nguồn tin giấu tên từ Đài Bắc cho biết chính quyền nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt đầu xem xét khả năng hợp tác với Trung Quốc đại lục. Trong một cuộc hội thảo hồi giữa tháng 7 trên đảo Hải Nam, nhiều học giả Trung Quốc và Đài Loan đã đề xuất các dự án khai thác chung giữa hai bên trên biển Đông.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục các động thái gây hấn. Tân Hoa xã đưa tin chính quyền Trung Quốc đã bổ nhiệm sĩ quan chỉ huy lực lượng quân đồn trú trên cái gọi là “thành phố Tam Sa” ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Mới đây, thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb chỉ trích việc thành lập “thành phố Tam Sa” và đưa quân đồn trú trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cho thấy Trung Quốc ngày càng hiếu chiến.
“Theo tôi, rõ ràng là Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế” – thượng nghị sĩ Webb nhấn mạnh. Ông Webb cũng chỉ trích việc Trung Quốc liên tục từ chối giải quyết tranh chấp biển Đông theo cơ chế đa phương.
Theo Tuổi Trẻ
Nga cam kết bác bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào Syria
Nga đề nghị Hội đồng Bảo an LHQ gia hạn sứ mệnh của phái bộ quan sát viên ở Syria thêm 3 tháng nữa.
Ngày 13/7, Nga tuyên bố rằng, nước này sẽ không để ý tới những yêu cầu của phương Tây và cũng không bỏ phiếu thông qua các lệnh trừng phạt nhằm vào Syria, để buộc nước này phải chấm dứt tình trạng bạo lực đang diễn ra tại đây.
Lực lượng đối lập Syria trong một cuộc huấn luyện. (Ảnh: AFP)
Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ, Anh, Pháp, Đức và Mỹ nói rằng, các lệnh trừng phạt phải được thực hiện khẩn cấp đối với chính quyền Damascus trong vòng 10 ngày, trừ khi quân đội Syria chấm dứt việc sử dụng vũ khí hạng nặng để chống lại lực lượng đối lập.
Các thành viên của Hội đồng Bảo an dự kiến sẽ bỏ phiếu vào chiều muộn thứ Năm (tức sáng 13/7 - theo giờ Việt Nam). Trong khi đó, Nga nói rằng, Hội đồng Bảo an nên thông qua một nghị quyết gia hạn sứ mệnh của phái bộ quan sát viên thuộc LHQ ở Syria thêm 3 tháng nữa.
Trong một diễn biến liên quan, Đại sứ Syria tại Iraq - Nawaf Fares đã quyết định chuyển hướng gia nhập lực lượng đối lập, chống lại Tổng thống Bashar al-Assad. Ông này cũng kêu gọi các binh sỹ quân đội Syria hành động theo ông.
Đây là trường hợp quan chức cao cấp nhất của chính quyền Syria chạy sang phe đối lập, kể từ khi nổ ra cuộc biểu tình chống lại Tổng thống Bashar al-Assad cách đây gần 1 năm.
Người Phát ngôn Nhà Trắng - Jay Carney nói rằng, những quan chức quân đội và chính phủ Syrya thân cận với Tổng thống Assad đang cân nhắc ủng hộ Tổng thống duy trì quyền lực hay rời bỏ ông để ủng hộ phe đối lập./.
Theo VOV
Afghanistan cáo buộc Pakistan đã tấn công tên lửa Theo Hãng Reuters, ngày 2/7, Afghanistan đã cáo buộc quân đội Pakistan tiến hành các vụ tấn công tên lửa trong nhiều tháng vào lãnh thổ nước mình và dọa sẽ tố giác Islamabad lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, động thái làm căng thẳng thêm quan hệ vốn đã không yên ả giữa hai quốc gia láng giềng này. Binh...