LHQ: Án tử hình tập thể ở Ai Cập vi phạm luật quốc tế
Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Navi Pillay ngày 29/4 lên án gay gắt việc Ai Cập áp đặt án tử hình tập thể đối vơí 683 cá nhân. Bà gọi vụ xử tập thể này là khủng khiếp, ghê tởm và vi phạm luật nhân quyền quốc tế mà Ai Cập là một thành viên.
Nỗi đau của người thân các bị cáo khi tòa ra phán quyết, bên ngoài phòng xử án của tòa ở Minya ngày 28/4. Ảnh: AFP/ TTXVN
Bà Navi Pillay tố cáo Ai Cập chà đạp lên các bảo đảm được xét xử công bằng quốc tế và làm ngơ trước những lời kêu gọi trên khắp thế giới đòi họ tôn trọng các nghĩa vụ về nhân quyền. Nữ phát ngôn viên của bà Pillay, bà Ravina Shamdasani, nói hầu hết trong số 683 bị cáo đều bị xử phiến diện mà không được tiếp xúc với luật sư. Người phát ngôn này cho hay bên bị đã không có cơ hội để thẩm vấn các nhân chứng.
Cùng ngày, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Catherine Ashton cho rằng việc tòa án Ai Cập tuyên án tử hình đối với số lượng lớn người của Anh em Hồi giáo vi phạm các chuẩn mực quốc tế và gây nên các quan ngại liên quan tới cam kết về nhân quyền của Cairo.
Cũng trong ngày 29/4, Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz cũng chỉ trích các án tử hình kể trên khi nhấn mạnh Áo phản đối án tử hình đối với những người ủng hộ Anh em Hồi giáo, những người bị cáo buộc tấn công các cảnh sát. Thông cáo nêu rõ Áo ủng hộ các nỗ lực của Ai Cập hướng tới dân chủ và công nhận quyền của người dân Ai Cập.
* Tổng công tố Ai Cập kháng cáo phán quyết tử hình hàng loạt Anh em Hồi giáo
Ngày 29/4, Tổng công tố Ai Cập Hisham Barakat đã lệnh đưa ra tòa phá án các phán quyết tử hình hàng loạt mới đây của Tòa Hình sự tỉnh miền Nam Minya đối với những người ủng hộ tổ chức Anh em Hồi giáo (MB).
Lệnh kháng cáo nói trên bao gồm cả phán quyết tử hình hôm 28/4 đối với 683 người ủng hộ MB, trong đó có thủ lĩnh tinh thần tối cao Mohamed Badie, cũng như quyết định giảm án từ tử hình xuống tù chung thân đối với 492 trong tổng số 529 đối tượng mà Tòa Hình sự Minya phán quyết vào tháng trước.
Cùng ngày, ngày 29/4, thủ lĩnh MB Mohamed Badie nhấn mạnh phán quyết tử hình chống lại ông và các thành viên của phong trào này là “chiếc đinh cuối cùng đóng vào cỗ quan tài” của chính quyền lâm thời Ai Cập, đồng thời cho rằng chế độ hiện nay “đang đứng bên bờ vực sụp đổ”.
Video đang HOT
Trong khi đó, Liên minh Quốc gia Ủng hộ tính hợp pháp (NASL) – lực lượng do MB dẫn đầu quy tụ 34 chính đảng và phong trào Hồi giáo ủng hộ ông Morsi – đã ra tuyên bố kêu gọi những người ủng hộ tham gia làn sóng biểu tình mới bắt đầu vào ngày 30/4 để phản đối các phán quyết tử hình hàng loạt nói trên.
Về phần mình, ông Hamza Zawbaa, lãnh đạo Đảng Tự do và Công lý (FJP) – nhánh chính trị của MB, cho biết tổ chức này sẽ nộp đơn kiện các phán quyết tử hình của Tòa án Hình sự Minya lên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
Ông Zawbaa cũng cho biết hiện đơn kiện khác của MB chống lại chính quyền Ai Cập và một số tướng lĩnh quân đội và cảnh sát liên quan đến chiến dịch giải tán 2 khu lán trại của những người ủng hộ cựu Tổng thống Mohamed Morsi tại Cairo và tỉnh Giza kế bên vào trung tuần tháng 8 vừa qua hiện cũng “đang tiến triển” tại ICC.
Theo VNE
Ukraine có kiện Nga ra tòa án quốc tế không?
Ukraine mạnh mẽ tuyên bố sẽ kiện Nga ra tòa án quốc tế vì Nga đã sáp nhập Crimea, liệu vụ kiện có khả thi và Ukraine có đòi được những thứ đã mất?
1. Ukraina có thể nhờ cậy những tòa án quốc tế nào?
Phát biểu tại Brussels hồi đầu tháng này, quyền Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsya tuyên bố: "Chúng tôi coi Crimea là phần không thể thiếu của Ukraine. Và chúng tôi đang có kế hoạch kiện Nga ra toà án quốc tế vì sáp nhập Crimea. Chúng tôi tin rằng với sự hỗ trợ quốc tế , chúng tôi có thể lấy lại Crimea". Trong phát biểu này, ông Andriy Deshchytsya không nhắc đến việc Ukraine định thưa kiện ở tòa án cụ thể nào.
Ukraine có thể lựa chọn kiện Nga ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).
Nhưng những sự lựa chọn hiển nhiên cho Ukraine chỉ có 2 tòa án quốc tế ở Hague (Hà Lan). Một là Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), cơ quan tư pháp của Liên Hợp Quốc. Hai là Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA), cơ quan lâu đời nhất của thế giới chuyên đứng ra phân xử và giải quyết tranh chấp liên quan đến các quốc gia.
2. Ukraine muốn Nga bồi thường như thế nào?
Kiev có rất nhiều cái cớ để thưa kiện. Quan trọng nhất là mất quyền chủ quyền lãnh thổ đối với Crimea. Sau đó là những thiệt hại vì mất các tài sản nhà nước tại bán đảo này.
Tài sản nhà nước bao gồm mọi thứ, từ cơ sở hạ tầng như các tòa nhà hành chính, cầu đường, trường trạm; các tài sản, trang thiết bị dân sự và quân sự (tàu, máy bay, vũ khí...) cho đến nguồn tài nguyên dồi dào như dầu và khí đốt tự nhiên ngoài khơi bán đảo Crimea. Kiev từng tính đẩy mạnh khai thác dầu và khí đốt tại đây để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga.
Ukraine kỳ vọng kiện Nga ra tòa để đòi lại lãnh thổ và tài sản đã mất hoặc chí ít cũng phải đòi Nga bồi thường "hàng tỷ" thiệt hại Moscow gây ra cho họ.
3. Ukaine có bao nhiêu % thắng kiện?
Để có khả năng thắng kiện, đòi được những thứ đã mất Ukraine sẽ phải trải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt và hứa hẹn vô vàn khó khăn. Phần trăm thắng kiện mà Ukraine có, tuy nhiên, phụ thuộc vào việc Nga có đồng ý tham gia vụ kiện này cũng như chấp nhận phán quyết của tòa án quốc tế hay không.
Tòa án dân sự quốc tế chuyên giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia có chủ quyền chỉ có quyền tài phán đối với trường hợp vi phạm một hiệp ước song phương hoặc đa phương cụ thể mà cả 2 nước đã ký kết.
Ngoài ra, không giống như tòa án hình sự quốc tế, cả 2 nước phải công nhận quyền của tòa án dân sự quốc tế để phán xử như một trọng tài trong tranh chấp về hiệp ước đó. (Tòa án hình sự quốc tế có quyền triệu tập các đối tượng ra xét xử nếu các đối tượng đó vi phạm pháp luật quốc tế. Các đối tượng buộc phải chấp hành nếu không sẽ bị cưỡng chế).
Giải thích về điều này, chuyên gia luật quốc tế tại Trường Luật Leiden ở Hà Lan Eric De Brabendere nhận định: "Nguyên tắc chính là các quốc gia luôn bình đẳng trước luật pháp quốc tế nên cả hai phải chấp thuận thủ tục giải quyết tranh chấp của một tòa án trọng tài hoặc tòa án quốc tế. Bạn thực sự cần sự chấp thuận của cả 2 nước (Nga, Ukraine). Ukraine đương nhiên muốn giải quyết tranh chấp thông quan tòa án quốc tế. Nhưng theo quan điểm của tôi, Nga sẽ không chấp nhận".
Trong trường hợp Ukraine có thể chứng minh Nga đã phá vỡ một điều ước quốc tế mà Moscow đã ký kết trước thời điểm tòa án quốc tế phân xử tranh chấp, tòa có thể vẫn xét xử và ra phán quyết bất chấp sự vắng mặt của Nga. Dù tòa không có quyền hạn thực thi phán quyết hoặc trừng phạt Nga vì phớt lờ vụ kiện nhưng Kiev sẽ có một chiến thắng mang tính biểu tượng quan trọng.
Song trên thực tế, nhiều nhà phân tích nhận định, Nga sáp nhập Crimea là một quá trình rất phức tạp dẫn đến việc rất khó để chứng minh nước này vi phạm bất cứ hiệp ước nào từng ký với Ukraine. Quá trình sáp nhập bao gồm 2 bước.
- Bước thứ nhất là chính phủ ly khai ủng hộ Nga ở Crimea tuyên bố độc lập và không công nhận tính hợp pháp của nhà nước Ukraine.
- Bước thứ 2 chính là chấp nhận sáp nhập một nhà nước độc lập sau khi nhà nước đó tổ chức trưng cầu dân ý tự nguyện xin gia nhập Liên bang Nga.Theo nhiều chuyên gia, thứ mà Ukraine có nhiều khả năng lấy lại được nhất chỉ là các tàu hải quân. Giám đốc Viện Luật Biển Hà Lan thuộc Đại học Utrech kiêm Giáo sư tại Trung tâm Jebsen về Luật Biển tại Đại học Tromso ở Na Uy, Alex Oude Elferink nhấn mạnh, việc Nga chiếm và tiếp quản các tàu Hải quân Ukraine là vi phạm luật quốc tế.
"Các tàu chiến và tàu chính phủ được sử dụng cho các mục đích phi thương mại được hưởng quyền miễn trừ trong lãnh hải của quốc gia khác. Quy định này cũng áp dụng cho các tàu chiến neo đậu trong cảng của một quốc gia khác. Do đó, tôi cho rằng, không có bất cứ cơ sở nào để Nga tiếp quản các tàu hải quân của Ukraine tại Crimea", ông Alex Oude Elferink cho biết.
4. Kiện Nga để tiếp tục cô lập nước này?
Trong suốt cuộc xung đột với Nga, Ukraine luôn kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và các quốc gia phương Tây để cô lập Nga thông qua biện pháp trừng phạt. Mục đích là để gây áp lực với Moscow, ngăn chặn nước này can thiệp vào Ukraine và để đàm phán chấm dứt cuộc khủng hoảng.
Việc kiện Nga ra tòa án quốc tế cũng là một phần của chiến lược đó. Ngay cả khi việc kiện Nga vô cùng khó khăn và Moscow tất yếu sẽ phản đối vụ kiện, quá trình công khai thưa kiện của Ukraine có thể phần nào hạ thấp hình ảnh của Nga và từ đó, có khả năng buộc Moscow phải điều chỉnh hành vi.
Chuyên gia Viện T.M.C Asser, Olivier Ribbelink, cố vấn pháp lý ở Hague giải thích: Các quốc gia phải quan hệ với các quốc gia khác. Do đó, họ luôn phải xây dựng hình ảnh trong mắt các quốc gia khác. Họ muốn duy trì hình ảnh là một đối tác ngoại giao và kinh doanh đáng tin cậy và được xem là đáng tin cậy bởi lợi ích lâu dài của họ phụ thuộc vào điều này. Không nước này muốn bị lôi ra tòa án quốc tế với cáo buộc vi phạm các thỏa thuận bởi danh tiếng của họ sẽ bị ảnh hưởng.
Theo Dân Việt)
Crưm và một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khác Nhìn từ khủng hoảng Ukraina, một vấn đề rất quan trọng không thể bỏ qua chính là tình trạng coi thường luật quốc tế ngày càng phổ biến những năm gần đây. Năm 1994, Ukraina đã đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân mà họ thừa hưởng từ Liên Xô. Đổi lại, Kiev nhận được cam kết chính thức của Mỹ, Anh...