LHP Venice ngày càng biến tướng?
Khoảng 6.000 người tham gia Liên hoan phim Venice lần thứ 77. Một thập kỷ qua, sức hút của sự kiện này giảm sâu sau nhiều bê bối.
Liên hoan phim Venice lần đầu tổ chức năm 1932, là liên hoan phim (LHP) lâu đời nhất châu Âu. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động tôn vinh nghệ thuật của chính quyền địa phương, gồm nhiều lĩnh vực như kiến trúc, âm nhạc, sân khấu.
Năm nay, bất chấp dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt, Lido di Venezia, Italy vẫn là nơi đón tiếp các lượt khách dự liên hoan phim, nhưng với quy mô nhỏ.
Thực tế, nếu không xảy ra dịch bệnh, mối quan tâm công chúng dành cho sự kiện cũng ít. Một thập kỷ trở lại đây, sức hút LHP đã giảm sâu sau nhiều bê bối.
Sao kém danh và chiêu câu khách quen thuộc
Tương tự LHP Cannes, Venice cũng hô hào khẩu hiệu #MeToo và #TimeUp nhưng các vị khách lại hành động như thể chào mời những kẻ “yêu râu xanh”.
Thảm đỏ 4 năm qua chứng kiến ngày càng dày đặc người đẹp vô danh mặc hở hang và thay phiên nhau phô diễn chiêu trò.
Năm 2016, hai người mẫu Giulia Salemi và Dayane Mello diện váy xẻ đến rốn và cố tình để lộ bộ phận nhạy cảm trước trăm máy ảnh ở buổi chiếu The Young Pope. Tờ Daily Mail cho biết Salemivà Mello hoạt động đã lâu nhưng không nổi tiếng.
Cũng vào mùa giải đó, Lương Kính Khả, một diễn viên kém tài đến từ Trung Quốc, chiếm trọn “spotlight” 3 ngày đầu tiên.
Trang iFeng nhận định sự cố vấp ngã do mang giày quá cao của Kính Khả nằm trong kế hoạch từ trước. Thành viên mạng chỉ ra rằng, cô diễn lố với cách biểu cảm há hốc mồm, liên tục khua tay về trước một cách giả tạo.
Sao mặc phản cảm, làm lố trên thảm đỏ LHP Venice 2016. Ảnh: Pinterest, KKNews.
Chẳng ngẫu nhiên Hofit Golan được mời tham gia mùa 2017. Cô không phải diễn viên, song vì quan hệ thân thiết với giới sao nên cứ đến hẹn lại lên, Golan năm nào cũng nhẵn mặt trên thảm đỏ.
Đến buổi giới thiệu The Leisure Seeker, người đẹp diện váy hở hang và liên tục tạo dáng khó hiểu với chiếc nạng. Ở góc chụp nghiêng, phía sau, khoảng hở của Golan được phô bày rất nhức mắt.
Cách đây một năm, Bella Thorne khoe dáng qua trang phục cắt xẻ táo bạo. Giống người đẹp Hikari Mori, nữ diễn viên 22 tuổi cũng không mặc nội y, để lộ vòng một phản cảm.
Brad Pitt – nam chính Ad Astra, cũng phải nhường sự chú ý cho sao truyền hình thực tế tai tiếng Farrah Abraham. Cánh paparazzi không bỏ lỡ khoảng khắc Farrah lộ hàng trong chiếc váy cut-out quá cao.
Gây sốc nhất vẫn là Aldy Przylipiak. Người đẹp khoác lên mình bộ cánh xuyên thấu để lộ toàn bộ vòng một. Hình ảnh xấu xí này nhanh chóng trở thành chủ đề chỉ trích trên mạng xã hội. Nhiều người nhận xét Przylipiak muốn câu khách vì con đường sự nghiệp vô cùng mờ nhạt.
Việc hai sao nữ Mila Suarez và Elisa De Panicis hôn đắm đuối tại buổi công chiếu Le Sorelle Macaluso hôm 9/9 cũng phần nào làm sự kiện tầm cỡ mất dần giá trị.
Đâu chỉ nhốn nháo sao vô danh, liên hoan phim còn trở thành nơi “lộng hành” của những người biểu tình. Năm ngoái, gần 300 người tràn lên thảm đỏ kêu gọi chống biến đổi khí hậu và cấm các tàu du lịch đi vào thành phố.
Những khẩu hiệu “Ngôi nhà của chúng ta đang cháy”, “Phản đối các tàu du lịch” được giơ cao khắp thảm đỏ đã gây ra sự hỗn loạn không đáng có.
Video đang HOT
Ồn ào liên quan đến tình dục, giới tính
Khó có thể tránh khỏi những bê bối tình dục, bất bình đẳng giới khi mà sự kiện này đã tổ chức rất lâu, và ngày càng biến tướng.
Năm 2019, người hâm mộ chưa kịp ăn mừng Joker thắng Sư tử vàng – giải cao nhất tại LHP Venice, thì đã nổi cơn thịnh nộ khi giải Ban giám khảo (Grand Jury Prize) – danh hiệu được coi là á quân – trao cho An Officer and a Spy của nhà làm phim quấy rối tình dục Roman Polanski.
Trước và sau sự kiện, Polanski đều hứng “gạch đá”. Lucrecia Martel – chủ trì ban giám khảo – không đồng tình quan điểm “tách bạch con người Roman với nghệ thuật”. Dẫu vậy, bà cho rằng trường hợp của ông đáng xem xét bởi trong các vụ án, nhiều nạn nhân đã tha thứ cho Polanski.
Lucrecia Martel không dự buổi chiếu phim An Officer and a Spy nhưng bà cho rằng tác phẩm xứng đáng góp mặt ở Venice.
Trước tuyên bố ấy, giới sản xuất và truyền thông phản đối, gây sức ép nữ đạo diễn. Những người yêu phim cũng không ngoại lệ.
Roman Polanski bị chỉ trích dữ dội khi có phim được vinh danh tại sự kiện. Ảnh: The New York Times.
Tài khoản Twitter có nick name Finn Halligan viết ngày 25/7/2019: “Tôi nghĩ Roman có mặt là bất công cho tất cả. Chúng ta đang ở thời buổi mà chuyện quấy rối tình dục càng phải bị trừng trị gắt gao, và Roman như thể đang xát thêm muối vào nỗi đau đó”.
LHP còn vấp phản ứng tiêu cực vì chiếu phim mới trong sự kiện bên lề do Nate Parker đạo diễn, người đã bị kéo vào phiên tòa xét xử hiếp dâm khi còn học đại học.
Câu chuyện bình đẳng giới xuất hiện nhiều ở Cannes, Berlin, song hiếm khi được đem ra bàn luận ở Venice.
Chỉ có 2/21 dự án của đạo diễn nữ, gồm The Perfect Candidate (Haifaa Al-Mansour) và Babyteeth (Shannon Murphy) xuất hiện để tranh giải năm ngoái. Quy ra tỷ lệ là 9,5% và 90,5% – con số quá chênh lệch.
Đáng nói hơn nữa, chỉ có một phim của đạo diễn nữ tranh Sư tử vàng là The Nightingale (Jennifer Kent) vào năm 2018.
Tương lai liên hoan phim lâu đời nhất châu Âu sẽ về đâu?
“Không đáng tự hào khi sự kiện vẫn tồn tại giữa dịch. Thật ra, chúng tôi muốn tất cả liên hoan phim khác đều diễn ra. Dù vậy, ban tổ chức hài lòng về sự chuẩn bị để đảm bảo mùa liên hoan phim an toàn”.
Ông Roberto Cicutto, thành viên ban tổ chức Liên hoan phim Venice 2020 đã phát biểu trong bối cảnh thảm đỏ không còn cảnh phóng viên chen lấn, ít sao hạng A chờ đợi để được chụp ảnh và xin chữ ký.
Mùa LHP năm nay vắng, buồn tẻ đến bất ngờ. Mỗi ngày có khoảng 2-3 phim được giới thiệu nhưng không khí từ khu vực ngoài trời đến khán phòng đều tẻ nhạt. Người xem ngồi cách nhau một ghế, ai cũng mang khẩu trang.
Theo thông tin, khoảng 6.000 người tham gia sự kiện năm nay, tức chỉ bằng 50% lượng người đến liên hoan phim mọi năm.
Cate Blanchett là Chủ tịch ban giám khảo năm nay. Ảnh: Us Weekly.
Ngoại trừ Chủ tịch ban giám khảo là Cate Blanchett đều đặn check-in từ hôm 2/9, thảm đỏ chứng kiến cảnh tượng đìu hiu chưa từng có khi hàng loạt sao lớn đều mất hút.
Thông thường, Daily Mail đưa tin rầm rộ nhất về sự kiện, có thể lên đến 10 tin bài/ngày. Nhưng số lượng năm nay chỉ khoảng 2-3 tin trong ngày.
“LHP Venice chưa bao giờ thất bại trong việc thu hút ngôi sao tiếng tăm, nhưng năm nay ngoại lệ”, tạp chí Vogue bình luận.
Nhưng trong cái rủi có cái may, điểm sáng năm nay là vực dậy tinh thần tích cực của các nhà làm phim, đồng thời thúc đẩy nền công nghiệp điện ảnh vươn lên giữa đại dịch.
Tại lễ khai mạc hôm 2/9, Alberto Barbera – Giám đốc LHP Venice – tự hào nói: “Cảm giác khi xem phim trên màn ảnh rộng cùng những khán giả khác là điều hết sức bình thường của ngành công nghiệp phim. Vì thế, chúng ta phải ủng hộ các rạp phim, dù rằng giờ đây nhiều rạp vẫn đóng cửa, thậm chí một số sẽ không bao giờ mở trở lại”.
Thierry Frémaux – Giám đốc LHP Cannes, và nhiều ông lớn trong giới nghệ thuật thứ bảy đã ủng hộ quan điểm này.
Ở góc độ nào đó, LHP Venice may mắn hơn Cannes ở chỗ vẫn được cấp phép tổ chức. Cannes không diễn ra và cũng không gây bàn tán sau nhiều bê bối đáng sợ hơn cả Venice.
Khó nói trước tương lai Liên hoan phim Venice như thế nào, nhưng căn cứ vào thực tế, có thể nhận định chưa bao giờ sự kiện tầm cỡ này lại trở nên buồn tẻ đến vậy.
Những vai diễn Củng Lợi tâm đắc nhất
Củng Lợi tâm sự hai trong số 3 vai diễn cô tâm đắc là nhân vật thuộc tác phẩm của Trương Nghệ Mưu.
Củng Lợi là con út trong gia đình gồm 5 anh chị em. Cha cô là một giáo sư kinh tế. Dù yêu ca hát từ thời niên thiếu, Củng Lợi ghi danh học ngành diễn xuất tại Học viện Hí kịch Trung ương Trung Quốc.
Tại đây, cô đã lọt vào mắt xanh của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Vị đạo diễn tài danh chọn cô vào vai chính trong Cao lương đỏ (1987). Khi tham gia bộ phim, Củng Lợi vẫn chưa tốt nghiệp.
Nhan sắc tuổi đôi mươi của Củng Lợi trong Cao lương đỏ. Ảnh: Xi'an Film Studio.
Cao lương đỏ là bước khởi đầu thuận lợi giúp Củng Lợi xây dựng một sự nghiệp điện ảnh đồ sộ. Tên tuổi cô có tầm ảnh hưởng vượt ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc, trở thành gương mặt được yêu thích tại Hollywood.
Ba vai diễn tâm đắc nhất sự nghiệp
Củng Lợi cho biết trong suốt sự nghiệp, cô tâm đắc ba nhân vật. Hai trong số đó là tác phẩm của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, nhà làm phim đã có công phát hiện và đưa Củng Lợi lên hàng ngôi sao.
Vai diễn đầu tiên là khi Củng Lợi hóa thân thành người phụ nữ nông thôn lam lũ trong bộ phim Thu Cúc đi kiện (1992) của Trương Nghệ Mưu. Thu Cúc đi kiện đã mang về cho cô Cúp Volpi hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim Venice.
Bộ phim thứ hai được minh tinh Trung Quốc lựa chọn là Trở về (2014), tác phẩm thứ 8, đồng thời đánh dấu lần hợp tác mới nhất, giữa Củng Lợi và Trương Nghệ Mưu. Trở về lấy bối cảnh Trung Quốc thời kỳ Cách mạng văn hóa, với sự tham gia của Củng Lợi và Trần Đạo Minh trong hai vai chính.
Củng Lợi và Trần Đạo Minh trong phim Trở về. Ảnh: Sina.
Giải thích cho lựa chọn này, Củng Lợi nói: "Bộ phim đầu tiên đánh dấu bước đột phá trong sự nghiệp của tôi. Còn Trở về lại là một bi kịch, một câu chuyện hoàn toàn khác".
Trong Trở về, Củng Lợi vào vai một người phụ nữ bị bệnh mất trí nhớ sau khi chồng cô trở về từ trại cải tạo. Vai diễn được đánh giá là lựa chọn mới mẻ của Củng Lợi nếu đưa ra so sánh với những vai diễn thời kỳ đầu sự nghiệp như Đèn lồng đỏ treo cao (1991) hay Cúc Đậu (1990).
Vai diễn quan trọng thứ ba được Củng Lợi lựa chọn là Yu Jin trong phim chính kịch lịch sử Saturday Fiction (2019) của đạo diễn Lâu Diệp. Bộ phim vừa được công chiếu tại Venice vào năm ngoái.
"Tôi tin Saturday Fiction là một bộ phim hiếm gặp giữa nền điện ảnh ngày nay", Củng Lợi nhận xét. Nội dung phim lấy bối cảnh Thượng Hải năm 1941, giữa thời kỳ bị Nhật chiếm đóng. Minh tinh vào vai một nữ diễn viên đã nhuần nhuyễn những ngón nghề gián điệp.
Saturday Fiction là bộ phim đánh dấu sự quay trở lại của Củng Lợi sau The Monkey King 2 (2016). Nữ diễn viên cho biết: "Tôi không phải một diễn viên chú trọng năng suất. Tôi không nghĩ việc 'phủ sóng màn ảnh rộng' có ý nghĩa gì đó với mình. Tôi luôn tìm kiếm những nhân vật mình thực sự muốn thủ vai. Nếu nhân vật ấy chưa xuất hiện, tôi có thể chờ".
Nữ phù thủy Xian Lang
Năm 2020, khán giả sẽ gặp lại Củng Lợi trong Mulan, bộ phim người đóng chuyển thể từ phim hoạt hình cùng tên ra mắt năm 1998. Sau gần nửa năm với nhiều lần thay đổi kế hoạch, Mulan sẽ được phát hành trên Disney từ 4/9 tại Mỹ cũng như rạp chiếu phim tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ nơi nền tảng xem phim trực tuyến chưa cung cấp dịch vụ.
Vai Xian Lang của Củng Lợi là phản diện mà Mộc Lan của Lưu Diệc Phi phải đương đầu. Ảnh: Disney.
Phát biểu cảm nghĩ về lần hợp tác với nữ đạo diễn người New Zealand Niki Caro trên phim trường, Củng Lợi cho biết: "Đó là một trải nghiệm thú vị khiến tôi rất hài lòng. Mulan thực sự là một huyền thoại trong lịch sử Trung Quốc, chưa kể tôi cũng rất hâm mộ bản phim hoạt hình".
Trong bộ phim về cô gái hiếu thảo liều mình giả trai thay cha tòng quân, Củng Lợi vào vai Xian Lang, một phù thủy có khả năng thay hình đổi dạng. Sự xuất hiện của Củng Lợi bên cạnh những ngôi sao lớn như Lưu Diệc Phi, Chân Tử Đan, Lý Liên Kiệt... đã biến Mulan thành bộ phim Disney có dàn diễn viên gốc Á hùng hậu nhất.
"Trong chớp mắt, ả phù thủy có thể biến thân thành 1.000 con chim", Củng Lợi giải thích về năng lực của nhân vật. Minh tinh cũng so sánh Xian Lang với Bạch Cốt Tinh, yêu quái có khả năng biến hình mình từng thủ vai trong The Monkey King 2.
"Nhân vật là một kẻ xấu, với sức mạnh siêu phàm", Củng Lợi nhận xét chung về nhân vật trước khi tiết lộ: "Nhưng đến phút cuối... cô ta cũng không tệ". Nữ diễn viên cho rằng việc xuất hiện trong Mulan ý nghĩa hơn đóng một bộ phim bom tấn siêu anh hùng của Hollywood, nơi các nhân vật chẳng bao giờ chết.
Mulan cũng đánh dấu lần đầu tiên Củng Lợi trở lại Hollywood sau thành công của chùm phim Memoirs of a Geisha (2005), Miami Vice (2006) và Hannibal Rising (2007) vào nửa cuối thập niên 2000.
Gắn bó với thị trường Trung Quốc
Nói về lý do cô vắng bóng tại kinh đô điện ảnh thế giới, Củng Lợi cho biết: "Sau đó, tôi chỉ nhận được kịch bản phim với những nhân vật châu Á được xây dựng hời hợt. Dường như họ chỉ ở đó cho có chứ không đóng góp gì vào phim. Với tôi, những vai diễn đó là một sự phí phạm thời gian".
Tạo hình của Củng Lợi trong phim Leap. Ảnh: Sina.
Sự bất bình của minh tinh còn vượt ra khỏi khuôn khổ những vai diễn cô đã từ chối. "Bộ phim Kim Lăng thập tam thoa của Trương Nghệ Mưu có sự góp mặt của Christian Bale.
Anh ấy là một diễn viên có tài, nhưng bộ phim không thành công tại Trung Quốc. Có lẽ không dễ dàng gì để tìm được một kịch bản đủ tốt để dung hòa giữa châu Á và Hollywood", Củng Lợi nhận xét.
Do đó, nữ diễn viên đã quay trở lại với thị trường điện ảnh quê nhà. Tác phẩm điện ảnh mới của Củng Lợi, Leap, là phim tiểu sử thể thao do nhà làm phim Hong Kong Trần Khả Tân thực hiện. Ban đầu, tác phẩm dự kiến ra mắt vào tháng 1/2020 tại Trung Quốc, tuy nhiên đã bị dời đến cuối tháng 9 vì dịch bệnh.
Trong phim, Củng Lợi vào vai Lang Ping, một nhân vật có thật. Bà là huấn luyện viên bóng chuyền Trung Quốc được mệnh danh "Búa Sắt". Lang Ping từng giúp đội tuyển bóng chuyền nữ của Mỹ gặt hái thành công.
"Tôi yêu những gì mình đã làm kể từ ngày đầu tiên của sự nghiệp. Tôi chú trọng vào kịch bản, quan tâm đến nhân vật và mỗi vai diễn lại là một thử thách. Tôi không muốn lặp lại, mà luôn muốn thể hiện những vai mới trên màn ảnh", Củng Lợi kết luận.
LHP Venice vắng bóng bom tấn Liên hoan phim Venice lần thứ 77 được tổ chức vào tháng 9 tại Italy và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch. The Age đưa tin Liên hoan phim Venice (LHP Venice) đã công bố danh sách các tác phẩm sẽ góp mặt trong sự kiện lần thứ 77 diễn ra từ 2/9 tới 12/9. Được tổ chức trong bối...