LG tung loạt sản phẩm phục vụ chuyển đổi số doanh nghiệp
Những giải pháp hiển thị của hãng điện tử Hàn Quốc nhấn mạnh yếu tố giúp doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao trải nghiệm cho nhân viên và khách hàng.
LG vừa giới thiệu tại Việt Nam nhiều giải pháp hiển thị chuyên dụng dành cho doanh nghiệp nhằm giúp các tổ chức bắt kịp với xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ Các thiết bị này phục vụ việc hội họp trực tuyến, trình chiếu ở không gian công cộng, hiển thị nội dung quảng cáo…
Màn hình ghép không viền
Dòng màn hình ghép không viền Zero Bezel Videowall LSAC có viền mỏng dưới 0,44mm, kích thước 54 inch mỗi tấm, khung viền mỏng chưa đến 0,44mm. Sản phẩm cho phép ghép nối nhiều tấm để tạo nên những màn hình khổng lồ hàng trăm mét vuông, có thể đặt tại đại sảnh hoặc phòng hội nghị lớn.
Các tấm màn được ghép nối với nhau bằng khớp nối (dock) – tương tự trò chơi xếp hình Lego – không cần dây nối hay thay đổi không gian lắp đặt.
Khi không có tín hiệu, màn hình tự động tắt và hệ thống sẽ chuyển sang chế độ chờ (standby) để tiết kiệm điện năng. Khi cần màn hình hoạt động trở lại, chỉ cần dùng nút bấm trên điều khiển từ xa.
Dòng thiết bị phục vụ họp trực tuyến
One:Quick Series bao gồm màn hình hiển thị và thiết bị kết nối chuyên biệt phục vụ họp trực tuyến, với hai giải pháp dành cho doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ/gia đình.
Màn hình One:Quick Works hướng đến doanh nghiệp lớn, là giải pháp hội họp tất cả trong một, với kích thước 55 inch, độ phân giải 4K UHD và độ sáng lên đến 450 nit. Micro có công nghệ định hướng với khoảng cách đến 6 mét cùng tính năng loại bỏ tạp âm.
Trong khi đó, màn hình One:Quick Flex hướng đến doanh nghiệp nhỏ và cá nhân. Sản phẩm sở hữu màn hình cảm ứng 43 inch, độ phân giải 4K UHD và độ sáng 350 nit. Camera có độ phân giải Full HD, góc rộng 88 độ và có thể điều chỉnh góc nghiêng.
Video đang HOT
Bộ giải pháp phục vụ họp trực tuyến.
Bộ truyền hình ảnh không dây One:Quick Share có thiết kế dạng một bộ cắm (Dongle Wi-Fi) với cổng USB, kết nối và tương thích với hầu hết máy tính, máy tính bảng cùng nhiều thiết bị thông minh.
Màn hình LED tất cả trong một
Màn hình LED All-in-one 136 inch có kích thước lên đến 136 inch, hỗ trợ HDR10 Pro. Hệ thống âm thanh tràn màn hình được cung cấp bởi 36 điểm loa, trải đều trên toàn màn hình với tổng công suất 162W giúp người theo dõi có thể nghe âm thành rõ dù ngồi ở xa.
Màn hình hỗ trợ Bộ truyền hình ảnh không dây One:Quick Share, cho phép các thiết bị thông minh như máy tính bảng, laptop có thể kết nối và chia sẻ dữ liệu.
Màn hình 136 inch của LG
Màn hình OLED trong suốt
Màn hình OLED trong suốt là giải pháp cho phép doanh nghiệp hiển thị nội dung quảng cáo, trong khi khách hàng vẫn có thể nhìn xuyên qua màn hình để xem sản phẩm thật được trưng bày phía sau.
Thiết bị không có đèn nền hay lớp tinh thể lỏng nên có thể đạt độ trong suốt cao hơn 38% so với màn hình trong suốt LCD. Với công nghệ điểm ảnh tự phát sáng, màn hình cho tỷ lệ tương phản cao, hình ảnh hiển thị rõ nét mà không làm khuất đi các đối tượng phía sau màn hình.
Khách tham quan đang xem mẫu màn hình trong suốt của LG.
Màn hình được thiết kế dưới dạng màn hình bán lắp ráp. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể lắp đặt sản phẩm theo nhiều cách khác nhau, phù hợp với cấu trúc và không gian hiện có. Sản phẩm cũng được bổ sung lớp kính cường lực ở mặt trước giúp tránh những tác động bên ngoài.
Người dân Anh hưởng lợi khi chính phủ 'lên mây'
Vương quốc Anh đã sớm nhìn nhận công nghệ điện toán đám mây là yếu tố nền tảng để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Kể từ năm 2013, chính phủ Anh đã đưa ra chính sách ưu tiên đám mây "Cloud first" nhằm thúc đẩy áp dụng rộng rãi điện toán đám mây (cloud computing) trong khu vực công nhằm nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Hơn 8 năm sau, chính sách ban đầu vốn chỉ là sáng kiến tiết kiệm chi phí đã trở thành đáp án cho bài toán duy trì hoạt động chính phủ, khi các văn phòng phải đóng cửa vì đại dịch Covid-19.
Ngày nay, vai trò của đám mây liên tục được thử nghiệm và kiểm tra, những lợi ích mang lại là không phải bàn cãi, ngay cả đối với những người từng nghi ngờ về độ an toàn và ổn định của công nghệ này. Mặc dù các lệnh giãn cách xã hội đã được dỡ bỏ, đại dịch đã mang tới tư duy mới về kết hợp các mô hình giữa làm việc từ xa và làm việc tại chỗ.
(Ảnh: Microsoft)
Theo khảo sát của công đoàn FDA (công đoàn dành cho công nhân viên chức tại Anh) năm 2021, có tới 97% số người được phỏng vấn bày tỏ mong muốn được tiếp tục làm việc từ xa sau khi đại dịch kết thúc, đó được coi là một thay đổi lớn đối với thực tế làm việc. Nghiên cứu của GGF và Dell Technologies cũng cho ra kết quả tương tự, khi 82% công chức tại Vương quốc Anh nói rằng họ muốn làm việc từ xa trong thời gian tới.
Đưa bộ máy công quyền tiếp cận công nghệ mới
Với tham vọng số hoá các dịch vụ công của Chính phủ bằng các công nghệ kỹ thuật số tương lai, Bộ Nội vụ Vương quốc Anh đã sử dụng điện toán đám mây để hỗ trợ các mục tiêu chuyển đổi số của mình.
Đôi khi lợi ích lớn nhất của việc "lên mây" là tạo ra nền tảng để cơ quan công quyền có thể làm các việc kế tiếp. Đối với Bộ Nội vụ Anh, đó là việc mở ra cánh cửa để tự động hoá nâng cao hiệu quả dịch vụ văn phòng.
Cơ quan này, với hơn 35.000 nhân viên, đã chuyển đổi thành công các công tác chủ chốt về nhân sự, lương thưởng, tài chính, hỗ trợ khách hàng và phân tích nhân sự lên dịch vụ đám mây của Oracle. Đây cũng là cơ quan đi đầu trong chính phủ về ứng dụng công nghệ số hoá các công tác nghiệp vụ và chức năng hỗ trợ.
"Bộ Nội vụ là một trong những cơ quan chính phủ lớn nhất và phức tạp nhất tại Vương quốc Anh. Việc chuyển đổi số thành công, đưa mọi công tác chuyên môn lên đám mây sẽ là bài học kinh nghiệm tập thể cho các cơ quan khác áp dụng. Đây là một bước đi thiết yếu, truyền tải công nghệ tập trung vào người dùng", Jill Hatcher, Giám đốc nhân sự của cơ quan khẳng định.
Ứng dụng điện toán đám mây trong công tác quản lý nhập cư tại Anh, cũng đem lại kết quả khả quan khi trong một tháng, cơ quan chức năng có thể xử lý hơn 5.000 trường hợp sinh trắc học ưu tiên; 3.000 giấy tờ sinh trắc học du lịch; 44.000 giấy phép cư trú sinh trắc học và hơn 8.000 trường hợp lưu trú ban đầu.
Trong khi đó, Steve Miranda, Phó chủ tịch điều hành phát triển ứng dụng tại Oracle, tin rằng, tình hình thế giới gần đây cùng với những dự báo kinh tế đầy thách thức sẽ ngày càng tạo ra áp lực đối với các cơ quan công quyền. Việc chuẩn hoá và hiện đại hoá cách thức hoạt động của các cơ quan chính phủ sẽ giúp mang lại nhiều giá trị đối với người dân hơn.
Đám mây khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn
Với việc các máy tính để bàn được lưu trữ tại các máy chủ từ xa, bộ phận công nghệ thông tin (CNTT) của cơ quan công quyền có thể kiểm soát tập trung hơn trong việc trao quyền truy cập máy tính, ứng dụng cũng như các dữ liệu nhạy cảm khác.
Không chỉ vậy, các nền tảng điện toán đám mây đều hỗ trợ dịch vụ sao lưu và khôi phục dữ liệu trong trường hợp sự cố xảy ra. Điều này có nghĩa rằng các dịch vụ công của chính phủ sẽ nhanh chóng được phục hồi thay vì mất nhiều thời gian bị gián đoạn như trước.
Waltham Forest, trung tâm dữ liệu với phần cứng xuống cấp, đã nhận thấy cơ hội hiện đại hoá với cơ sở hạ tầng đám mây. Trước đây, hệ thống tại trung tâm cần phải cập nhật mỗi đêm, nhưng phần cứng cũ kỹ khiến tốc độ này diễn ra rất chậm, kết quả là hệ thống thường xuyên không kịp hoàn thành cập nhật vào buổi sáng dẫn tới những vấn đề trục trặc trong cả ngày hôm đó.
David Frewin, quản lý dịch vụ mạng lưới cơ sở hạ tầng tại trung tâm dữ liệu này, cho biết, công nghệ điện toán đám mây đã giúp cải thiện khả năng phối hợp và năng suất của nhân viên từng ngày. "Một trong những điều tuyệt vời nhất là cảm hứng trong cả nhóm. Các dự án này đã giúp cả đội xích lại gần nhau hơn".
Với đám mây, các phòng ban tại trung tâm đã được bổ sung thêm sức mạnh điện toán căn cứ theo nhu cầu thực tế. Chỉ cần chạy hệ thống qua các chương trình giả lập như Virtual Desktop và Azure, Waltham Forest có thể phân bổ tập trung nguồn lực cho hệ thống vào buổi tối và đảm bảo mọi thứ chạy đúng tiến độ vào sáng hôm sau.
"Không nghi ngờ gì về việc công nghệ đám mây (Microsoft 365 và OneDrive) có vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu suất. Các nhân viên có thể truy cập thẳng lên Microsoft tại nhà mà không cần sử dụng mạng lưới của chúng tôi. Điều này có nghĩa là các ứng dụng kinh doanh trong mạng lưới hầu như không có độ trễ", Simon Copsey, trợ lý Giám đốc điều hành công nghệ thông tin tại Waltham Forest nói.
Tính tới thời điểm năm 2021, chỉ trong 5 năm triển khai khuôn khổ chương trình G-Cloud (sáng kiến chính phủ đám mây), các cơ quan thuộc Chính phủ Anh đã chi tổng cộng 7 tỷ Bảng cho các dịch vụ đám mây và con số này chắc chắn không dừng lại trong thời gian tới.
Đón sóng dịch chuyển "đa đám mây", doanh nghiệp Việt cần chớp thời cơ Khi việc sử dụng Cloud trên thế giới đã đạt đến mức độ khai thác "sâu và rộng", thì Multi-Cloud (đa đám mây) sẽ là bước chuyển dịch bứt phá giúp doanh nghiệp nâng cao tiềm lực cạnh tranh trong cuộc chiến điện toán đám mây. Multi-Cloud "lên ngôi" Theo báo cáo của công ty MarketsandMarkets, thị trường sử dụng Multi-Cloud (đa đám...