Leo thang cấp độ vũ khí
Ngoài kế hoạch cung cấp bom chùm, Mỹ và các đồng minh phương Tây còn đang chuẩn bị viện trợ cho Ukraine loại máy bay chiến đấu hiện đại F-16.
Ảnh minh họa/INT
Ngoài kế hoạch cung cấp bom chùm, Mỹ và các đồng minh phương Tây còn đang chuẩn bị viện trợ cho Ukraine loại máy bay chiến đấu hiện đại F-16, nguy cơ đẩy cuộc xung đột với Nga sang một cấp độ mới.
Ngày 13/7, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại Lithuania, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan xác nhận, Tổng thống Joe Biden đã đưa ra quyết định sau khi tham vấn các đồng minh về việc bắt đầu huấn luyện phi công Ukraine sử dụng F-16.
Đây là bước đi đầu tiên để không quân Ukraine có thể tiếp nhận một trong những dòng chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới hiện nay. Việc đào tạo phi công sẽ mất một thời gian trước khi phương Tây có thể chuyển giao lô F-16 đầu tiên tới Ukraine.
Trước đó, Đan Mạch cũng tuyên bố một liên minh được thành lập để đảm nhận việc huấn luyện cho phi công Ukraine lái máy bay F-16, dự kiến bắt đầu hoạt động từ tháng 8 tới. Liên minh này do Đan Mạch và Hà Lan dẫn đầu, cùng sự tham gia của các nước khác như Bỉ, Canada, Luxemburg, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania và Thụy Điển.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba xác nhận khóa huấn luyện sẽ bắt đầu vào tháng 8 hoặc đầu tháng 9 và trong điều kiện lý tưởng, những chiếc F-16 đầu tiên do phi công Ukraine điều khiển sẽ cất cánh vào cuối quý I/2024.
Tuy nhiên, mục tiêu này không hề đơn giản vì ngoài đào tạo phi công, để không quân Ukraine vận hành được phi đội F-16 họ còn phải đào tạo các kỹ sư, kỹ thuật viên và chuẩn bị cơ sở hạ tầng thích hợp.
Điều này đồng nghĩa những chiếc F-16 chưa thể xuất hiện sớm trong cuộc xung đột giữa Ukraine với Nga hiện nay. Tuy nhiên, động thái mới của Mỹ và các đồng minh liên quan đến F-16 đã nhận được phản ứng cứng rắn từ phía Nga.
Trong cuộc phỏng vấn hôm 13/7, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố Moscow coi kịch bản Mỹ chuyển giao máy bay F-16 cho Ukraine là “bước ngoặt cực kỳ nguy hiểm” và là mối đe dọa hạt nhân tiềm tàng vì không loại trừ khả năng những máy bay này có thể mang vũ khí hạt nhân.
Giới chức Nga trước đó từng nhiều lần kêu gọi Mỹ và các đồng minh ngừng chuyển giao vũ khí cho Ukraine vì điều này không ảnh hưởng đến kết quả của cuộc xung đột mà chỉ làm gia tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Moscow và NATO. Moscow cũng cảnh báo phương Tây “không nên đùa với lửa” bằng kế hoạch gửi F-16 cho Ukraine.
Hồi tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cảnh báo rằng những chiếc F-16 sẽ “cháy rụi” giống như xe tăng phương Tây cung cấp cho Kiev. Ông thậm chí còn tuyên bố rằng Moscow sẽ tìm mọi cách tấn công các địa điểm bên ngoài Ukraine nếu những chiếc máy bay này đóng quân ở đó.
Kế hoạch của Mỹ và đồng minh gửi máy bay F-16 cho Ukraine được đưa ra chính thức chỉ vài ngày sau việc ông Jake Sullivan ngày 7/7 thông báo Mỹ quyết định gửi bom chùm cho Kiev trong gói viện trợ quân sự mới trị giá 800 triệu USD.
Đây là loại bom nổ trên không trung, phát tán các quả bom, đầu đạn nhỏ hơn ra khắp khu vực mục tiêu. Chúng được sử dụng để chống lại người và phương tiện bọc thép hạng nhẹ, đồng thời có xu hướng để lại những quả bom nhỏ chưa kích nổ, có thể tồn tại trong các khu vực xung đột trong nhiều thập kỷ.
Những tín hiệu vũ khí mới và nguy hiểm xuất hiện trên chiến trường càng cho thấy cuộc xung đột Nga – Ukraine hiện nay có thêm nguy cơ mở rộng, đe dọa đến an ninh khu vực và thế giới với quy mô lớn hơn nhiều so với hiện nay.
Ông Zelensky phản ứng với lời "nhắc nhở về thái độ" của Bộ trưởng Quốc phòng Anh
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đưa ra phản ứng sau khi bị các quan chức phương Tây "nhắc nhở", theo báo Mỹ Bloomberg.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đứng trên bục chờ chụp ảnh cùng các nhà lãnh đạo NATO.
Có mặt tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở thủ đô Vilnius, Lithuania, ông Zelensky nói rằng mình luôn trân trọng việc phương Tây hỗ trợ vũ khí, đạn được và những sự hỗ trợ khác.
"Tôi không hiểu rõ vấn đề ở đây là gì. Chúng tôi luôn biết ơn sự hỗ trợ từ phương Tây", ông Zelensky nói trong cuộc họp báo. "Thực sự là tôi không biết nên phải biết ơn như thế nào nữa. Chúng tôi có thể thức dậy mỗi sáng và nói rằng biết ơn ngài Bộ trưởng. Nếu ngài Bộ trưởng chỉ cho tôi như thế nào là biết ơn, tôi sẽ rất biết ơn".
Ông Zelensky đưa ra phản hồi về tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace, người cho rằng Kiev nên thể hiện lòng biết ơn hơn là cứ liên tục đòi hỏi phương Tây.
"Chúng tôi không phải là Amazon", ông Wallace trước đó trả lời các phóng viên, ám chỉ rằng Ukraine nhiều lúc coi các đồng minh phương Tây giống như trang thương mại điện tử Amazon.
Cố vấn An ninh Quốc gia MỹJake Sullivan cũng cho rằng việc Kiev liên tục phàn nàn là "hoàn toàn vô căn cứ và phi lý". Ông nhấn mạnh việc Washington đã cung cấp "một lượng lớn vũ khí và nguồn lực" cho quân đội Ukraine.
Ông Zelensky bị các quan chức phương Tây chỉ trích sau khi công khai bày tỏ sự thất vọng về việc NATO không đưa ra một lộ trình cụ thể để kết nạp Kiev.
Theo truyền thông Mỹ, ông Zelensky đã bị một số nhà lãnh đạo NATO nhắc nhở trong bữa tối sau hội nghị thượng đỉnh, rằng Kiev cần "hạ nhiệt" và nhìn nhận những gì NATO thực tế có thể hỗ trợ.
Trong một động thái nhằm giảm bớt căng thẳng, Thủ tướng Anh Rishi Sunak ngày 12/7 nói "ông Zelenksy đã rất nhiều lần bày tỏ sự biết ơn tới cá nhân mình, tới Quốc hội Anh về sự ủng hộ và hỗ trợ quân sự liên tục.
Anh là quốc gia hỗ trợ quân sự lớn thứ hai cho Ukraine với tổng giá trị khoảng 6 tỷ USD, xếp sau Mỹ.
Xung đột Nga-Ukraine: Moscow 'bác' khả năng hòa đàm, G7 cam kết hỗ trợ Kiev dài lâu với điều kiện này Ngày 13/7, trả lời phỏng vấn báo Lenta.ru (Nga), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov xác nhận, thông tin về cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt xung đột Ukraine trong tháng 7 này là "sai sự thật". Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bác bỏ thông tin về cuộc hòa đàm Nga-Ukraine trong tháng này. Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters) Ngoại trưởng Lavrov...