Leo thang căng thẳng với Ukraine, Nga điều thêm ‘rồng lửa’ S-400 tới Crimea
Hãng thông tấn Interfax ngày hôm nay (28/11) dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Moscow đang lên kế hoạch triển khai thêm các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 mới tới Bán đảo Crimea.
Nga điều thêm ‘rồng lửa’ S-400 tới Crimea.
Theo đó, các tổ hợp tên lửa đất đối không tầm xa S-400 phiên bản mới nhất sẽ được Nga đưa vào hoạt động tại Crimea cuối năm nay.
Trước đó, hãng tin RT ngày 27/11 cũng đã ghi nhận một đoàn xe vận tải cỡ lớn chở theo các thiết bị quân sự Nga, gồm cả các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển “Bal” đang di chuyển tới thành phố Kerch ở Bán đảo Crimea.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày hôm qua (27/11) cảnh báo nguy cơ một cuộc chiến tranh toàn diện với Nga sau vụ Moscow bắt giữ 3 tàu hải quân của Kiev cùng với 24 thủy thủ ở eo biển Kerch cuối tuần qua.
Nhà lãnh đạo Ukraine dẫn báo cáo tình báo nói rằng, một số đơn vị quân đội của Nga triển khai dọc biên giới giữa Nga và Ukraine đã tăng đáng kể, trong khi số xe tăng Nga đã tăng gấp 3. Tuy nhiên, ông Poroshenko không nêu cụ thể thời gian Nga tăng cường lực lượng quân sự.
Video đang HOT
Bản đồ eo biển Kerch – nơi xảy ra vụ đụng độ giữa Nga và Ukraine ngày 25/11.
Cảnh báo trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi lực lượng an ninh Nga nổ súng và bắt giữ 3 tàu Ukraine gần bán đảo Crimea ngày 25/11. Đây là xung đột vũ trang nghiêm trọng đâu tiên kê từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014.
Nga cho rằng những tàu này đã xâm phạm lãnh hải Nga ở Biển Đen một cách bất hợp pháp. Đáp lại, Ukraine cáo buộc tàu Nga nổ súng khi ba tàu của họ đã rút khỏi khu vực cách lãnh hải Nga 20 km.
Đáp lại, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko mới đây đã ký một sắc lệnh, cho phép áp đặt thiết quân luật để “bảo vệ đất nước”. Không lâu sau đó, Quốc hội Ukraine cũng bỏ phiếu thông qua lệnh thiết quân luật, bắt đầu áp dụng từ ngày 28/12 và kéo dài trong 30 ngày.
Lệnh thiết quân luật của Ukraine sẽ được áp dụng tại các khu vực giáp biên giới Nga, Moldova, dọc bờ biển Đen và biển Azov. Theo Tổng thống Poroshenko, lệnh thiết quân luật sẽ cho phép Ukraine “phản ứng nhanh chóng”, đồng thời “huy động mọi nguồn lực trong thời gian nhanh nhất có thể” khi “xảy ra xung đột”.
Lê Anh
Theo vietnamfinance/Interfax
Phản ứng của Tổng thống Putin sau vụ Nga bắt giữ tàu chiến Ukraine
Tổng thống Vladimir Putin đã bày tỏ quan điểm của chính phủ Nga về vụ bắt giữ 3 tàu Hải quân Ukraine sau khi cáo buộc các tàu này xâm phạm lãnh hải Nga hôm 25/11.
Tổng thống Vladimir Putin (Ảnh: TASS)
Hãng thông tấn TASS (Nga) dẫn thông cáo của văn phòng báo chí Điện Kremlin cho biết trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 26/11, Tổng thống Vladimir Putin bày tỏ hy vọng Đức sẽ có tiếng nói với Ukraine trong vụ việc xảy ra tại eo biển Kerch nhằm ngăn Kiev đưa ra những quyết định vội vàng.
"Ông Vladimir Putin đã đánh giá về các hành động khiêu khích của phía Ukraine, cũng như sự vi phạm trắng trợn các quy chuẩn của luật pháp quốc tế khi các tàu quân sự Ukraine cố tình phớt lờ các quy định về đi lại hòa bình tại vùng lãnh hải của liên bang Nga", thông cáo nêu rõ.
"Ông Vladimir Putin bày tỏ hy vọng rằng Đức sẽ tác động tới giới chức Ukraine và giúp họ tránh đưa ra những quyết định nóng vội hơn", thông cáo cho biết thêm.
Theo Điện Kremlin, cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Merkel và Tổng thống Putin do phía Đức đề xuất. Tổng thống Putin đã thể hiện sự quan ngại về việc Ukraine quyết định đặt quân đội vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu và ban bố thiết quân luật.
"Phía Nga nhấn mạnh rằng ban lãnh đạo Ukraine phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vì đã tạo ra một tình huống xung đột nữa, cũng như những rủi ro đi kèm. Tất cả những điều này rõ ràng đều diễn ra với toan tính về chiến dịch bầu cử Ukraine", thông cáo của Điện Kremlin cho biết.
Tổng thống Putin lưu ý rằng Cơ quan Biên giới Nga sẵn sàng cung cấp các thông tin bổ sung để làm rõ diễn biến vụ việc xảy ra tại eo biển Kerch.
Trước đó, giới chức Nga nhận định vụ việc xảy ra tại eo biển Kerch có thể giúp Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cải thiện tỷ lệ ủng hộ trước kỳ bầu cử bằng cách kêu gọi tất cả người Ukraine chống lại Nga. Ngoài ra, mục tiêu ban bố tình trạng thiết quân luật của Tổng thống Poroshenko có thể nhằm hủy cuộc bầu cử diễn ra tại Ukraine vào năm sau trong bối cảnh ông Poroshenko đang bị thụt lùi trong chiến dịch tranh cử.
Theo cáo buộc của Nga, vào sáng 25/11, 3 tàu chiến của Hải quân Ukraine đã xâm phạm lãnh hải Nga khi đang trong hành trình từ biển Đen tới biển Azov. Bất chấp cảnh báo từ phía Nga, các tàu Ukraine vẫn thực hiện các hành vi mà Nga cho là "khiêu khích" và "nguy hiểm", buộc các tàu Nga phải sử dụng vũ khí để trấn áp. Sau vụ đụng độ, 3 binh sĩ Ukraine đã bị thương. Nga cũng bắt giữ 3 tàu Ukraine và đưa về cảng Kerch.
Tại phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vụ việc xảy ra liên quan tới các tàu Nga - Ukraine, Phó Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc Dmitry Polyansky tuyên bố hành động của các tàu Ukraine là rõ ràng là "hành vi khiêu khích trắng trợn".
"Vấn đề ở đây là phía Ukraine đã thực hiện hành vi khiêu khích rõ ràng, đặt tính mạng của các thủy thủ (Ukraine) vào trạng thái nguy hiểm, mặc dù trước đó Ukraine vẫn thực hiện cơ chế đi lại trên eo biển Kerch mà không gặp bất kỳ vấn đề gì... Tuy vậy, các ngài vẫn cố tình bỏ qua hành vi khiêu khích này. Việc các ngài ủng hộ Ukraine đã dẫn tới sự leo thang căng thẳng trong tình hình tại đông Ukraine", ông Polyansky phát biểu trước các nước thành viên Hội đồng Bảo an ủng hộ Ukraine.
Thành Đạt
Theo Dantri/ TASS
Liên Hợp Quốc họp khẩn vì căng thẳng Nga-Ukraine ở Crimea Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ họp khẩn sáng nay 26/11 không lâu sau khi lực lượng an ninh Nga nổ súng, bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine bị cáo buộc vi phạm lãnh hải Nga gần bán đảo Crimea. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley (Ảnh: Reuters) AFP dẫn lời Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp...