Leo thang căng thẳng với Nhật, Trung Quốc đặt tên 50 thực thể ở biển Hoa Đông
Trung Quốc công bố tên mới cho 50 thực thể dưới nước ở Biển Hoa Đông trong bối căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo gia tăng thời gian gần đây.
Các định danh mới cho 50 thực thể này, bao gồm các hẻm núi ngầm được công bố trong thông báo phát đi hôm 23/6 của Bộ Tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc.
Nhiều thực thể trong danh sách này gần với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản đang có tranh chấp. Đặc biệt, 3 trong số đó có có chứa chữ “Điếu Ngư” trong tên.
Khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. (Ảnh: Kyodo News)
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là nhóm đảo nhỏ nằm cách đảo chính của tỉnh Okinawa, Nhật Bản, khoảng 400 km về phía Tây hiện do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và thường xuyên đưa tàu hoặc máy bay đến vùng biển này.
Video đang HOT
Tranh chấp về chủ quyền ở khu vực trên đẩy quan hệ Trung – Nhật vào tình trạng căng thẳng trong nhiều năm qua, đặc biệt sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 đao thuộc Senkaku/Điếu Ngư hôi tháng 9/2012.
Căng thẳng gia tăng thời gian gần đây sau khi thành phố Ishigaki, Nhật Bản hôm 22/6 thông qua dự luật đổi tên đơn vị hành chính bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Vùng này được gọi là Tonoshiro nhưng từ ngày 1/10 sẽ có tên là Tonoshiro Senkaku.
Trung Quốc ngay sau đó lên tiếng phản đối động thái này, nhấn mạnh việc Nhật Bản thông qua dự luật mới là “thách thức nghiêm trọng” đối với chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, là hành vi “phi pháp” và “vô giá trị”. Bắc Kinh đồng thời khẳng định quyết tâm và ý chí không thay đổi trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
Nhật sửa tên đảo tranh chấp với Trung Quốc
Hội đồng thành phố Ishigaki thông qua nghị quyết đổi tên hành chính nhóm đảo tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông, khiến Bắc Kinh phản ứng.
Hội đồng thành phố Ishigaki ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản hôm qua thông qua nghị quyết thay đổi trạng thái hành chính của nhóm đảo không người trên biển Hoa Đông mà Nhật gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Nghị quyết này thay tên gọi vì mục đích hành chính của khu vực phía nam, bao gồm nhóm đảo trên, từ "Tonoshiro" thành "Tonoshiro Senkaku", nhằm tránh nhầm lẫn với một khu vực khác cũng có tên Tonoshiro ở trung tâm thành phố Ishigaki. Quyết định này sẽ có hiệu lực từ 1/10.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên gọi đây là nỗ lực nhằm củng cố yêu sách chủ quyền của Nhật Bản khi chèn thêm chữ "Senkaku" vào tên gọi hành chính mới, cho rằng quyết định này của Nhật "khiêu khích nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc".
Hải cảnh Trung Quốc cho biết một đội tàu của họ đang hiện diện trên vùng biển quanh nhóm đảo tranh chấp.
Senkaku/Điếu Ngư nằm cách Tokyo hơn 1.900 km về phía tây nam. Nhật Bản quản lý nhóm đảo này từ năm 1972, nhưng cả Tokyo và Bắc Kinh đều tuyên bố họ có chủ quyền với nhóm đảo từ hàng trăm năm trước. Trước khi hội đồng thành phố Ishigaki bỏ phiếu, Trung Quốc tuyên bố phản đối bất kỳ thay đổi nào về hiện trạng nhóm đảo.
Trinh sát cơ P-3C Orion của Nhật bay qua nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư hồi năm 2011. Ảnh: AFP.
"Chúng tôi yêu cầu Nhật Bản tuân thủ tinh thần đồng thuận 4 nguyên tắc, tránh gây sự cố mới về vấn đề nhóm đảo Điếu Ngư và có hành động thiết thực để duy trì sự ổn định tình hình biển Hoa Đông", theo thông báo hôm 19/6 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Một trong 4 nguyên tắc đó là Nhật Bản thừa nhận các đảo trong tình trạng đang tranh chấp.
Tuy nhiên, hội đồng thành phố Ishigaki bác bỏ cáo buộc do Trung Quốc đưa ra. "Quyết định này được thông qua chỉ nhằm cải thiện hiệu quả thủ tục hành chính, không xem xét tác động của các nước khác", hội đồng cho hay.
Trước đó, tờ Asahi Shimbun của Nhật đưa tin nghị quyết "khẳng định các đảo là một phần lãnh thổ Nhật Bản".
Thị trưởng Ishigaki Yoshitaka Nakayama đệ trình nghị quyết đổi tên khu vực hành chính sau khi các tàu cá của Nhật bị tàu hải cảnh Trung Quốc xua đuổi tại vùng biển gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi đầu tháng 5. Nakayama bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc rằng việc đổi tên nhằm củng cố yêu sách của Nhật đối với khu vực, khẳng định động thái "chỉ nhằm hợp lý hóa công việc hành chính".
Lo ngại đối đầu tăng cao tuần trước khi Cảnh sát biển Nhật Bản thông báo tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện liên tục 70 ngày ở vùng biển gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư từ giữa tháng 4, lập kỷ lục mới về số ngày hiện diện liên tiếp. Cảnh sát biển Nhật Bản khẳng định 4 tàu hải cảnh Trung Quốc ở trong khu vực khi hội đồng thành phố Ishigaki bỏ phiếu thông qua nghị quyết.
Phản ứng trước sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshi Suga khẳng định "nhóm đảo Senkaku thuộc quyền kiểm soát của Nhật" và "chúng tôi sẽ phản ứng với phía Trung Quốc một cách kiên quyết và bình tĩnh".
Năm 2012, theo kế hoạch của thống đốc Tokyo lúc đó, Nhật Bản quốc hữu hóa Senkaku/ Điếu Ngư, châm ngòi cho làn sóng biểu tình và tẩy chay Nhật Bản quy mô lớn trên khắp Trung Quốc.
Vị trí nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Đồ họa: CNN.
Tàu hải cảnh Trung Quốc truy đuổi tàu cá Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản hôm 9/5 xác nhận 2 tàu hải cảnh Trung Quốc tiếp cận và đuổi theo một tàu cá Nhật Bản trong vùng biển tranh chấp tại Biển Hoa Đông. Theo Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản, 4 tàu hải cảnh Trung Quốc di chuyển trong vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu trong vòng...