Leo núi là bỏ tiền để chịu khổ?
Thay vì bỏ tiền tận hưởng những kỳ nghỉ sang trọng, nhiều người lại chọn hình thức leo núi vất vả và đôi khi tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Cộng đồng leo núi đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Một số người Việt còn đem lại vinh quang cho đất nước khi chinh phục thành công những đỉnh núi cao nhất thế giới. Tuy nhiên, việc bỏ tiền cho một chuyến leo núi vẫn gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Bởi với số tiền đó, họ có thể dùng để tận hưởng những kỳ nghỉ sang trọng, thư thái.
Dưới đây là quan điểm của những người đam mê leo núi khi được hỏi về vấn đề này.
Ngô Hải Sơn Bác sĩ phẫu thuật
Tôi chơi rất nhiều môn thể thao như bóng rổ, bóng đá, kendo, calisthenic… nhưng những ước mơ lớn nhất lại gửi gắm cho môn thể thao ít có cơ hội tham gia nhất: leo núi.
Năm 2015 là lần đầu tiên tôi tham gia leo núi và cũng đi một mình với một porter để chinh phục Bạch Mộc Lương Tử (Kỳ Quan San) cao 3.043m. Đây là một chuyến đi rất đáng nhớ và sau lần đó, tôi bắt đầu mê leo núi luôn.
Tôi đã chinh phục một số đỉnh cao nhất Việt Nam. Tại nước ngoài, tôi cũng thành công chinh phục Kilimanjaro 5.895 m (đỉnh núi cao nhất châu Phi) vào năm 2017. Một năm sau, tôi hành hương qua đèo Dolma cao 5.630m của núi thiêng Kailash ở Tây Tạng (Trung Quốc) và năm 2019 hoàn thành Mera Peak cao 6.500 m ở Nepal.
Một chuyến leo núi ngắn ngày (1-2 ngày) ở Việt Nam sẽ không tốn quá nhiều chi phí. Những chuyến đi leo núi ở nước ngoài cũng phụ thuộc vào độ cao, địa điểm leo, có kế hoạch du lịch khác kết hợp cùng chuyến đi leo núi hay không?
Đối với những chuyến đi dưới 20 ngày, chi phí toàn bộ cho tiền tour, vé máy bay, trang thiết bị sẽ rơi vào khoảng 3.000-4.000 USD. Với những đỉnh núi cao hơn, khoảng 7.000-8.000 m sẽ tốn 35-50 ngày nên chi phí cũng sẽ cao hơn rất nhiều, khoảng 9.000-12.000 USD. Chuyến đi tốn kém nhất cho tới giờ đã “đốt” mất 4.000 USD của tôi.
Tôi nghĩ chuyện leo núi là bỏ tiền để khổ không sai, quan trọng bạn muốn thử thách mình thế nào? Ví dụ, bạn sẽ chẳng thể có một cơ thể khỏe mạnh và cân đối nếu không trải qua những giây phút mệt mỏi khi luyện tập. Chất lượng cuộc sống không được đo lường bởi những trải nghiệm tích cực, mà là bởi những trải nghiệm tiêu cực. Nếu bạn cảm thấy ổn khi giải quyết những vấn đề khó khăn này, đấy cũng chính là lúc bạn có thể đương đầu với cuộc sống.
Ước mơ lớn nhất của tôi vẫn là K2 (cao 8.641 m). Dù chỉ là đỉnh núi cao thứ 2 thế giới, nó khó khăn và nguy hiểm hơn nhiều đỉnh Everest. Số người đã chinh phục thành công K2 chỉ bằng 1/10 so với Everest. Chỉ cần miêu tả như vậy thôi cũng đủ biết độ khó khủng khiếp của thử thách này rồi.
Phan Nga MC truyền hình
Tôi bắt đầu leo núi từ cuối năm 2020 khi được một người bạn rủ tham gia. Thời điểm đó, tôi có nhiều chuyện buồn nên bạn rủ trekking là đi luôn.
Leo núi giúp người ta tìm lại sự cân bằng về mặt tinh thần bởi mỗi bước đi đều cần sự kiên trì, bền bỉ. Từ đó, người leo dần trở nên mạnh mẽ hơn. Việc hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ, nơi không có sóng điện thoại, không áp lực cuộc sống giúp tôi có khoảng nghỉ chất lượng.
Tôi đã từng leo 10/15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam như Fansipan, Bạch Mộc Lương Tử, Putaleng, Tả Chì Nhù… Một số đỉnh tôi thích nên leo lại nhiều lần.
Tôi thấy leo núi khá tốn kém chứ không rẻ. Hoặc có thể do tôi là phụ nữ nên luôn chọn giải pháp an toàn nhất. Mỗi chuyến đi, tôi thường chọn công ty tổ chức tour chuyên nghiệp hoặc thuê nhiều porter, người bản địa để chỉ đường hoặc bê vác đồ. Chi phí mỗi chuyến tùy thuộc vào quãng đường, độ khó và đôi khi là yêu cầu cá nhân.
Với tôi, chuyến hai ngày một đêm thường vào khoảng 3-4 triệu đồng/người. Chuyến 3 ngày 2 đêm cỡ 5-6 triệu đồng/người.
Tôi không nghĩ leo núi là chi tiền để khổ. Tuy nhiên, khổ đôi khi cũng tốt. Vì khổ thì ta mới thấy cuộc sống hàng ngày của mình sung sướng thế nào. Nếu từng bước leo của bạn là từng bước khổ, mỗi bước đi trên mặt đường bằng phẳng là một sự may mắn và sung sướng.
Cá nhân tôi nghĩ leo núi rất sướng. Sướng vì có thời gian chất lượng bên gia đình, bạn bè. Sướng vì được hít thở bầu không khí trong lành không chút khói bụi. Và tôi cũng sướng vì được tiêu những đồng tiền đúng nghĩa.
Với số tiền 3-6 triệu đồng/người cho mỗi chuyến đi trekking, bạn có thể dùng số tiền này cho một chuyến đi nghỉ dưỡng ở những resort hoặc khách sạn 5 sao. Tuy nhiên, vấn đề ở đây không phải là tiền. Điều quan trọng là sau mỗi chuyến đi, bạn được trải nghiệm những gì?
Video đang HOT
Leo núi mang lại một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt so với bơi lội, cầu lông, tennis, bóng đá (vì tôi cũng chơi tất cả những môn này). Nó kết hợp giữa thể thao và cả du lịch. Tương lai tôi muốn trải nghiệm trekking một số ngọn núi ở châu Âu và Nepal. Tôi nghĩ cứ ước mơ và đặt mục tiêu đi rồi cơ hội sẽ dần hiện ra trước mắt.
Đặng Văn Hải Nhiếp ảnh gia
Công việc chính của tôi là quay phim, chụp ảnh du lịch. Từ năm 2015, tôi đã bén duyên với những ngọn núi. Không có môn thể thao nào khiến tôi đam mê nhiều như thế. Leo núi đem lại cảm giác yên bình, hòa mình với thiên nhiên. Nhờ có leo núi, tôi được ngắm nhìn những cảnh đẹp vốn chỉ có thể nhìn qua ảnh hay xem trên TV. Ngoài ra, leo núi cũng thúc đẩy tôi vượt qua những giới hạn của bản thân.
Hiện tại, tôi chỉ mới chinh phục một số đỉnh ở Việt Nam như Fansipan (Lào Cai, 4 lần), Kỳ Quan San (Lào Cai, 5 lần), Lảo Thẩn (Lào Cai, 4 lần). Với các đỉnh như Putaleng (Lào Cai), Tả Liên Sơn (Lai Châu), Ngũ Chỉ Sơn (Lào Cai), Nhìu Cồ San (Lào Cai), mỗi đỉnh tôi chinh phục một lần.
Các chuyến leo núi của tôi thường có chi phí khoảng 3-4,5 triệu đồng. Chuyến tốn nhiều tiền nhất là đi Kỳ Quan San khi tôi phải thuê 5 porter và mang vác nhiều đồ lên núi. Tôi cũng dành tới 6 ngày ở đây để săn ảnh.
Với số tiền đó, tôi có thể dành để đi một chuyến nghỉ dưỡng thư thái hơn. Tuy nhiên, mỗi người một sở thích. Ai muốn chinh phục bản thân, khám phá thiên nhiên sẽ chọn leo núi. Những người thích đi du lịch nhẹ nhàng sẽ không hợp.
Tháng 11 năm nay, tôi dự tính trekking cung Everest Base Camp (Nepal). Đây là chuyến đi tôi đã dự định từ lâu nhưng vì dịch nên chưa thực hiện được. Hiện tại, việc đi lại bên Nepal cũng đã dễ hơn. Tôi chỉ chờ tháng mùa thu để khởi hành vì thời gian đó cảnh sắc sẽ đẹp hơn.
Bùi Thành Trung Chuyên viên Công nghệ Thông tin
Năm 2010, tôi bỏ lại công việc phía sau và đi một chuyến leo Fansipan xả hơi. Từ đó, tôi đam mê bộ môn này.
Ở Việt Nam, tôi đã chinh phục 4 đỉnh là Fansipan, Tả Chì Nhù (Yên Bái), Bạch Mộc Lương Tử và Bạch Mã (Thừa Thiên Huế). Tôi cũng từng tham gia trekking cung Annapurna Circuit (Nepal) vào năm 2018. Đây là cung trekking cổ điển thuộc loại khó và dài ngày ở Nepal.
Chuyến đi Annapurna Circuit năm 2018 để lại nhiều ấn tượng nhất với tôi. Không chỉ là thánh địa Phật giáo, Nepal còn là đất nước sở hữu 8/10 ngọn núi cao nhất thế giới. Chuyến trekking Nepal cũng là lần đi tốn kém nhất với tôi (28 triệu đồng/15 ngày, không bao gồm mua sắm đồ dùng do đã chuẩn bị trước). Đi trong nước tương đối rẻ bởi mình chỉ mất tiền xe, porter và ăn uống, trung bình khoảng 3,5 triệu đồng/chuyến.
Về quan điểm leo núi là chi tiền để khổ, tôi nghĩ tiền ai người đó tiêu. Bởi bất kể chuyến đi nghỉ dưỡng hay trekking, leo núi cũng để lại những ký ức đẹp.
Trong tương lai, tôi muốn chinh phục đỉnh Everest. Ai cũng vậy thôi. Đó là ước mơ của dân trekking, leo núi. Giấc mơ khó nhưng có thể thành hiện thực vì “còn thở là còn trek”.
Leo núi Langbiang theo con đường mòn hoang sơ
Tương truyền, tên gọi Langbiang - là hai tên ghép từ câu chuyện của chàng K'lang và nàng Hbiang theo truyền thuyết của dân tộc K'Ho.
Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, men theo con đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - Đan Kia là tới huyện Lạc Dương, nơi đỉnh núi Langbiang ngự trị sừng sững giữa nền trời xanh.
Đôi thanh niên trai tài gái sắc đều là con của núi rừng, chàng Lang mang dòng máu người Lát, trong khi nàng Biang xinh đẹp lại là con cháu người Chil. Nhưng do luật lệ hà khắc cấm trai gái khác tộc người lấy nhau nên đôi trai gái phải chia lìa. Không chấp nhận số phận, họ cùng cái chết để được mãi mãi bên nhau.
Câu chuyện tình yêu cảm đông đã thức tỉnh những bậc trưởng bối trong làng. Các bộ tộc bắt đầu thống nhất lại thành một tộc người duy nhất là người K'ho ngày nay, nam nữ thoải mái yêu đương và kết hôn hạnh phúc. Còn tên chàng Lang và nàng Biang được ghép lại thành tên đỉnh núi cao nhất trong vùng: núi Langbiang - tưởng nhớ một tình yêu đẹp phải chia lìa đôi ngả.
Chuyện xưa tích cũ khó mà biết được tường tận gốc rễ hay độ chính xác, nhưng với tôi nó cũng là một phần tô điểm cho sự hấp dẫn của hành trình leo núi.
Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, chúng tôi theo con đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - Đan Kia chạy về ngoại thành hướng huyện Lạc Dương - địa bàn có đông người K'ho sinh sống. Con đường đang được thi công mở rộng nên có phần bui bặm. Từ xa đã thấy dãy núi Langbiang kiêu hãnh hiện ra trên nền trời xanh.
Đường đến Langbiang đang được thi công mở rộng
Theo những chỉ dẫn leo núi trên các hội nhóm, tôi được biết về con đường mòn chinh phục đỉnh núi Langbiang. Con đường này tách biệt hoàn toàn với con đường nhựa dẫn từ cổng khu du lịch Langbiang lên đỉnh Rada mà đa số khách du lịch thường check-in.
Con đường bên tay phải dẫn đến đường mòn
Đến cổng khu du lịch Langbiang, nhìn bên tay phải sẽ thấy một con đường đất nhỏ, men theo con đường này khoảng 200m, chúng tôi gặp một lối rẽ lên đường mòn. Thật may mắn khi ngày leo núi của chúng tôi có nắng từ sớm, trời xanh, gió nhẹ. Nói may mắn là vì mới cách đó vài ngày, do ảnh hưởng của bão, thời tiết Đà Lạt mưa và rất lạnh, nếu leo núi sẽ rất bất tiện.
Một ngôi nhà với những chú cún đáng yêu bên đường
Do đọc review khá kĩ nên chúng tôi xác định chuyến đi trong ngày, mất từ 4-6 tiếng cho cả quãng đường lên và xuống núi. Mỗi người mang một chiếc balo nhỏ, trang phục thể thao gọn nhẹ, nước uống và đồ ăn trưa chuẩn bị sẵn.
Đoạn đường đầu tiên khá thú vị khi đi ngang qua những khu vườn trồng café, chăn thả gia súc của người dân. Xa xa là những khu vườn nhà lồng trồng rau, hoa, dâu tây lấp lóa dưới ánh nắng mặt trời.
Bắt đầu đường mòn
Con đường mòn đi cạnh rẫy của người dân
Thời tiết đẹp cho một buổi leo núi
Cảnh thung lũng bình yên với đàn ngựa thong dong gặm cỏ
Con đường mòn bắt đầu nhỏ dần khi bắt đầu tiến vào rừng thông. Đó cũng là chặng thú vị nhất của hành trình khi bạn được "tắm" giữa một rừng thông xanh rì rào mát lạnh. Con đường mòn ngày đầu tuần hầu như không có bóng dáng các du khách. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp vài bạn trẻ, vài vị khách nước ngoài lớn tuổi đi rất hăng hái. Bạn tôi bảo khó mà tìm thấy người Việt Nam tầm tuổi trên 60 đi leo núi. Mà biết đâu sau này chúng tôi ở độ tuổi đó cũng chẳng còn đủ sức mà leo nữa, nên tranh thủ lúc còn trẻ khỏe sẽ trải nghiệm thật nhiều.
Chuẩn bị vào giữa thông xanh
Sau thời gian dài giãn cách được vận động mạnh trở lại nên đoạn đầu chúng tôi phải nghỉ khá nhiều chặng. Quan sát kĩ con đường mòn này chúng tôi nhận ra hầu như không có rác thải. Cách vài tram mét lại có biển chỉ dẫn lối đi rất dễ quan sát cho người đi bộ. Sóng điện thoại và 4G cũng phủ khắp đỉnh núi, nên khi thoáng thấy chút nghi ngờ về con đường đang đi, bạn đều có thể mở bản đồ tra cứu.
Biển báo hiệu dọc đường
Con đường mòn sẽ có khoảng 100m nhập vào đường nhựa, sau đó tiếp tục tách ra ở một ngã ba. Ngã rẽ này rất lớn, có biển chỉ đường và một tấm bảng gỗ của Vườn quốc gia Bidoup. Từ đây lên đến đỉnh Langbiang còn 2,2km với độ cao chênh lệch khoảng 400m. Thế nhưng bạn chớ vội mừng hay khinh thường đoạn đường ngắn phía trước, vì bao nhiêu tinh túy, bao nhiêu thử thách đều dồn cả vào đoạn này.
Bảng thông tin của đường mòn
Đoạn đường đầu tiên thoai thoải mát mẻ rộng lớn đánh lừa cảm giác của bạn, khiến bạn đôi khi còn có ý nghĩ không ngờ là leo núi lại dễ dàng như vậy. Nhưng khoan, tại sao gọi là leo núi nhưng đường lại bằng phẳng và xuống dốc? Kinh nghiệm đau thương sau vài ngọn núi trong và ngoài nước của tôi cho thấy rằng: càng xuống dốc nhiều thì đoạn sau càng lên dốc kinh khủng. Và điều đó hoàn toàn đúng với Langbiang.
Những bậc thang trơn trượt ẩm ướt sau mưa
Ngọn núi phía trước như một tam giác cân với đỉnh núi nhọn hoắt - cũng là nơi chúng tôi chuẩn bị phải leo lên. Bắt đầu tiến vào rừng rậm là một bầu không khí ẩm ướt khác hẳn rừng thông phía dưới.
Không khí ẩm ướt của rừng rậm
Những cơn mưa vài hôm trước để lại trên mặt đất lớp bùn lầy lội, trơn trượt. Giày và quần áo của tôi đoạn đầu còn tinh tươm trắng trẻo sạch sẽ, đến đây đã mặc kệ chẳng còn quan tâm đẹp xấu hay bẩn thỉu. Đi rừng đi núi mà tươm tất quá ai mà tin - bạn tôi hay trêu vậy, và tôi thấy hoàn toàn có lý, càng bẩn càng chứng tỏ chúng tôi đã quằn quại vất vả thế nào. Thỉnh thoảng lại có một thân cây đổ chắn ngang đường, vài đoạn bậc thang gỗ lung lay như sắp mục nát. Và đặc biệt những bậc thang này không hề thoai thoải mà vô cùng dốc, leo vài bậc lại phải dừng lại hít thở, uống nước lấy lại năng lượng.
Dù vậy, tôi cũng không quên ngắm nhìn những loài hoa trái dọc đường. Vài cây phong đang trút lá vàng nổi bật giữa những tán rừng xanh. Vài loại quả đủ loại xanh đỏ tím vàng màu sắc bắt mắt, bạn tôi cảnh báo ngay rằng chỉ chụp hình thôi đừng dại dột đụng vào hay ăn thử, ngửi thử. Ngay cả tên gọi của chúng bọn tôi còn không biết, đương nhiên không dám mạo hiểm rồi. Chúng tôi còn trầm trồ không ngớt với những cây gỗ to phủ đầy rêu xanh, sừng sững vươn cao ngạo nghễ.
Lá phong đỏ
Vài loài hoa trái dọc đường
Những thân gỗ to phủ đầy rêu
Cuối cùng sau 3 tiếng vượt nhiều địa hình, giữa trưa chúng tôi đến được đỉnh Langbiang cao 2.176m. Đỉnh núi Langbiang là nơi có thể ngắm toàn cảnh thị trấn Lạc Dương phía dưới, xung quanh là một màu xanh bát ngát của núi rừng. Nghe nói đây cũng là một địa điểm có thể cắm trại săn mây sớm. Còn chúng tôi chỉ chụp vội vài tấm hình rồi xuống núi.
Đỉnh Langbiang cao 2176m
Cái lý thuyết "tận hưởng hành trình thay vì kì vọng vào đích đến" vẫn luôn luôn đúng. Đỉnh núi chỉ có tấm biển nhỏ để check in, nhưng con đường đi lại có ngàn vạn thứ để ngắm nhìn, để ngạc nhiên thích thú. Vì thế, nếu có dịp đến Đà Lạt bạn có thể thử một lần khám phá con đường mòn hoang sơ lên đỉnh núi Langbiang nhé.
Ghé qua 'thiên đường' tuyết trắng của nước Pháp Thành phố đặc biệt nổi tiếng nhờ đỉnh núi Mont Blanc cao 4.810m thu hút rất nhiều du khách, nhà leo núi thám hiểm trên khắp thế giới. Thành phố Chamonix hay còn gọi là Chamonix-Mont-Blanc nằm trong vùng Auvergne-Rhône-Alpes, ngay ngã ba Pháp, Thụy Sĩ và Ý gồm 16 ngôi làng nhỏ kéo dài từ Bắc xuống Nam, ở độ cao kỷ...