Leningrad – Biểu tượng kiên cường của nước Nga
Từ ngày đầu cho đến giai đoạn cuối của Chiến tranh Vệ quốc trong Thế chiến II, thành phố này luôn vững vàng “đi trước về sau”. Cuộc bao vây của phát-xít Đức tại thành phố Leningrad là một trong những trận chiến tàn khốc nhất trong lịch sử thế giới.
Hồng quân Liên Xô huy động pháo binh bảo vệ Leningrad ngày 1/11/1941. (Ảnh: RIA Novosti)
Leningrad – biểu tượng Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại
Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, nhiều dấu hiệu đã chứng tỏ Liên Xô lúc đó không hề chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến. Thậm chí, những vụ “kỷ luật chính trị” đã khiến quân đội Liên Xô lúc đó mất đi nhiều vị tướng dày dạn kinh nghiệm chiến đấu. Nền sản xuất công nghiệp của Liên Xô lúc đó phát triển chậm chạp và chưa đáp ứng được yêu cầu của quân đội.
Liên Xô đã ký với Đức Hiệp ước Xô-Đức 1939 (tên chính thức là Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Liên bang Xô viết, hay còn còn được gọi là Hiệp ước Molotov-Ribbentrop hay Hiệp ước Hitler-Stalin). Do đó, cuộc xâm lược của Hitler vào tháng 6/1941 khiến nước này bị bất ngờ. Đến cuối năm1941, quân Đức đã chiếm được hầu hết vùng lãnh thổ phía Tây của Liên Xô và bao vây thành phố Leningrad (nay đã được đổi tên là St. Peterburg).
Video đang HOT
Cuộc bao vây kéo dài 900 ngày đêm này bắt đầu từ tháng 9/1941 đến tháng 1/1944. Gần 3 triệu cư dân thành phố kiên cường chiến đấu, cương quyết không đầu hàng dù họ bị bao vây hoàn toàn. Đây là một trong những trận chiến tàn khốc nhất trong lịch sử thế giới.
Ngay mùa đông đầu tiên của cuộc bao vây, thành phố đã mất hệ thống sưởi, không được cung cấp nước, gần như không có điện và chỉ có chút ít lương thực. Dù phải chịu cảnh các cuộc pháo kích và ném bom triền miên, nhưng kẻ thù lớn nhất với thành phố khi đó là nạn đói và cái rét cắt da cắt thịt. Người dân kiệt sức, gục ngã và chết trên đường khiến những con phố đầy xác người. Con đường sống duy nhất nối với tổ quốc Liên Xô là đường băng đá trên hồ Ladoga, nổi tiếng với tên gọi “Con đường sống”.
Nhưng thành phố vẫn anh dũng vượt qua nghịch cảnh, và cuộc kháng chiến thần thánh năm ấy được tóm tắt trong câu nói: “Thành Troy đã thất thủ, thành Roma cũng sụp đổ… nhưng Leningrad thì không đầu hàng”. Cuộc bao vây của phát xít Đức đã cướp đi mạng sống của ít nhất 670.000 người, thậm chí một số nhà nghiên cứu còn cho rằng con số người chết có thể đến 1,5 triệu.
Leningrad đã trở thành biểu tượng cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của người Nga. Ngày nay, dấu tích của cuộc bao vây này vẫn còn được lưu giữ ở đài tưởng niệm Vành đai Vinh quang, một công trình duy nhất nằm trên đường giới tuyến cũ. Khách du lịch đến St. Peterburg vẫn còn thấy biển cảnh báo góc phố nào đạn quân Đức không bắn tới trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Lễ duyệt binh bí mật và bất ngờ tại Mátxcơva
Hồng quân Liên Xô chuẩn bị vũ khí trước một trận đánh. (Ảnh: Incredilbleiamges4u)
Cũng trong thời kỳ này, quân phát-xít ngày càng tiến gần đến Mátxcơva, và đến đầu tháng 12 năm 1941 thì tới tận ngoại ô thủ đô Nga. Rất nhiều tân binh được gọi nhập ngũ để chuẩn bị cho các trận đánh bảo vệ thủ đô.
Tuy nhiên không một ai hình dung được rằng trong hoàn cảnh “nước sôi, lửa bỏng” ấy, trước khi ra chiến trường họ lại có thể cất bước trên Quảng trường Đỏ, duyệt binh trước Joseph Stalin và nhiều nhà lãnh đạo khác của Đảng.
Bất chấp lời khuyên của nhiều vị tướng vì quân Đức lúc đó đang tấn công mạnh, Stalin đã tổ chức duyệt binh trên Quảng trường Đỏ vào ngày 7/11 để kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga.
Cuộc duyệt binh được giữ bí mật cho đến phút chót. Ngày hôm đó, không quân Xô Viết tăng cường ngoài sức tưởng tượng để quân Đức không thể ném một quả bom nào xuống Mátxcơva.
Các hàng quân diễu binh qua Quảng trường Đỏ và đi thẳng ra mặt trận. Cuộc duyệt binh có một tác động tinh thần to lớn lên Mátxcơva và toàn Liên Xô, trở thành một bước ngoặt của cuộc chiến tranh. Thủ đô không bao giờ đầu hàng và lần đầu tiên quân Đức đã bị đẩy lui.
(còn tiếp)
Minh Châu
Theo Dantri/ Russiapedia
[Infographics] Điểm mặt 5 vũ khí bí mật lộ diện trong Lễ duyệt binh mừng Chiến thắng
Tại lễ diễu binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng 9/5 tới ở Quảng trường Đỏ, thủ đô Moscow, người ta sẽ có dịp lần đầu tiên được chiêm ngưỡng siêu vũ khí bí mật của Nga.
Nguyễn Trang
Theo Dantri
Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại - Biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng Đúng ngày này cách đây 70 năm, phát-xít Đức đã phải ký biên bản đầu hàng vô điều kiện, đánh dấu khúc khải hoàn của quân dân Liên Xô, kết thúc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và định trước kết cục của Thế chiến II, cuộc chiến tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Thắng lợi của cuộc Chiến tranh Vệ...