Lệnh trừng phạt mới của Mỹ là ‘giơ cao đánh khẽ’ Nga?
Cây bút của đài DW (Đức) Konstantin Eggert cho rằng lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ ngay 15/4 nhằm vào Nga thực ra không quá nghiêm khắc và Nhà Trắng hy vọng có thể gửi tín hiệu đến Tổng thống Vladimir Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một sự kiện ngày 13/4. Ảnh: AP
Theo ông Konstantin Eggert, nếu nhìn qua dường như lệnh trừng phạt của Nhà Trắng khiến căng thẳng với Moskva leo thang, đặc biệt là kèm theo việc trục xuất 10 nhân viên ngoại giao Nga, nhưng đây là động thái “giơ cao đánh khẽ”.
Ông Konstantin Eggert nhấn mạnh đến việc tờ The New York Times từ ngày 14/4 đã đăng tải khá chi tiết về lệnh trừng phạt trước cả khi được xác nhận chính thức cho thấy đây không phải cuộc ra đòn bất ngờ.
Những lệnh trừng phạt mới của Mỹ được cho không gây nhiều ảnh hưởng tức khắc nhưng cũng vạch ra “lằn ranh đỏ” cho tương lai.
Một điều đáng chú ý khác là trong thời điểm này Mỹ cũng triệu hồi hai chiến hạm được cử tới Biển Đen. Trong khi đó, phía Nga ngày 16/4 thông báo sẽ hạn chế hoạt động hàng hải của các tàu quân sự và tàu treo cờ nước ngoài qua lại vùng lãnh hải thuộc quốc gia này trên Biển Đen đến tháng 10.
Chỉ vài ngày trước khi Bộ Tài chính Mỹ công bố lệnh trừng phạt, hôm 13/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladmir Putin đã thống nhất gặp gỡ trực tiếp tại một nước thứ ba trong những tháng tới.
Tờ Moskovsky Komsomolets (Nga) trong khi đó đăng một bài phân tích cho rằng việc Mỹ công bố lệnh trừng phạt chỉ một thời gian ngắn sau khi Tổng thống Biden đề nghị tổ chức cuộc gặp tới người đồng cấp Nga thực chất là một chiến thuật của Washington bắn tín hiệu trái ngược đến Moskva. Ông Mikhail Rostovsky cho rằng đây là hình thức “thao túng tinh thần”.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết nước này sẽ có “biện pháp đáp trả trong thời gian gần” trước các lệnh trừng phạt của Mỹ. Ngày 16/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov chỉ trích Mỹ cho rằng “việc Mỹ bị ám ảnh bởi các lệnh trừng phạt là không chấp nhận được”.
Cùng ngày 16/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moskva sẽ yêu cầu 10 nhân viên ngoại giao Mỹ rời khỏi nước này.
Cuộc chiến sắp xếp lại trật tự vùng Kavkaz
Thỏa thuận đình chiến Azerbaijan - Armenia cho thấy vai trò trung gian của Nga và ảnh hưởng ngày càng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng Kavkaz.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 10/11 cho biết lực lượng gìn giữ hòa bình nước này bắt đầu được triển khai đến khu vực xung đột Nagorno-Karabakh, song song với hoạt động rút quân của lực lượng vũ trang Armenia. Sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga củng cố những lợi thế Azerbaijan giành được sau 6 tuần giao tranh với Armenia và đánh dấu sự thay đổi đáng kể hiện trạng khu vực.
Thỏa thuận đình chiến được Yerevan ký với Mosvka và Baku hôm 9/11, chấm dứt cuộc xung đột ác liệt khiến hàng nghìn người chết tại Nagorno-Karabakh. Theo thỏa thuận, quân đội Nga sẽ duy trì 1.960 binh sĩ, 90 xe thiết giáp và 380 xe cơ giới dọc tuyến biên giới Armenia - Azerbaijan tại vùng xung đột, cũng như hành lang giao thông nối Nagorno-Karabakh với lãnh thổ Armenia.
Lực lượng Nga triển khai đến biên giới Armenia - Azerbaijan hôm 10/11. Video: Bộ Quốc phòng Nga .
Không khí ăn mừng tràn ngập thủ đô Baku của Azerbaijan, trong khi sự tức giận và đau buồn được thể hiện khắp thủ đô Yerevan của Armenia. Phía Armenia đã mất hơn 1.300 binh sĩ kể từ khi xung đột bùng phát ngày 27/9 tại Nagorno-Karabakh, khu vực căng thẳng suốt 26 năm qua.
Azerbaijan giành được thành công lớn khi chiếm lại nhiều vùng lãnh thổ thuộc sở hữu của nước này theo luật pháp quốc tế, nhưng đang nằm dưới quyền kiểm soát của Armenia từ sau cuộc chiến đầu thập niên 1990. Một trong những mục tiêu chiến lược mà họ giành lại được là thành phố Shusha lớn thứ hai tại Nagorno-Karabakh, nơi được coi là "thủ đô văn hóa" của Azerbaijan.
Thỏa thuận đình chiến được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố tối 9/11, cho phép Azerbaijan kiểm soát những vùng đất đã giành lại trong cuộc giao tranh, trong khi Armenia vẫn giữ được một số khu vực tại Nagorno-Karabakh, bao gồm thủ phủ Stepanakert.
"Chúng ta lại một lần nữa chứng minh rằng mình có những binh sĩ, sĩ quan và tướng chỉ huy bất khả chiến bại, nhũng người sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ đất mẹ mà không do dự. Nhưng đã đến lúc ngừng đổ máu", Bộ Quốc phòng Armenia ra thông cáo cho hay.
Truyền thông Nga sau đó công bố hình ảnh binh sĩ nước này triển khai bằng đường bộ và đường không đến Nagorno-Karabakh, nhấn mạnh chiến thắng địa chính trị của Moskva khi hòa giải được hai quốc gia từng ba lần phá vỡ lệnh ngừng bắn trong cuộc xung đột.
Giới chuyên gia cho rằng không thể bỏ qua ảnh hưởng khu vực ngày càng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia hỗ trợ đắc lực cho Azerbaijan trước và trong cuộc xung đột. Tổng thống Nga đã đối thoại với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ít nhất 4 lần kể từ khi xung đột nổ ra tại Nagorno-Karabakh. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ca ngợi thỏa thuận hòa bình là "thành công và chiến thắng vĩ đại cho Azerbaijan".
Dù vậy, vẫn còn nhiều dấu hỏi về tương lai khu vực, bao gồm vai trò chính xác của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga, cũng như thời gian để người dân Azerbaijan tái định cư tại các khu vực nước này chiếm lại được trong giao tranh.
Cuộc chiến đầu thập niên 1990 đã khiến khoảng một triệu người phải di tản khỏi Nagorno-Karabakh, phần lớn là công dân Azerbaijan. Áp lực từ cộng đồng này là một trong những lý do chủ chốt thúc đẩy Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev sử dụng biện pháp quân sự để giành lại lãnh thổ.
Xe tăng Nga triển khai ở biên giới Armenia - Azerbaijan ngày 10/11. Ảnh: Reuters .
"Cuộc chiến này mang đến cho Baku những thứ không thể giành được bằng biện pháp đàm phán", Zaur Shiriyev, chuyên gia phân tích vùng Nam Kavkaz của tổ chức International Crisis Group, nhận xét.
Shiriyev thức giấc lúc 3h ngày 10/11 vì những âm thanh ăn mừng trên khắp đường phố ở thủ đô Baku. Người dân đổ ra đường, vẫy quốc kỳ Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ và cả Israel, quốc gia bán hàng loạt máy bay không người lái (UAV) công nghệ cao, giúp Baku chiếm ưu thế rõ rệt trên chiến trường.
Thủ đô Yerevan cũng có một đêm không ngủ, nhưng vì những cuộc biểu tình phản đối thỏa thuận đình chiến được Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan ký kết. Họ đập phá nhiều công trình chính phủ, thậm chí hành hung và khiến Chủ tịch Quốc hội Armenia Ararat Mirzoyan phải nhập viện phẫu thuật.
Các chính trị gia đối lập cũng kêu gọi Thủ tướng Armenia từ chức, nhưng Pashinyan khẳng định ông vẫn ở trong nước và sẽ tiếp tục giữ vị trí của mình. Giới lãnh đạo Armenia đang chật vật thuyết phục người dân rằng họ không còn lựa chọn nào ngoài chấm dứt xung đột, do Yerevan đã hứng chịu quá nhiều tổn thất về người, khí tài và lãnh thổ.
"Tôi đưa ra quyết định như vậy sau khi phía quân đội, trên thực tế, khăng khăng muốn như vậy. Các bạn có thể hình dung tình huống khi quân đội nói rằng đã đến lúc dừng lại", Pashinyan nói trên truyền hình trực tiếp sáng 10/11, sau khi thừa nhận ký thỏa thuận đình chiến là "động thái đau đớn với bản thân ông và người dân Armenia".
Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận thuộc lãnh thổ Azerbaijan, nhưng có nhiều người gốc Armenia sinh sống và đòi ly khai để sáp nhập vào Armernia. Baku để mất vùng đất này về tay Yerevan trong cuộc chiến đầu thập niên 1990, nhưng nguồn tài chính từ dầu mỏ giúp Azerbaijan sở hữu nhiều vũ khí hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, giúp họ gần như áp đảo hoàn toàn đối phương.
Tatul Hakobyan, nhà báo Armenia chuyên đưa tin về Nagorno-Karabakh hơn 30 năm qua, cho biết nhiều tiếng súng được nghe thấy tại thủ phủ Stepanakert hồi cuối tuần trước, cho thấy lực lượng Azerbaijan đang áp sát thành phố này. Những thiệt hại chồng chất đã buộc Yerevan nhượng bộ trước Baku để chấm dứt xung đột.
"Chúng ta đã thua, đây là thực tế bi thảm mà Armenia cần chấp nhận", ông nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Khu vực Nagorno-Karabakh. Đồ họa: RFE/RL .
Chiến sự chấm dứt đồng nghĩa với bản đồ an ninh cần được vẽ lại ở Nam Kavkaz, khu vực bất ổn nằm giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
Khu vực này từng được coi là "sân sau" của Nga, nơi Moska có tiếng nói mang tính định đoạt đối với những bất đồng âm ỉ giữa các quốc gia từng là thành viên của Liên Xô. Tuy nhiên, 6 tuần giao tranh đẫm máu giữa Armenia và Azerbaijan cho thấy ảnh hưởng của Nga ở khu vực đã suy giảm đáng kể, gần như chỉ còn giữ vai trò hòa giải khi tình hình chiến trường gần như đã được đinh đoạt.
Trong khi đó, thỏa thuận cũng thể hiện vai trò khu vực ngày càng tăng của Ankara, quốc gia đang ngày càng quyết liệt hơn trong chính sách đối ngoại và gia tăng ảnh hưởng khu vực.
Nhiều người dân Armenia từng hy vọng Nga sẽ đóng vai trò lớn hơn, do Moskva và Yerevan có hiệp ước phòng thủ chung trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO). Tuy nhiên, Hakobyan cho rằng quyết định gửi lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã giúp Armenia giữ được một phần Nagorno-Karabakh, trong đó có thủ phủ Stepanakert.
"Những người khôn ngoan và tỉnh táo sẽ hiểu rằng Nga đã can thiệp và giúp Armenia duy trì một phần chỗ đứng ở Nagorno-Karabakh", Hakobyan nói.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga giám sát thực thi thỏa thuận ngừng bắn tại Nagorny-Karabakh Ngày 10/11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thông bao nươc nay và Nga sẽ cùng giám sát việc thực thi thỏa thuận ngừng bắn mơi đat đươc giữa Armenia và Azerbaijan tai khu vưc Nagorny-Karabakh. Khói bốc lên trong cuộc xung đột tại khu vực Nagorno-Karabakh,ngày 6/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phong viên TTXVN tai châu Âu, Văn phòng Tổng thống...