Lệnh trừng phạt mới chống Nga của Obama là món quà cho Donald Trump?
Những biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Nga thực chất là “món quà Giáng sinh” của Tổng thống Barack Obama dành cho người kế nhiệm Donald Trump, học giả Derek Norberg, Giám đốc điều hành ban thư ký Mỹ của Đối tác Nga Mỹ Thái Bình Dương (RAPP) bình luận.
Từ trái qua: Tổng thống Obama, ông Donald Trump và Tổng thống Putin
“Theo tôi, ông Obama đã tận dụng cơ hội cuối cùng để gây áp lực lên Tổng thống Nga Vladimir Putin và nước Nga. Còn với ông Trump, có lẽ, các biện pháp trừng phạt mới lại là món quà Giáng sinh từ Obama”, ông Norberg nhận xét.
Học giả này lý giải rằng, ông Trump đã luôn nói về mong muốn bình thường hóa quan hệ hoặc có quan hệ thân thiện hơn với điện Kremlin.
Tuy nhiên, ông Norberg cho biết, “nếu không có lệnh trừng phạt mới được bổ sung thì tổng thống đắc cử sẽ khó thể có biện pháp cụ thể hủy bỏ mà không chịu sự phản ứng mạnh mẽ từ phía Thượng viện và Quốc hội.
“Bây giờ, nhà lãnh đạo Mỹ tương lai đã nắm cơ hội”, lãnh đạo của RAPP nhấn mạnh.
Đồng thời, ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng việc hủy các lệnh trừng phạt mới sẽ đơn giản hơn so với hủy biện pháp được áp dụng vì tình hình Ukraine.
Video đang HOT
“Sau lễ nhậm chức ông Trump có thể dùng việc bãi bỏ các lệnh trừng phạt như là bước đầu tiên tiến tới hòa giải với Nga”, chuyên gia này nhận định.
Theo Danviet
Trừng phạt Nga, Obama đồng thời "dằn mặt" cả Putin lẫn Trump
Đương kim Tổng thống Barack Obama vừa công bố một loạt biện pháp trừng phạt Nga, gồm trục xuất 35 nhà ngoại giao, buộc họ rời Mỹ trong 72 giờ vì cáo buộc Điện Kremlin can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ. Động thái này đã khiến Moscow nổi giận và làm khó Tổng thống mới đắc cử Donald Trump, người rất muốn cải thiện quan hệ với chính quyền Putin.
Việc đương kim Tổng thống Obama gấp rút kiếm cớ để trừng phạt Nga ngay trước khi rời Nhà Trắng được cho là động thái "một mũi tên bắn trúng 2 con chim" vừa "dằn mặt" Nga vừa làm khó ông Trump, người rất muốn cải thiện quan hệ với M.
Trong tuyên bố trừng phạt Nga ngày 29.12, đương kim Tổng thống Obama nhấn mạnh, một loạt các biện pháp trừng phạt mới bao gồm trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga là sự đáp trả cho "hành động gây rối hung hăng của chính phủ Nga đối với quan chức Mỹ và các hoạt động tấn công mạng nhắm vào cuộc bầu cử Mỹ" mặc dù phía Moscow nhiều lần bác bỏ những cáo buộc này.
Ông Obama cũng khẳng định rằng hành động của chính phủ Mỹ là "cần thiết và thích hợp để phản ứng trước âm mưu vi phạm các quy tắc ứng xử quốc tế gây hại cho lợi ích Mỹ" và nhấn mạnh rằng, tất cả những người Mỹ "cần phải báo động trước hành động của Nga".
Theo đó, không những trục xuất các nhà ngoại giao Nga, chính quyền Obama còn đưa vào danh sách cấm vận 2 cơ quan tình báo Nga, 4 quan chức tại 2 cơ quan này cùng 3 công ty Nga bị cáo buộc hỗ trợ hành động tấn công mạng nhằm vào Mỹ.
Hãng tin BBC đưa tin, chính quyền Obama cũng đóng cửa 2 cơ sở của Nga tại New York và Maryland (Mỹ) bị tố cáo là được sử dụng để thu thập thông tin tình báo Mỹ.
Các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Nga của chính quyền Obama đã nhận được sự hỗ trợ của cả hai đảng lớn.
"Chúng tôi phải gửi một thông điệp rõ ràng. Chúng tôi sẽ không bị xỏ mũi. Chúng ta cần phải bảo vệ hệ thống bầu cử của chúng tôi, nền dân chủ của chúng tôi và đất nước của chúng tôi", Dân biểu Đảng Cộng hòa Adam Kinzinger phát biểu trên CNN.
Đáp lại phía Nga, Phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov tuyên bố Nga sẽ "trả đũa tương xứng" đối với Mỹ và cáo buộc động thái của Mỹ là không có cơ sở và phi pháp, gọi đây là "bằng chứng của chính sách đối ngoại hung hăng và bất ổn".
Ông Peskov cũng cảnh báo Mỹ muốn "hủy hoại hoàn toàn quan hệ Mỹ - Nga vốn đang ở mức thấp".
Trong khi đó, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova bình luận, các biện pháp trừng phạt mới của chính quyền Obama sẽ "gây khó khăn cho chính quyền Trump, buộc họ áp dụng một chính sách chống Nga và làm phức tạp quan hệ Nga - Mỹ trên trường quốc tế".
Bà Zakharova mạnh mẽ chỉ trích rằng, việc trừng phạt không phải là quyết định của một chính quyền, đó là của một nhóm của người thua cuộc trong chính sách đối ngoại, tức giận và ngu dốt".
Về phần mình Tổng thống mới đắc cử Donald Trump, người rất muốn cải thiện quan hệ với Nga và đang chờ tới ngày 20.1.2017 để thế chỗ cho ông Obama trong Nhà Trắng cũng đã nhanh chóng lên tiếng tuyên bố về vấn đề này.
Ông Trump nhấn mạnh: "Đã đến lúc đất nước chúng ta tiếp tục những chuyện to tát và tốt đẹp hơn. Dẫu sao, vì lợi ích của đất nước và người dân vĩ đại của chúng ta, tôi sẽ gặp các lãnh đạo tình báo vào tuần tới để được cập nhật tình hình"
Có thể dễ dàng nhận thấy, tuyên bố trên không khác biệt với những gì ông nói ngay trước khi Tổng thống Obama công bố các biện pháp trừng phạt Nga: đã đến lúc người Mỹ lo chuyện của mình.
"Tôi nghĩ chúng ta phải sống hoà thuận với nhau. Tôi nghĩ máy tính làm phức tạp cuộc sống rất nhiều, thời đại máy tính khiến không ai biết chính xác những gì đang diễn ra",Tổng thống đắc cử Trump nhấn mạnh.
Trước đó, trong suốt thời gian tranh cử tổng thống Mỹ và cả sau khi đắc cử, ông Trump đều cho rằng việc chính quyền Obama cáo buộc Nga can thiệp bầu cử chỉ là dựng chuyện.
Một nhà phân tích khác cho rằng, việc ông Obama công bố các biện pháp trừng phạt Nga là "một mũi tên bắn trúng 2 con chim". Ngay trước thời điểm sắp rời khỏi Nhà Trắng, ông Obama đã kịp "dằn mặt" Nga lần cuối, bảo vệ chính sách kiềm chế Nga một cách cứng rắn của ông. Đồng thời, động thái này cũng thể hiện rõ ý đồ làm khó Trump của ông chủ Nhà Trắng.
Theo giới phân tích, nếu ông Trump muốn hủy bỏ lệnh trừng phạt sau khi nhậm chức, ông có thể phải đối mặt với sự chỉ trích của cả 2 đảng lớn và khiến sự chia rẽ chính trị ở Mỹ ngày càng gay gắt.
Ông Ian Bremmer, giáo sư Đại học New York và người sáng lập của Tập đoàn Eurasia bình luận, đòn tấn công cuối cùng của Tổng thống Obama nhắm vào Nga trước khi rời Nhà Trắng sẽ gây khó khăn cho ông Trump để "trấn an (Tổng thống Nga) Putin rằng, mọi thứ sẽ tốt hơn vào ngày 20.1".
Tổng thống đắc cử Trump nói: "Tôi nghĩ chúng ta phải sống hoà thuận với nhau. Tôi nghĩ máy tính làm phức tạp cuộc sống rất nhiều, thời đại máy tính khiến không ai biết chính xác những gì đang diễn ra".
Đòn hiểm cuối nhiệm kỳ của Obama Trước ngày rời khỏi nhiệm sở, tổng thống Mỹ Barack Obama đã liên tiếp hai lần gây bất ngờ với hai quyết định quan trọng về đối ngoại, thể hiện bản lĩnh quyết đoán và thái độ cứng rắn vốn không thấy được thể hiện như thế trong suốt 8 năm cầm quyền ở Mỹ đến nay. Quyết định thứ nhất là Mỹ...