Lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga: Con dao hai lưỡi

Theo dõi VGT trên

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang làm cho nền kinh tế Nga nguy cơ rơi vào khủng hoảng, nhưng cũng khiến phương Tây chịu tổn thất không ít.

Wu Zhenglong, nghiên cứu viên cao cấp tại Quỹ Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, bình luận trên trang web chinausfocus.com mới đây rằng, kể từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra, phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất từ ​​trước đến nay đối với Moskva, liên quan đến hầu hết lĩnh vực và có ý định làm tê liệt nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt – với quy mô chưa từng có – cũng đang tạo ra những tác dụng ngược.

Lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga: Con dao hai lưỡi - Hình 1
Xung đột Nga-Ukraine cùng với các lệnh trừng phạt của phương Tây đang đe dọa sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Ảnh: Reuters

Sau lệnh cấm vận năng lượng đối với Nga do Mỹ và Anh khởi xướng, EU cho biết họ sẽ giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Nga trong năm nay và loại bỏ sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2030.

Ngoài ra, phương Tây đã phong tỏa tài sản của ngân hàng trung ương Nga, loại một số ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống SWIFT và thu hồi quy chế tối huệ quốc của Nga, khiến nền kinh tế Nga rơi vào tình trạng ảm đạm chưa từng có.

Thị trường chứng khoán của Nga đã sụt giảm nghiêm trọng, tín dụng quốc gia của nước này bị hạ xuống mức thấp, đồng rúp lao dốc, giá thực phẩm leo thang và một số công ty đa quốc gia của châu Âu đã rút khỏi thị trường Nga. Ngoại trừ dầu thô và khí đốt tự nhiên, các hoạt động trao đổi kinh tế, thương mại, đầu tư và văn hóa của Nga với phương Tây gần như tê liệt.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông phương Tây, nền kinh tế Nga có thể suy giảm 1/3 trong năm nay. Ngay cả khi các hoạt động quân sự chấm dứt vào lúc này, nền kinh tế Nga sẽ phải mất nhiều năm mới có thể phục hồi.

Tuy nhiên, theo ông Wu, các biện pháp trừng phạt của phương Tây cũng có 2 mặt, thậm chí có thể thất bại. Các nền kinh tế châu Âu và Mỹ đang hứng chịu những phản ứng ngược từ các lệnh trừng phạt chống Nga.

Video đang HOT

Do giá năng lượng tăng, EU đã ghi nhận mức thâm hụt thương mại nghiêm trọng, cùng với lợi nhuận doanh nghiệp bị suy giảm và kinh tế khó khăn do lạm phát gây ra. Các doanh nghiệp bắt đầu đóng cửa hoặc định hình lại hoạt động ở Nga bất chấp sự đầu tư trong nhiều năm, từ ô tô đến hàng tiêu dùng xa xỉ và nhu yếu phẩm hàng ngày.

Theo Reuters, niềm tin của nhà đầu tư Đức sụt giảm kỷ lục trong tháng 3. Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, có nguy cơ rơi vào suy thoái, và do đó nền kinh tế châu Âu cũng đối mặt với rủi ro.

Do lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga của Mỹ, giá dầu thô đã tăng vọt, đồng thời kéo theo giá xăng tăng mạnh. Mỹ cũng đang chịu áp lực với tư cách là một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới. Ngoài ra, sự gia tăng giá hàng hóa do các lệnh trừng phạt đã đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong 40 năm, tạo ra một thách thức khác đối với sự phục hồi kinh tế của Mỹ.

Nga là nước đóng vai trò quan trọng trong bốn lĩnh vực chính của thị trường quốc tế. Trong lĩnh vực năng lượng, Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất, nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai và nước xuất khẩu than đá lớn thứ ba thế giới. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Nga và Ukraine được mệnh danh là “vựa lúa mỳ” của thế giới, chiếm 1/3 thương mại toàn cầu về lúa mì, ngô, lúa mạch, yến mạch và các sản phẩm nông nghiệp khác. Trong lĩnh vực phân bón, Nga là một trong ba nhà xuất khẩu hàng đầu, dẫn đầu thế giới về thương mại kali, phân lân và phân đạm. Nga cũng là nhà kinh doanh kim loại hàng đầu và là nhà sản xuất chính về titan, niken, palađi, bạch kim và các kim loại khác.

Vì vậy, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ đe dọa an ninh kinh tế, năng lượng, lương thực và kim loại toàn cầu. Các vòng trừng phạt của phương Tây đã xâm nhập đến tất cả các khía cạnh sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu trong bốn lĩnh vực chính nói trên ở Nga. Chúng tạo ra các hiệu ứng lan tỏa, nguy cơ lan rộng nhanh chóng và phá vỡ sự cân bằng cung cầu, đặc biệt là chuỗi cung ứng và sản xuất, làm trầm trọng thêm vấn đề giá cả sản phẩm.

Bên cạnh đó, biến động của giá dầu thô toàn cầu sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới. Sự gián đoạn trong xuất khẩu lúa mì, ngô và phân bón có thể làm trầm trọng thêm nạn đói và an ninh lương thực toàn cầu, trong bối cảnh các nước Trung Đông và châu Phi phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực của Nga và Ukraine. Giá kim loại tăng cao sẽ làm tăng chi phí trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như hàng không vũ trụ, ô tô và chất bán dẫn.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đang đe dọa làm trật bánh phục hồi kinh tế toàn cầu. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công bố một báo cáo dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể giảm thêm 1 điểm phần trăm do xung đột Nga-Ukraine. Và lạm phát, vốn đã ở mức cao vào đầu năm, sẽ cao hơn ít nhất 2 điểm phần trăm so với trước khi xảy ra xung đột. Lạm phát và tác động của đại dịch COVID-19 càng làm trầm trọng thêm những thách thức mà nền kinh tế thế giới phải đối mặt và là lực cản đối với quá trình phục hồi.

Ngoài ra, kể từ khi xung đột nổ ra, hơn 3 triệu người đã phải đi sơ tán, cuộc di cư lớn nhất ở châu Âu kể từ khi Thế chiến II kết thúc và nó chưa có dấu hiệu dừng lại. Cách duy nhất để thoát khỏi câu hỏi hóc búa này là chấm dứt xung đột ngay lập tức.

Ông Wu cho rằng, đến nay, Nga và Ukraine đã có bốn vòng đàm phán, do đó cộng đồng quốc tế không nên đổ thêm dầu vào lửa hoặc gia tăng căng thẳng, như cung cấp vũ khí cho Ukraine hoặc khuyến khích tiếp tục đối đầu giữa Ukraine và Nga. Điều cần làm là đưa ra các sáng kiến đàm phán hòa bình, ủng hộ các cuộc đàm phán Nga-Ukraine nhằm đạt được những kết quả thực chất và làm dịu tình hình để có thể sớm đạt được một lệnh ngừng bắn.

Phương Tây bộc lộ điểm yếu liên quan đến lệnh trừng phạt Nga

EU và Anh bất đồng về cách phối hợp các biện pháp trừng phạt Nga. Anh cũng đề xuất củng cố G7, nhưng EU tỏ ra ủng hộ nguyên trạng.

Theo trang tin Politico.eu, các đồng minh phương Tây đã thể hiện một mặt trận thống nhất liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhưng họ đã vấp phải trở ngại trong việc đưa ra một diễn đàn tốt nhất để điều phối các biện pháp trừng phạt. Điều này đang gây bất đồng giữa Brussels và London.

Phương Tây bộc lộ điểm yếu liên quan đến lệnh trừng phạt Nga - Hình 1
Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Italy Mario Draghi. Ảnh: AFP

Sau khi đưa ra một loạt các biện pháp nhằm trừng phạt Moskva trong tháng qua, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Anh đang chật vật nhằm tìm ra cách tốt nhất để chính thức đồng bộ hóa các lệnh trừng phạt này trong tương lai.

Trong khi EU có vẻ ủng hộ duy trì nguyên trạng, Anh đã đưa ra quan điểm củng cố nhóm các nước G7 để có thể trở thành diễn đàn chính cho các cuộc thảo luận như vậy, thành lập một ban thư ký tương tự các tổ chức quốc tế khác, chẳng hạn như NATO.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo ngày 29/3 đã công bố một "cuộc đối thoại trừng phạt" mới để hợp lý hóa việc phối hợp giữa các nước phương Tây sau khi thăm cả London và Brussels, nhưng không cung cấp chi tiết về những biện pháp tổ chức các cuộc đàm phán như vậy.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng lần đầu tiên đề cập đến kế hoạch trên sau hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels vào tuần trước, nói rằng các đồng minh đã thảo luận về việc thành lập một tổ chức để đảm bảo tuân thủ các lệnh trừng phạt, giải quyết mọi "kẽ hở" và xem xét "ai đã vi phạm lệnh trừng phạt, ở đâu, khi nào và như thế nào?".

Ông Adeyemo nêu rõ rằng hợp tác về các lệnh trừng phạt liên quan đến nhiều bên tham gia thay vì chỉ 27 chính phủ trong EU.

Đối với London, G7 là diễn đàm phù hợp cho các cuộc thảo luận về các biện pháp trừng phạt tiếp theo, trong đó có Anh, Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Italy và Nhật Bản. Ngoại trưởng Anh Liz Truss từng phát biểu rằng G7 đã là "công cụ" trong việc điều phối các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Trước đây, bà Truss đã ủng hộ việc hình thành một "mạng lưới tự do" với các đối tác có chung quan hệ thương mại và an ninh chặt chẽ.

Các nhà quan sát nhận định rằng ý tưởng của Ngoại trưởng Anh là sự phát triển của cái gọi là D10 - một phiên bản mở rộng của G7 bao gồm Australia, Ấn Độ và Hàn Quốc, lần đầu tiên được Thủ tướng Anh Boris Johnson đưa ra vào năm 2020.

Nhưng đề xuất của Anh không nhận được nhiều sự ủng hộ ở châu Âu, theo một nhà ngoại giao EU. Các nhà lãnh đạo EU cho rằng G7 cho phép họ thảo luận thẳng thắn về các vấn đề an ninh nhạy cảm, nhưng khó đưa ra bất kỳ thay đổi nào có thể khiến một trong số họ dễ bị tổn thương hơn trước áp lực từ những nước khác.

Nhà ngoại giao EU trên nói: "Nó sẽ tạo ra nhiều vấn đề hơn là giải pháp", nhấn mạnh khả năng Trung Quốc sẽ phản đối Ấn Độ tham gia nhóm, đồng thời cho rằng mong muốn của Anh củng cố G7 bắt nguồn từ "cảm giác bị cô lập sau Brexit".

Một số người khác ở châu Âu cho rằng các đồng minh có thể thành lập một "ủy ban trừng phạt" liên kết với NATO, lập luận rằng liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương đại diện cho đa số các chính phủ tham gia vào các cuộc thảo luận đó.

Tuy nhiên, phương án này đặt ra cùng một vấn đề như đề xuất G7 mở rộng: Có 6 nước EU tham gia trừng phạt Nga không phải là thành viên của NATO, cũng như Nhật Bản và Thụy Sĩ, cùng những nước khác. Những người phản đối cho rằng sẽ "thật kỳ quặc nếu liên kết các biện pháp trừng phạt kinh tế với một liên minh an ninh quân sự".

Các đại sứ EU hiện vẫn chưa thảo luận về các lựa chọn hợp tác liên quan đến lệnh trừng phạt. Mairead McGuinness, Ủy viên châu Âu về các vấn đề tài chính cho biết EU và Mỹ đang thống nhất về các biện pháp trừng phạt và chìa khóa là "đảm bảo thực thi hiệu quả và đầy đủ các lệnh trừng phạt".

Robin Niblett, Giám đốc tổ chức tư vấn đối ngoại Chatham House có trụ sở tại London, nhận định: "Tôi không ngạc nhiên khi một số chính phủ EU và Ủy ban châu Âu không muốn G7 can dự vì điều đó làm giảm quyền lực và ảnh hưởng của họ với Mỹ".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hé lộ bức thư viết tay của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắtHé lộ bức thư viết tay của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắt
01:27:46 16/01/2025
Ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ điều trần căng thẳng tại thượng việnỨng viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ điều trần căng thẳng tại thượng viện
22:37:27 15/01/2025
TikTok lên tiếng về tin tỷ phú Elon Musk mua lạiTikTok lên tiếng về tin tỷ phú Elon Musk mua lại
08:49:54 16/01/2025
SEC khởi kiện tỷ phú Elon Musk gian lận chứng khoánSEC khởi kiện tỷ phú Elon Musk gian lận chứng khoán
16:57:56 15/01/2025
Cơn ác mộng với những người mất nhà vì thảm họa cháy rừng ở MỹCơn ác mộng với những người mất nhà vì thảm họa cháy rừng ở Mỹ
09:17:55 16/01/2025
Tổng thống Hàn Quốc bị bắt: Đồng won lao dốc, nhà đầu tư ngoại tháo chạyTổng thống Hàn Quốc bị bắt: Đồng won lao dốc, nhà đầu tư ngoại tháo chạy
01:16:35 16/01/2025
Ông Yoon đi vào lịch sử, thành tổng thống đương nhiệm Hàn Quốc đầu tiên bị bắt giữÔng Yoon đi vào lịch sử, thành tổng thống đương nhiệm Hàn Quốc đầu tiên bị bắt giữ
16:27:26 15/01/2025
Ông Trump suýt nữa bị kết án nếu không đắc cửÔng Trump suýt nữa bị kết án nếu không đắc cử
06:42:37 15/01/2025

Tin đang nóng

Diễn viên Hoàng Kim Ngọc: 'Tôi nghi chồng chạy vai để gián tiếp cho vợ ăn đấm'Diễn viên Hoàng Kim Ngọc: 'Tôi nghi chồng chạy vai để gián tiếp cho vợ ăn đấm'
23:30:50 16/01/2025
Vụ 47 tỷ đồng gửi Sacombank "bốc hơi": Ngân hàng nhận lỗi 2 giao dịchVụ 47 tỷ đồng gửi Sacombank "bốc hơi": Ngân hàng nhận lỗi 2 giao dịch
21:27:03 16/01/2025
Ngoại hình tàn tạ của Triệu Lộ Tư khiến 130 triệu người sốc nặngNgoại hình tàn tạ của Triệu Lộ Tư khiến 130 triệu người sốc nặng
23:52:51 16/01/2025
Vợ Duy Mạnh cổ vũ ĐT Việt Nam "bằng cả tính mạng" đến nỗi ngất trên khán đài nhưng bị chồng dỗi vì 1 điềuVợ Duy Mạnh cổ vũ ĐT Việt Nam "bằng cả tính mạng" đến nỗi ngất trên khán đài nhưng bị chồng dỗi vì 1 điều
23:09:45 16/01/2025
MC Hoài Anh VTV đẹp buồn, Thanh Hằng và chồng nhạc trưởng âu yếmMC Hoài Anh VTV đẹp buồn, Thanh Hằng và chồng nhạc trưởng âu yếm
23:36:00 16/01/2025
Jisoo mang thaiJisoo mang thai
22:01:52 16/01/2025
Sau 10 năm sống chung, người mẫu Phan Như Thảo và đại gia Đức An mới kết hônSau 10 năm sống chung, người mẫu Phan Như Thảo và đại gia Đức An mới kết hôn
23:24:46 16/01/2025
Song Hye Kyo thắng đậm giữa nghi vấn bị Song Joong Ki chiếm spotlight bằng màn khóc lóc giả tạoSong Hye Kyo thắng đậm giữa nghi vấn bị Song Joong Ki chiếm spotlight bằng màn khóc lóc giả tạo
23:58:01 16/01/2025

Tin mới nhất

Hơn 1.000 tù nhân Mỹ tham gia chữa cháy rừng ở Los Angeles

Hơn 1.000 tù nhân Mỹ tham gia chữa cháy rừng ở Los Angeles

06:28:27 17/01/2025
Những lính cứu hỏa bị giam giữ đã làm việc suốt ngày đêm để cùng góp sức dập tắt ít nhất 4 đám cháy rừng đang diễn ra trên khắp hạt Los Angeles, Mỹ.
Trung Quốc dự kiến có 9 tỷ chuyến đi trong đợt di cư lớn nhất thế giới

Trung Quốc dự kiến có 9 tỷ chuyến đi trong đợt di cư lớn nhất thế giới

06:24:47 17/01/2025
Kỳ xuân vận tại Trung Quốc đã bắt đầu với dòng người từ các thành phố lớn trở về quê nhà ăn Tết Âm lịch hoặc đi du lịch.
Tổng thống Hàn Quốc có thể bị giam giữ như thế nào?

Tổng thống Hàn Quốc có thể bị giam giữ như thế nào?

06:22:34 17/01/2025
Theo tiền lệ và do địa vị của mình, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol có thể được đưa vào một phòng giam đặc biệt trong vòng 48 giờ sau khi bị bắt.
Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc có thể bị mất học vị tiến sĩ vì bê bối đạo văn

Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc có thể bị mất học vị tiến sĩ vì bê bối đạo văn

06:12:01 17/01/2025
Một đại học ở Hàn Quốc đang cân nhắc việc tước học vị tiến sĩ của Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee sau khi bà bị kết luận có hành động đạo văn trong luận án thạc sĩ.
Cuộc chiến cuối cùng bảo vệ mỏ than cốc chiến lược của Ukraine

Cuộc chiến cuối cùng bảo vệ mỏ than cốc chiến lược của Ukraine

05:54:23 17/01/2025
Từ đó trở đi, những người thợ mỏ mô tả các cuộc tấn công ngày càng diễn ra thường xuyên hơn. Giếng số 3 của mỏ, nằm gần mặt trận nhất, tại làng Pishchane, bắt đầu bị pháo kích thường xuyên.
Lãnh đạo NATO: Đã đến lúc chuyển sang tư duy thời chiến

Lãnh đạo NATO: Đã đến lúc chuyển sang tư duy thời chiến

05:52:33 17/01/2025
Tổng thư ký NATO Mark Rutte kêu gọi các thành viên của liên minh quân sự áp dụng tư duy thời chiến và tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng.
Quốc gia có thể trở thành thách thức kinh tế với châu Âu trong năm 2025

Quốc gia có thể trở thành thách thức kinh tế với châu Âu trong năm 2025

05:52:17 17/01/2025
Tuy nhiên, các thành viên tham dự hội nghị trực tuyến vẫn tin rằng Mỹ sẽ tiếp tục là đồng minh của châu Âu, bất chấp mọi ẩn số xung quanh chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tổng thống Hàn Quốc bị thẩm vấn 200 trang câu hỏi

Tổng thống Hàn Quốc bị thẩm vấn 200 trang câu hỏi

05:50:17 17/01/2025
Cơ quan công tố đã chuẩn bị 200 trang câu hỏi để thẩm vấn Tổng thống Yoon Suk-yeol liên quan đến việc ban bố thiết quân luật bị cho là vi hiến.
Tổng thống Ukraine thừa nhận bổ sung quân số là thách thức lớn

Tổng thống Ukraine thừa nhận bổ sung quân số là thách thức lớn

05:33:38 17/01/2025
Ông giải thích: Đây không chỉ là vấn đề nhân lực. Có những lữ đoàn được trang bị 60-70% vũ khí cần thiết; sốmột hoạt động tốt, trong khi những lữ đoàn khác thì không.
Quan hệ Nga - Iran chuẩn bị xuất hiện bước ngoặt quan trọng

Quan hệ Nga - Iran chuẩn bị xuất hiện bước ngoặt quan trọng

19:53:08 16/01/2025
Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt từ phương Tây và sự thay đổi địa chính trị ở Trung Đông, mối quan hệ này có tiềm năng định hình lại trật tự khu vực.
Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol tiếp tục bị thẩm vấn

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol tiếp tục bị thẩm vấn

19:50:29 16/01/2025
Trước đó, sau hơn 10 giờ thẩm vấn tại văn phòng CIO ở Gwacheon, đêm 15/1, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã bị đưa đến Trại giam Seoul ở Uiwang, cách thủ đô Seoul 22 km về phía Nam.
Nga kiểm soát các mỏ lithium chiến lược của Ukraine và tác động với châu Âu

Nga kiểm soát các mỏ lithium chiến lược của Ukraine và tác động với châu Âu

19:31:24 16/01/2025
Tóm lại, cuộc xung đột đang diễn ra không chỉ ảnh hưởng đến khả năng khai thác lithium của Ukraine mà còn tác động sâu sắc đến nỗ lực của châu Âu trong việc xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu thô độc lập.

Có thể bạn quan tâm

Chồng cũ Triệu Vy - Tỷ phú bị nghi dính líu đến đường dây buôn người sang Myanmar, khiến "Én nhỏ" vội tháo chạy là ai?

Chồng cũ Triệu Vy - Tỷ phú bị nghi dính líu đến đường dây buôn người sang Myanmar, khiến "Én nhỏ" vội tháo chạy là ai?

Sao châu á

06:01:51 17/01/2025
Vụ việc chồng cũ tỷ phú của Triệu Vy bị tố có liên quan đến đường dây lừa đảo, buôn người xuyên biên giới đang gây bàn tán xôn xao trong dư luận Trung Quốc.
Hé lộ phần quà cô dâu hào môn Phương Nhi tặng khách mời trong lễ ăn hỏi

Hé lộ phần quà cô dâu hào môn Phương Nhi tặng khách mời trong lễ ăn hỏi

Sao việt

05:58:53 17/01/2025
Không chỉ chỉn chu trong khâu trang trí, chuẩn bị tiệc trà mà gia đình Phương Nhi và chồng còn tặng quà cho khách mời.
Nữ diễn viên 'Về nhà đi con' tái xuất màn ảnh

Nữ diễn viên 'Về nhà đi con' tái xuất màn ảnh

Hậu trường phim

05:55:17 17/01/2025
Nữ diễn viên phim truyền hình Về nhà đi con từng gây bão trên sóng giờ vàng, Hoàng Kim Ngọc trở lại màn ảnh với vai nữ chính.
Quyền Linh tiếc cho ông chủ tiệm vịt quay khi mẹ đơn thân từ chối hẹn hò

Quyền Linh tiếc cho ông chủ tiệm vịt quay khi mẹ đơn thân từ chối hẹn hò

Tv show

05:54:28 17/01/2025
Ông chủ U.50 đến chương trình Bạn muốn hẹn hò , nhờ Quyền Linh và Ngọc Lan mai mối để tìm hạnh phúc mới sau đổ vỡ hôn nhân, nhưng bị mẹ đơn thân từ chối hẹn hò khiến ai cũng tiếc nuối.
Tóc Tiên thừa nhận không tự tin hát tiếng Anh trong ca khúc mới

Tóc Tiên thừa nhận không tự tin hát tiếng Anh trong ca khúc mới

Nhạc việt

05:53:27 17/01/2025
Nhận được lời mời cover ca khúc Bite Marks , Tóc Tiên không tránh khỏi áp lực vì đây là một bài hát tiếng Anh. Vì thế, cô phải nhờ người hướng dẫn mình cách hát sao cho chuẩn nhất.
Giò bì ớt tai ớt xiêm giòn sần sật, thơm nồng lại có chút cay cay giúp mâm cỗ Tết thêm thú vị

Giò bì ớt tai ớt xiêm giòn sần sật, thơm nồng lại có chút cay cay giúp mâm cỗ Tết thêm thú vị

Ẩm thực

05:51:37 17/01/2025
Với hương vị dai giòn sần sật của tai heo, thơm nồng từ ớt xiêm xanh, món ăn này không chỉ làm mới mâm cỗ Tết mà còn là một món nhậu lý tưởng cho các buổi tụ họp bạn bè dip đầu năm mới.
Đắk Lắk: va chạm với xe tải, một người đàn ông tử vong

Đắk Lắk: va chạm với xe tải, một người đàn ông tử vong

Tin nổi bật

05:23:10 17/01/2025
Theo camera an ninh của người dân ghi lại thì nguyên nhân ban đầu được xác định là do ông K đã điều khiển xe máy vượt lên xe tải và bất ngờ bị té ngã ngay trước đầu xe khiến nạn nhân bị cán tử vong tại chỗ.
Bom tấn cổ trang Việt mới nhá hàng đã gây choáng: Bối cảnh đẹp tới từng khung hình, dàn cast quá xuất sắc

Bom tấn cổ trang Việt mới nhá hàng đã gây choáng: Bối cảnh đẹp tới từng khung hình, dàn cast quá xuất sắc

Phim việt

23:49:57 16/01/2025
Ngay từ những trích đoạn đầu tiên, bộ phim cổ trang này đã khiến khán giả choáng ngợp với bầu không khí bí ẩn, rùng rợn.
Mỹ nam Hoa ngữ "từ anime bước lên màn ảnh" gây bão MXH: Đẹp ngút ngàn còn diễn xuất phong thần, netizen phục sát đất

Mỹ nam Hoa ngữ "từ anime bước lên màn ảnh" gây bão MXH: Đẹp ngút ngàn còn diễn xuất phong thần, netizen phục sát đất

Phim châu á

23:44:22 16/01/2025
Ngay lúc này, những hình ảnh của Nghiêm Khoan trong phim Dị Nhân Chi Hạ 2 (tựa đầy đủ: Dị nhân chi hạ: Quyết chiến Bích Du thôn) đang gây bão cõi mạng.
Giữa nạn cháy rừng, cảnh sát và FBI đến nhà Ben Affleck

Giữa nạn cháy rừng, cảnh sát và FBI đến nhà Ben Affleck

Sao âu mỹ

23:19:34 16/01/2025
TMZ phát hành một đoạn video ghi lại cảnh nam diễn viên Ben Affleck (52 tuổi) đang nói chuyện với cảnh sát đầy căng thẳng bên ngoài ngôi nhà ở Brentwood của anh, nơi gần đám cháy Palisades.
Louis Phạm công khai phẫu thuật thẩm mỹ sau một năm ồn ào, vóc dáng thay đổi ra sao?

Louis Phạm công khai phẫu thuật thẩm mỹ sau một năm ồn ào, vóc dáng thay đổi ra sao?

Sao thể thao

23:11:15 16/01/2025
Cựu VĐV thể dục dụng cụ Phạm Như Phương hay còn được biết đến với cái tên Louis Phạm như khoe loạt ảnh ở viện thẩm mỹ. Cô nàng công khai phẫu thuật nâng ngực ngay sau đó.