Lệnh trừng phạt bổ sung của Trung Quốc với Triều Tiên: Nặng danh, nhẹ thực
Quyết định mở rộng phạm vi áp dụng những biện pháp trừng phạt của Trung Quốc đối với Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này thực chất nặng về danh nghĩa mà nhẹ về thực chất.
Cây cầu bắc qua con sông ở biên giới Triều Tiên – Trung QuốcAFP
Trung Quốc vừa công bố quyết định mở rộng phạm vi áp dụng những biện pháp trừng phạt Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này. Nói là mở rộng bởi sau khi Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc hồi tháng 3 thông qua Nghị quyết số 2270 siết chặt và mở rộng thêm những biện pháp trừng phạt Triều Tiên, Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp riêng theo tinh thần nghị quyết nói trên.
Vì thế, quyết định mới nói trên của Bắc Kinh có mới về một số nội dung liên quan chứ không mới mẻ gì về bản chất. Nhưng nó gây bất ngờ về thời điểm.
Chẳng phải hồi đầu tháng 6, phía Trung Quốc đã đón tiếp đoàn cấp cao của Triều Tiên hay sao? Trung Quốc vẫn là đồng minh và đối tác quan trọng nhất của Triều Tiên và Trung Quốc không có lợi ích gì trong việc giúp các biện pháp của Liên Hiệp Quốc trừng phạt Triều Tiên cộng hưởng tác động và hiệu quả đến mức nước này bị sụp đổ về chính trị và kinh tế. Cho nên quyết định mới nói trên nặng về danh nghĩa mà nhẹ về thực chất.
Video đang HOT
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, ông Ri Su-yong trong chuyến thăm của phái đoàn Triều Tiên đến Trung Quốc hồi đầu tháng6.2016 REUTERS
Trung Quốc muốn thể hiện cho bên ngoài thấy họ thực thi nghiêm chỉnh tinh thần và lời văn của những nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, qua đó vô hiệu hóa những cáo buộc hay luận giải cho rằng Trung Quốc lá mặt lá trái trong chuyện gây áp lực chính trị và kinh tế để Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa. Điều này rất lợi cho thể diện và uy tín của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Triều Tiên càng bất chấp Liên Hiệp Quốc thì Trung Quốc càng khó xử. Vì thế, quyết định trên còn nhằm răn đe và cảnh báo Triều Tiên chớ có tiếp tục thử nghiệm hạt nhân và tên lửa. Ngoài ra, Trung Quốc còn phát đi thông điệp là Triều Tiên không dễ bất chấp lợi ích của Trung Quốc.
La Phù
Theo Thanhnien
Nga theo các nước cấm vận kinh tế, trừng phạt Triều Tiên
Nga đưa ra lệnh cấm vận đối với Triều Tiên sau khi Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc trừng phạt Bình Nhưỡng về chương trình thử hạt nhân hồi đầu năm 2016.
Cây cầu Hữu nghị ở biên giới Nga - Triều TiênREUTERS
Hơn hai tháng sau khi Hội đồng bảo an LHQ đưa ra nghị quyết trừng phạt Triều Tiên hồi đầu tháng 3.2016, Moscow tuyên bố cấm giao dịch tài chính với Bình Nhưỡng và phong tỏa mọi tài khoản do tổ chức và cá nhân Triều Tiên nắm giữ, Radio Free Asia cho hay hôm nay 20.5.
Ngân hàng trung ương Nga cũng cấm giao dịch trái phiếu đang được nắm giữ bởi các cá nhân và tổ chức tài chính Triều Tiên, được xem là những động thái của Moscow ủng hộ nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Liên Hiệp Quốc, hãng tin Yonhap dẫn lại Radio Free Asia. Lệnh trừng phạt trên có hiệu lực tức thì.
Trong khi đó, hãng thông tấn Nga Interfax cho biết sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin cấm vận kinh tế đối với Triều Tiên "có hiệu lực trong vòng 90 ngày kể từ ngày 2.3.2016", đóng tất cả tài các ngân hàng, chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp Triều Tiên tại Nga.
Korea Times dẫn lại Interfax cho biết sắc lệnh của Tổng thống Nga còn cấm nhập các nguyên liệu khoáng sản, trong đó có than, thép, sắt, vàng và tian từ Triều Tiên.
Hôm qua 19.5, Thụy Sĩ là quốc gia tiếp theo tuyên bố áp dụng những biện pháp tài chính nhằm hạn chế giao dịch và phong tỏa tài sản có liên quan đến Triều Tiên, và được Hàn Quốc hoan nghênh. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói rằng hành động của Thụy Sĩ sẽ góp phần làm cho nghị quyết của Liên Hiệp Quốc hiệu quả hơn, theo Yonhap.
Triều Tiên liên tục phỏng thử tên lửa và thử hạt nhân. REUTERS
Triều Tiên đã phóng tên lửa và thử hạt nhân hồi tháng 1 và 2.2016, hành động được cho là khiêu khích, đe dọa an ninh thế giới. Liên Hiệp Quốc phản đối Bình Nhưỡng dù đã có nghị quyết cấm những vụ thử này. Nghị quyết tăng thêm lệnh trừng phạt của Hội đồng bảo an hồi tháng 3.2016 nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới, trong đó Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật.
Trong đại hội đảng của đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 7 tổ chức từ 6 - 10.5 vừa qua, Bình Nhưỡng tuyên bố vẫn tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân, khiến thế giới tiếp tục lo ngại.
Nga là một trong những cường quốc thận trọng trong việc áp dụng lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên nhưng đã phải thay đổi lập trường sau nhiều lần thúc giục Bình Nhưỡng thể hiện trách nhiệm của một nước thành viên Liên Hiệp Quốc.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Triều Tiên sắp họp quốc hội, phê chuẩn danh sách nhân sự cấp cao Triều Tiên hôm nay cho biết sẽ họp quốc hội trong tháng 6 để phê chuẩn những thay đổi nhân sự cấp cao trong Đại hội đảng tháng trước. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Đại hội đảng Lao động Triều Tiên hồi tháng 5. Ảnh:Reuters Theo KCNA, phiên họp lần thứ 4 của quốc hội Triều Tiên khóa 13 sẽ được bắt...