Lệnh phong tỏa Vũ Hán bị ví như ‘búa tạ’
Việc Trung Quốc phong tỏa Vũ Hán để ngăn virus corona là quá mạnh tay và có thể khiến tình hình tệ hơn, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.
“Đã có những vấn đề lớn trong phản ứng của Trung Quốc đối với virus corona khiến dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn”, Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) Kenneth Roth nói với các phóng viên ở Geneva, Thụy Sĩ hôm nay, dù ông cho rằng Trung Quốc đáng được ghi nhận vì đã chia sẻ thông tin về chuỗi ADN của loại virus này từ sớm.
Theo Roth, việc chính phủ Trung Quốc ra lệnh phong tỏa Vũ Hán và các thành phố trong tỉnh Hồ Bắc trong nỗ lực kiềm chế virus corona là cách làm kiểu “búa tạ” và khó phát huy hiệu quả.
Bệnh nhân nhiễm nCoV được điều trị tại bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán hôm 5/2. Ảnh: AFP.
“Các biện pháp cách ly được giới y tế ủng hộ thường có mục tiêu cụ thể hơn nhiều. Chúng nhắm tới những người đã được xác định là nhiễm virus” thay vì cả một thành phố, Roth giải thích.
“Người dân ở đó cần được ăn, ở, điều trị, nhưng có những lỗ hổng lớn trong cách chính phủ Trung Quốc đáp ứng các nhu cầu cá nhân này. Đây không phải là cách tiếp cận hướng tới quyền lợi của cộng đồng, mà là điều trị y tế kiểu búa tạ”, giám đốc HRW nói.
Roth cũng chỉ trích việc Trung Quốc không công khai thông tin trong những ngày đầu dịch bùng phát cũng như những nỗ lực sau đó của nhà chức trách nhằm dập tắt chỉ trích của dư luận trên mạng xã hội.
“Không có chỗ cho bí mật trong phòng chống dịch bệnh”, Roth nói. “Đó là thời điểm để minh bạch hoàn toàn thông tin, ngay cả khi nó gây xấu mặt, bởi sức khỏe cộng đồng phải được “đặt lên trên hết”.
Dịch viêm phổi cấp do chủng mới virus corona (nCoV) khởi phát từ Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc. Dịch đã lan ra 26 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến 565 người chết và 28.276 người nhiễm bệnh trên toàn thế giới.
Tòa án Tối cao Trung Quốc tháng trước cho rằng việc cảnh sát truy quét quá mức các tin đồn trên mạng về dịch bệnh đã làm xói mòn niềm tin của công chúng. Trung Quốc thông báo dịch với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 31/12. Một ngày sau đó, 8 người bị cảnh sát bắt vì viết trên mạng xã hội rằng Vũ Hán đang chịu đợt dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng), đại dịch đã giết chết gần 800 người trên thế giới năm 2002-2003.
Nhà chức trách Vũ Hán cũng bị chỉ trích vì đã giữ kín thông tin về dịch bệnh suốt nhiều tuần trước khi công bố.
Các nước có bệnh nhân nhiễm virus corona. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ.
Huyền Lê (Theo AFP)
Theo vnexpress.net
Thủ tướng Hun Sen không thể đến Vũ Hán do Trung Quốc bận rộn dập dịch
Bộ Ngoại giao Campuchia thông báo do Trung Quốc quá bận rộn với công tác dập dịch viêm phổi do chủng mới của vi rút Corona gây ra nên không thể sắp xếp đưa Thủ tướng Hun Sen đến thăm sinh viên Campuchia ở tâm dịch Vũ Hán.
Thủ tướng Hun Sen không thể đến thăm Vũ Hán do phía Trung Quốc đang bận rộn dập dịch viêm phổi cấp do vi rút Corona mới, theo Bộ Ngoại giao Campuchia Ảnh Reuters
Ông Hun Sen sẽ trở thành lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc kể từ khi vi rút Corona chủng mới (nCoV) bùng phát từ thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) cuối năm 2019 và đến nay lây nhiễm cho hơn 24.000 người, làm chết hơn 490 người ở Trung Quốc.
Hơn 60 triệu người đang bị cách ly tại Vũ Hán cùng những khu vực lân cận ở tỉnh Hồ Bắc. Nhiều quốc gia lần lượt điều máy bay đưa công dân rời khỏi Vũ Hán.
Tại buổi họp báo sau hội nghị thượng đỉnh ở Hàn Quốc ngày 4.2, ông Hun Sen tuyên bố ông đã thông báo với chính phủ Trung Quốc về kế hoạch đến thăm các du học sinh Campuchia ở Vũ Hán. "Tại sao tôi lại không dám đến Vũ Hán để thăm các sinh viên Campuchia đang học ở đó?", Thủ tướng Hun Sen nói.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Seoul ngày 4.2 Ảnh FB Thủ tướng Hun Sen
Sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Campuchia Koy Kuong thông báo Trung Quốc không thể tổ chức chuyến đi đến Vũ Hán, theo Reuters.
"Do Trung Quốc đang quá bận rộn trong cuộc chiến chống lại vi rút Corona mới nên chính quyền Vũ Hán không có đủ thời gian để đón tiếp chu đáo Thủ tướng Hun Sen. Thay vào đó, Trung Quốc tạo điều kiện cho Thủ tướng Hun Sen đến thăm Bắc Kinh, nhưng ông đã chọn cách bay về Campuchia", ông Koy Kuong nói.
WHO: Dịch viêm phổi do vi rút corona "không phải đại dịch"
Tuy nhiên, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh xác nhận ông Hun Sen sẽ đến Bắc Kinh ngày 5.2 và gặp Chủ tịch Tập Cận Bình cùng Thủ tướng Lý Khắc Cường.
"Chúng tôi thấu hiểu mối lo ngại của Thủ tướng Hun Sen về các du học sinh. Tuy nhiên, chúng tôi đang nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan ở Vũ Hán. Do thời gian hạn hẹp nên chúng tôi không thể sắp xếp cho Thủ tướng Hun Sen đến Vũ Hán. Trung Quốc sẽ đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho du học sinh Campuchia", bà Hoa nói.
Trước đó, chính phủ Campuchia tuyên bố sẽ không sơ tán công dân khỏi Trung Quốc hoặc tạm dừng những chuyến bay qua lại với Trung Quốc, trong khi các quốc gia Đông Nam Á khác đã áp dụng biện pháp thận trọng hơn.
Bên trong thành phố 'vi rút corona' Vũ Hán: chỉ toàn thấy người 'giả'
Thủ tướng Hun Sen đã nhấn mạnh quyết định không sơ tán du học sinh Campuchia khỏi Vũ Hán là "hình thức ngoại giao mềm", đồng thời cảnh báo Trung Quốc có thể ngừng cấp học bổng nếu họ rời khỏi tâm dịch. Trung Quốc chiếm khoảng 70% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Campuchia, vốn được xem là yếu tố giúp nước này tăng trưởng kinh tế khoảng 7% trong những năm gần đây.
Campuchia xác nhận chỉ có một trường hợp nhiễm nCoV ngày 2.2 và ông Hun Sen nhấn mạnh Campuchia đã kiểm soát được tình hình.
Theo thanhnien.vn
Nhật ký của chàng trai vừa rời khỏi tâm dịch Vũ Hán Công dân Australia Daniel Ou Yang, 21 tuổi kể lại những giờ phút căng thẳng trong hành trình sơ tán khỏi tâm dịch do virus corona mới gây ra ở Vũ Hán. Trong khi số người được phát hiện nhiễm virus corona mới đang tăng nhanh mỗi ngày, chính phủ nhiều nước đã quyết định sơ tán công dân của mình khỏi tâm...