Lệnh phong tỏa ở Ấn Độ nguy cơ thành ‘thảm họa nhân đạo’
3 tuần phong tỏa ở Ấn Độ đang hủy hoại người nghèo, những người bị cách ly mà không có thức ăn hay việc làm, phải chịu sự đối xử tàn bạo của cảnh sát.
Một “ thảm họa nhân đạo” đang xảy ra ở Ấn Độ, nguy cơ có tác động khủng khiếp hơn cả cơn khủng hoảng y tế đang ảnh hưởng đến 1,3 tỷ người khi nước này quyết định phong tỏa toàn quốc trong 3 tuần. 2/3 dân số Ấn Độ là người nghèo, sống với ngân sách 2 USD một ngày. Đây là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt phong tỏa. Họ bị bắt buộc cách ly mà không có thực phẩm và bị đánh đập bởi cảnh sát nếu dám bước chân ra đường.
Mặc dù những dịch vụ thiết yếu và các cửa hàng tạp hóa vẫn được phép hoạt động, nhiều cảnh sát trên cả nước bắt đầu hung hăng, đe dọa chủ cửa hàng và ngăn chặn việc nhập thức ăn nếu không đút lót cho họ. Cảnh sát Mumbai và nhiều nơi khác lật đổ những xe đẩy đầy hoa quả và rau, trong khi những thực phẩm từ các trang trại thối rữa trong những xe tải tại các cửa ngõ bị chặn.
Những người lao động nhập cư ở Ghaziabad, ngoại ô New Delhi, trèo lên xe buýt đông đúc cố gắng trở về quê hương. Ảnh: Reuters.
Do không có sự can thiệp của nhà nước, việc cảnh sát lộng hành có nguy cơ gây ra “nạn đói nhân tạo”, khiến hàng triệu người nghèo bị ảnh hưởng. Những người lao động đơn giản ở Ấn Độ chiếm 93% trong tổng số 540 triệu người lao động. Họ không có hợp đồng viết tay, không được trả lương khi tạm nghỉ và không đủ điều kiện để hưởng bất kỳ phúc lợi nào. Hầu hết số tiền họ kiếm được đều để gửi về nhà. Họ còn rất ít tiền để dựa vào khi không có việc trong thời gian phong tỏa. Họ không thể đi làm khi những nơi này đóng cửa, nhiều người bị đuổi ra khỏi nhà thuê vì chủ nhà lo sợ họ không trả tiền nhà.
Khán giả truyền hình và người dùng mạng xã hội kinh hoàng trước cảnh tượng hàng trăm người lao động thất nghiệp bủa vây những bến xe bus để được về quê sau lệnh phong tỏa. Khi cả phương tiện công cộng lẫn tư nhân bị cấm, nhiều người không còn lựa chọn nào khác ngoài chất đồ đạc trên lưng và đi bộ. Nhiều người phải đi bộ đến 500 km. Có người đi cùng gia đình và trẻ nhỏ, phải tránh sự tấn công của cảnh sát trên đường đi. Một trường hợp cảnh sát bắt người dân nhảy trên đường ray trong khi đeo ba lô nặng, như một hình phạt vì đi ra ngoài. Một người đàn ông vì quá mệt mỏi nên đã gục ngã sau 3 ngày đi bộ mà không được ăn uống gì.
Nhiều cá nhân và tổ chức tôn giáo đang cung cấp thực phẩm vì chính phủ không trợ giúp họ. Thường thì họ phải đút lót cho cảnh sát để được làm từ thiện. Cảnh sát ở tỉnh Bihar bắn vào chân một tài xế xe tải sau khi người này từ chối đút lót 67 USD để được di chuyển.
Video đang HOT
Cảnh sát Ấn Độ chặn những người lái xe ở Mumbai khi đất nước phong tỏa. Ảnh: AP.
Một số cửa hàng thiết yếu trong các thị trấn và thành phố tiếp tục kinh doanh dù hàng hóa có hạn. Tình hình ở các vùng quê còn bi đát hơn, cảnh sát tự cho mình là pháp luật và bắt đầu kiểm soát chặt chẽ. Việc cảnh sát tự do hoạt động mạnh tay gần đây đã được công nhận ở Ấn Độ. Họ “ra quân” thời gian qua khi người dân phản đối một đạo luật do chính phủ cầm quyền của Đảng Bharatiya Janata (BJP) đưa ra.
Mặc dù cảnh sát bắn hạ ít nhất 25 người biểu tình ở tỉnh Uttar Pradesh vào hồi tháng 12, Bộ trưởng Adityanath nói rằng những người chết là nạn nhân của súng đạn từ phía người biểu tình. Ông khen ngợi cảnh sát vì hành động chống lại những người biểu tình. Thủ tướng Narendra Modi và Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah cũng cho họ quyền giải quyết bất kỳ vụ việc nào.
Tình hình hiện tại xảy ra vì người dân không có đủ thời gian để chuẩn bị. Modi chỉ thông báo 3 ngày trước giới nghiêm và tuyên bố phong tỏa 3 tuần trên truyền hình vào 8 giờ tối 25/3, có hiệu lực ngay sau 4 tiếng.
Một cảnh sát đánh đập người đàn ông bằng gậy vì không tuân thủ quy tắc trong thời gian phong tỏa. Ảnh: DPA.
Cuộc khủng hoảng của người nghèo khiến việc đối phó với dịch bệnh của Ấn Độ thêm khó khăn. Trung bình có 0.55 giường bệnh trên 1.000 người và một bác sĩ trên 1.457 người, con số này ở những vùng nông thôn còn thấp hơn nữa. Trong khi ngân sách năm 2020 – 2021 cho quân đội là 43 tỷ USD, ngân sách cho y tế chỉ chiếm 1/5 trong số đó với 9,2 tỷ USD.
1.071 ca nhiễm Covid-19 và 29 ca tử vong ở Ấn Độ tính đến ngày 30/3 – không đáng sợ như ở Italy, Mỹ, hay Trung Quốc – nhưng sẽ là “thảm họa” nếu đất nước này không có biện pháp ngăn chặn bằng cách khuyến cáo người dân ở nhà, hạn chế tiếp xúc xã hội hay vệ sinh cá nhân. “Cách biệt cộng đồng” là cụm từ xa lạ ở một đất nước có mật độ dân số cao nhất thế giới. Ấn Độ có dân số ngang Trung Quốc nhưng họ tập trung vào một khu vực nhỏ bằng 1/3 diện tích Trung Quốc.
Thủ phủ tài chính Mumbai với dân số 24 triệu người, bằng dân số của Australia, nước có diện tích to gấp 2,5 lần Ấn Độ. Thêm nữa, khoảng 1/5 những người từ quê lên thành phố ở Ấn Độ sống ở trong những khu ổ chuột đông đúc và phải dùng chung nhà vệ sinh bẩn thỉu.
Ấn Độ có thể trở thành điểm nóng về Covid-19. Một số nghiên cứu cho thấy tình hình đang nhanh chóng xấu đi dù đã phong tỏa đất nước. Nếu không kiểm soát tốt, khả năng gần một triệu trường hợp nhiễm và hơn 30.000 ca tử vong sẽ xảy ra đến cuối tháng 5 ở Ấn Độ.
Huyền Anh
Vụ cưỡng hiếp, sát hại cô gái chấn động Ấn Độ: Nạn nhân bị thiêu sống
4 nghi phạm đã nhận tội cưỡng hiếp và sát hại cô gái Ấn Độ 27 tuổi, sau đó thiêu sống cô gái để phi tang chứng cứ, cảnh sát thành phố Hyderabad của Ấn Độ xác định.
Hiên trường nơi cô gái Ấn Độ bị thiêu sống.
Theo CNN, vụ việc xảy ra hôm 27.11 đã một lần nữa gây chấn động ở đất nước chưa có cách đối phó hiệu quả với nạn hiếp dâm.
"4 nghi phạm bị bắt giữ đã nhận tội tấn công tình dục. Do bị đánh đập và hành hạ, nạn nhân rơi vào tình trạng nửa tỉnh nửa mê", R. Venkatesh, sỹ quan ở đồn cảnh sát Shamshabad, Hyderabad, nói với CNN.
"Các nghi phạm đưa nạn nhân lên một chiếc xe tải, lái đến địa điểm khác. Chúng đưa cô gái đến một gầm cầu, đổ xăng lên châm lửa đốt khi nạn nhân vẫn còn sống", Venkatesh nói thêm.
Đám đông phẫn nộ biểu tình đòi công lý.
Kết quả pháp y không thể kết luận cô gái có bị cưỡng hiếp hay không vì thi thể bị thiêu rụi gần như hoàn toàn. Gia đình chỉ có thể nhận ra cô gái nhờ những vật đeo trên người. Danh tính nạn nhân không được công bố theo quy định giấu kín tên tuổi những người bị tấn công tình dục.
4 người đàn ông dự kiến sẽ sớm ra tòa xét xử với mức án cao nhất phải đối diện là án tử hình. Vụ việc dấy lên làn sóng phẫn nộ mới ở Ấn Độ. Hàng trăm người biểu tình bao vây đồn cảnh sát ở Hyderabad khiến các cảnh sát phải huy động thêm lực lượng đối phó.
Theo danviet.vn
Danh xưng "Con đường Tơ lụa" vốn dĩ không phải của Trung Quốc? ó vẻ như Trung Quốc đang cố tận dụng các chi tiết mơ hồ trong lịch sử để cổ xúy cho "Con đường Tơ lụa" hiện đại và sáng kiến "Vành đai và Con đường". Theo những gì mà truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên truyền thì sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Chủ tịch Tập Cận Bình đang...