“Lệnh miệng” và lạm quyền
Thực ra, “ lệnh miệng” cũng có tác dụng và hiệu quả trong lãnh đạo, quản lý với điều kiện là người ra lệnh phải rất am hiểu, nắm chắc tình hình công việc và chất lượng đội ngũ cán bộ.
Tuy nhiên, do quan liêu và quen thói lạm quyền, lộng quyền nên nhiều người bị mắc hội chứng “lệnh miệng”.
“lệnh miệng” là một phần của tư duy né, sợ trách nhiệm cần phải loại bỏ sớm.
Anh Hòa, trợ lý của cơ quan đang trầm tư bên chiếc máy tính, kỳ cạch chuẩn bị báo cáo thì ông Hào, Phó Chủ tịch xã xuất hiện với tập giấy A4 chi chít chữ trên tay.
Ông Hào nói oang oang như chỗ không người, khiến Hòa không có cơ hội phản đổi.
- Làm gì cậu cũng dừng lại ngay. Cậu soạn cho tôi cái công văn này để gửi gấp lên trên. Văn phòng UBND huyện đang cần số liệu để báo cáo Chủ tịch vào ngày mai.
Đã quen với những tình huống như vậy nên anh Hòa lẳng lặng đón tập giấy A4 với một đống “gà mái ấp” với chi chít số liệu và những ký hiệu, từ viết tắt phải luận mãi mới ra.
Anh cặm cụi làm việc, mặt như đeo thớt. Hơn nửa tiếng sau, anh đứng dậy vươn vai, miệng lẩm bẩm: “Ôi lệnh miệng… mệt với nó!”.
Thực tế cho thấy, trường hợp khổ vì “lệnh miệng” như anh Hòa không phải là hiếm xảy ra ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Ý và lời nói của thủ trưởng có uy lực như mệnh lệnh chiến đấu vốn có từ thời chiến phải chấp hành tuyệt đối có cách đây mấy chục năm đã trở thành thói quen ăn sâu, bám rễ trong ý thức hệ.
Trái ý thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương là coi chừng không mất việc về “đuổi gà cho vợ” thì sớm muộn cũng sẽ bị điều chuyển đến những chỗ “chó ăn đá, gà ăn sỏi”.
Video đang HOT
Thế nên hiện nay, một bộ phận cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị và địa phương đã đúc kết việc này thành phương châm để được sống, làm việc an phận, hưởng lộc và tiến thân là: Ăn theo thủ trưởng, nói theo thủ trưởng và vui chơi cùng thủ trưởng.
Bản thân tôi từng chứng kiến sự việc rất xảy ra cách đây không lâu ở một đơn vị. Khi đang giao ban cơ quan thì đồng chí chánh văn phòng thông báo với giám đốc tin đột xuất là xe chở hàng của công ty gây tai nạn cho người đi đường. Vì thế mà sẽ không giao được cho khách hàng đúng hợp đồng.
Nghe thế, giám đốc đứng bật dậy khỏi ghế và quát mắng: Các anh làm ăn thế đấy. Có mỗi cái xe mà cũng không điều khiển nổi thì làm cái gì. Kỷ luật, phải kỷ luật thật nặng lái xe, làm gương cho người khác.
Bẵng đi một thời gian, khi văn phòng mang quyết định kỷ luật sang để giám đốc ký thì ông tả hỏa phát hiện người lái xe ấy là cháu ruột của mình. Ông trách chánh văn phòng không chịu báo cáo mà tự ý lập hồ sơ kỷ luật. Chánh văn phòng xoa tay khét lẹt và bẩm báo là làm theo kết luận của thủ trưởng trong giao ban hẳn hoi.
Đến đây, ông giám đốc mới thuộn mặt và buột miệng: Nguy hiểm quá! Rồi ông bảo là sẽ quyết định sau. Sau thời gian dài, quyết định kỷ luật chẳng được ký, sự việc cũng rơi vào im lặng và người lái xe vốn là cháu ruột của giám đốc vẫn cứ làm việc như chẳng có chuyện gì xảy ra.
Hiện nay, lạm quyền trong các cơ quan công quyền của ta đã đến mức báo động. Biểu hiện của lạm quyền không chỉ có ở các quyết định của người đứng đầu các cơ quan đơn vị mà còn có ở các câu “lệnh miệng”.
“Lệnh miệng” đã đáng sợ nhưng “tư duy lệnh miệng” ăn sâu còn đáng sợ hơn. Có kẻ vốn phát triển bằng cách “ôm chân” thủ trưởng nên tương kế tựu kế, dùng “tư duy lệnh miệng” để làm oai và thu lợi.
Do biết tâm lý ngại không chịu tiếp xúc thường xuyên với thủ trưởng để xin ý kiến chỉ đạo cặn kẽ, hoặc do làm sai quá nhiều và sợ làm không trúng ý thủ trưởng nên có tình trạng người chủ trì cấp dưới điện thoại tới các trợ lý để thăm dò ý thủ trưởng. Thế là các anh trợ lý “vẽ đường cho hươu chạy” bằng cách cách khác nhau theo kiểu “nâng đỡ không trong sáng”. Hậu quả của nó là gì?
Các đề án, dự án và rộng hơn nữa là chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước bị làm sai, bị bóp méo, bị lái theo hướng có lợi cho cơ quan, đơn vị, địa phương thì ít mà có lợi cho cá nhân và một nhóm người thì nhiều. Đây chính là gốc gây ra hiện tượng khiếu kiện và mất đoàn kết đang ngày càng trầm kha.
Thực ra, “lệnh miệng” cũng có tác dụng và hiệu quả trong lãnh đạo, quản lý với điều kiện là người ra lệnh phải rất am hiểu, nắm chắc tình hình công việc và chất lượng đội ngũ cán bộ.
Tuy nhiên, do quan liêu và quen thói lạm quyền, lộng quyền nên nhiều người bị mắc hội chứng “lệnh miệng”. Bất cứ chỗ nào, bất cứ việc gì họ cũng đều sử dụng “lệnh miệng” để phát huy quyền năng tối thượng người đứng đầu.
Nhiều người còn lạm dụng “lệnh miệng” trong cả công tác cán bộ khi quyết định cất nhắc một ai đó vào các vị trí công tác mà chẳng cần biết quy định và quy trình bổ nhiệm, đề bạt ấy có đúng thẩm quyền và chức năng hay không?
Có thể nói, “lệnh miệng” là con đẻ của thói quan liêu, lạm quyền và tư duy lãnh đạo, quản lý Thiên tử, độc đoán, chuyên quyền, hoàn toàn không phù hợp với tư duy dân chủ trong xã hội hiện đại ở thời công nghệ 4.0.
Tuy nhiên, điều đáng buồn hơn nữa là việc bắt nhịp với tư duy về phong cách lãnh đạo, quản lý hiện đại ở nước ta chẳng có chuyển biến nhiều.
Hiện nay, trong các báo cáo, không ít cơ quan, đơn vị, địa phương luôn luôn nhắc đến kết quả thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, Chỉ thị 05 chưa thực cho ra kết quả mong muốn một cách sâu rộng mà vô hình lại trở thành bình phong, là cơ sở để các cơ quan, đơn vị, địa phương có cớ kể nể thành tích, che lấp đi những khuyết điểm, việc làm sai trái.
Trong kỳ họp thứ tám của Quốc hội khóa XIV, khi xem xét sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và viên chức, nhiều đại biểu đã bàn, tranh luận khái niệm nhân tài.
Tuy nhiên, có một điều mà các đại biểu chưa nhắc đến là, để có nhân tài phục vụ Tổ quốc và nhân dân cần phải có môi trường phát triển hết sức trong sáng, lành mạnh và thực sự là “bệ phóng” cho tài năng phát triển.
Môi trường ấy là sản phẩm của sự trung thực, của tinh thần cống hiến thực sự và ở đó không bao giờ cho phép sự tồn tại của hiện tượng quan liêu, lộng quyền, lạm quyền mà con đẻ của nó chính là “tư duy lệnh miệng” đang tồn tại dai dẳng.
Đấu tranh gạt bỏ “tư duy lệnh miệng” trong các cơ quan, đơn vị, địa phương phải bắt đầu từ người chủ trì và đội ngũ cán bộ chủ chốt trên tinh thần quyết liệt và tư duy làm việc khoa học. Đó là cách tốt nhất để xây dựng môi trường chuyển mạnh sang nền hành chính mang tư phục vụ. Tuy nhiên, nói thì dễ chứ thực hiện thì không thể hy vọng một sớm một chiều.
Theo viettimes
Nhiệm vụ "gác cửa" của ngành tổ chức xây dựng Đảng
Xây dựng được đội ngũ cán bộ đủ tài đức thuộc trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, nhưng trước hết là của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ.
Trong lúc cả nước đang chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng, nhiệm vụ của ngành tổ chức xây dựng Đảng càng trở nên nặng nề và hết sức quan trọng, đảm bảo gác cửa, ngăn chặn cán bộ vi phạm, thoái hóa, biến chất vào bộ máy nhưng sẽ rộng cửa đón người tài, đức.
Lãnh đạo TPHCM chúc mừng 5 tân Thành ủy viên Thành ủy TPHCM. Ảnh: VIỆT DŨNG
1. Trong lịch sử gần 90 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ và xem đó là vấn đề trọng yếu liên quan đến sự vững mạnh của Đảng. Năm 1947, trong khi cuộc kháng chiến của dân tộc đang ở vào giai đoạn gay go quyết liệt, giữa núi rừng Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm nổi tiếng Sửa đổi lối làm việc, trong đó có những lời chỉ dẫn đặc biệt sâu sắc: "Cán bộ là gốc của mọi công việc". Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, khi đã có đường lối cách mạng đúng đắn thì công tác cán bộ là khâu quyết định "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém".
Vai trò, trách nhiệm chọn người có tài, có đức là của các cấp ủy, nhưng trước hết là của các cơ quan tham mưu và chuyên môn về công tác cán bộ. Bởi lẽ, công tác cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tham mưu, đề xuất với các tổ chức Đảng trong việc tuyển chọn, bố trí, sử dụng, thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự vì nước vì dân.
Kỷ niệm Ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng Đảng năm nay (14-10-2019) cũng là dịp các cấp ủy Đảng tập trung chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Hội nghị Trung ương 11 khóa XII đã bàn và quyết định nhiều vấn đề hệ trọng. Đối với mỗi đại hội Đảng các cấp, ngoài vấn đề xây dựng văn kiện về chính trị, tư tưởng, đường lối phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, ngoại giao thì có một vấn đề hết sức quan trọng đó là khâu tổ chức, nhân sự, con người.
2. Từ đây đến Đại hội lần thứ XIII của Đảng, chắc chắn Trung ương sẽ có các hội nghị chuyên đề về vấn đề con người, nhất là lựa chọn đội ngũ cán bộ chiến lược. Cách mạng là sự nghiệp của Nhân dân, nhưng người lãnh đạo chủ chốt của các cấp cũng có vị trí vai trò quyết định đến sự tồn vong của Đảng và của chế độ.
Một người lãnh đạo thường trải qua nhiều quá trình hoạt động, nhiều cương vị khác nhau. Kết quả công tác của họ chính là thước đo quan trọng để đánh giá về người cán bộ ấy. Một cán bộ thật sự vì dân, vì nước chắc chắn không thể "nuốt trôi" vài ly rượu ngoại bằng cả tạ lúa của người nông dân. Một nhà lãnh đạo thật sự tâm huyết, yêu nước, yêu dân sẽ không sống xa hoa, không "cưỡi" chiếc xe trị giá cả ngàn con trâu; sẽ không ở trong những tòa lâu đài, biệt phủ khi xung quanh mình còn nhiều người dân cơ cực, khó khăn. Một nhà lãnh đạo tận tâm, vì nước vì dân chắc chắn sẽ không tổ chức lễ lạt linh đình, không tổ chức tang lễ rình rang, không xây mồ mả quá lớn. Và, cao hơn hết, một nhà lãnh đạo tận tâm, thật sự vì dân vì nước là người luôn thao thức, đau đáu với vận mệnh của đất nước và số phận của dân tộc mình, trước những khó khăn, cơ khổ của đồng bào.
Như vậy, một cán bộ, một lãnh đạo vì dân, vì nước sẽ gần dân hơn, hiểu dân hơn, thấu lòng dân hơn để không ban hành, cho ra đời những chính sách làm cho lòng dân ta thán. Họ sẽ không có "sân trước, sân sau", không lợi dụng chức vụ để trục lợi, không để người thân lợi dụng uy tín của mình để sống xa hoa, lãng phí. Và chắc chắn, nếu là đồng tiền "mồ hôi xương máu" của bản thân thì những nhà lãnh đạo thật sự vì dân vì nước cũng không thể "dũng cảm" đeo những chiếc đồng hồ, cầm tay những chiếc điện thoại có giá nhiều tỷ đồng...
Thực tế đã chứng minh rất nhiều bài học cay đắng của việc lựa chọn cán bộ cấp chiến lược sai lầm dẫn tới những hệ quả vô cùng tai hại. Việc lựa chọn, bố trí sai người này để lại tác hại không lường đối với xã hội, đặc biệt là làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ, vào bộ máy công quyền. Đó là mất mát lớn nhất, khó có gì bù đắp.
3. Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII đề ra một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng là: "Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền vào đội ngũ cán bộ cấp chiến lược". Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 11 khóa XII, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh: "Chúng ta đang tích cực chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, phải kiên quyết không để lọt vào cấp ủy những cán bộ vi phạm, thoái hóa, biến chất".
Vậy nên, trách nhiệm của ngành tổ chức xây dựng Đảng càng trở nên nặng nề và hết sức quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Đó là trách nhiệm trong việc tham mưu, đề xuất giải pháp, cơ chế đặc biệt để hạn chế đến mức thấp nhất những kẻ cơ hội, háo danh, chạy chức, chạy quyền hoặc tham vọng quyền lực với động cơ không trong sáng, lọt vào hàng ngũ. Việc giới thiệu vài ba người vào một vị trí tranh cử cần được quan tâm xét đến. Khi đó, tất cả những người này sẽ phải tranh luận công khai, công bố chương trình hành động để người dân giám sát. Đặc biệt, cơ quan tham mưu, đề xuất về công tác cán bộ phải thật sự là một "thánh đường" mà ở đó hoàn toàn loại bỏ việc chạy chức, chạy quyền.
VŨ TRUNG KIÊN
Theo SGGP
Ưu tiên nguồn lực tạo đột phá phát triển vùng dân tộc thiểu số Ngày 11/10, tỉnh Kon Tum đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ III năm 2019. Ảnh VGP/Bạch Dương Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở khu vực Bắc Tây Nguyên với 30 dân tộc anh em, chiếm 53,18% dân số toàn tỉnh, có 7 dân tộc tại chỗ gồm: Xơ...