Lệnh đeo khẩu trang giúp Đức giảm gần 50% ca nCoV
Nghiên cứu mới chỉ ra quy định đeo khẩu trang bắt buộc đã giúp giảm 47% số ca nhiễm nCoV mới ở Đức sau 20 ngày thực hiện.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Đức công bố trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ hôm 3/12 cho thấy lệnh đeo khẩu trang bắt buộc được áp dụng từ 20 ngày trước đã giúp số ca nhiễm nCoV của Đức giảm từ 15-75% tùy từng khu vực. Trong đó, mức giảm mạnh nhất được ghi nhận ở các thành phố lớn nhất của Đức.
Nhóm nghiên cứu kết luận đeo khẩu trang có thể giảm tốc độ tăng số ca nhiễm hàng ngày khoảng 47%.
Tại thành phố Jena, phía đông nước Đức, nơi đầu tiên thực hiện quy định đeo khẩu trang bắt buộc nơi công cộng hồi tháng 4, ghi nhận mức giảm 75% sau 20 ngày thực hiện quy định.
“Nói một cách đơn giản, nếu khu vực bình thường ghi nhận 100 ca nhiễm mới trong 20 ngày, khu vực đeo khẩu trang chỉ báo cáo 25 ca”, nhóm nghiên cứu nói. “Đối với nhóm tuổi ngoài 60, mức giảm có thể lên tới hơn 90%”.
Video đang HOT
Người dân Đức đeo khẩu trang trên phố ở Berlin hồi tháng 10. Ảnh: Reuters.
Nghiên cứu đã so sánh dữ liệu từ 401 khu vực đô thị ở Đức thực hiện quy định đeo khẩu trang bắt buộc trong các thời điểm khác nhau. Ngoài Jena, 6 khu vực đô thị khác ở Đức đã yêu cầu người dân đeo khẩu trang trước khi các bang của họ thực hiện quy định phòng dịch này. Tất cả các bang ở Đức đã áp dụng chính sách đeo khẩu trang bắt buộc trong khoảng thời gian 20-29/4.
Nghiên cứu cũng chỉ ra việc tìm mua khẩu trang trên mạng ở Đức đã đạt kỷ lục vào ngày 22/4, khi quy định đeo khẩu trang bắt buộc được thông báo áp dụng ở tất cả các bang.
Nhóm nghiên cứu cho biết khẩu trang là biện pháp rất kinh tế để chống lại Covid-19, bởi “chi phí gần như bằng 0 so với các biện pháp y tế cộng đồng khác”, như đóng cửa nhà hàng, trường học, cấm tụ tập, giãn cách xã hội hay cách ly.
Trong khi khẩu trang được sử dụng rộng rãi ở châu Á, nhiều nước phương Tây lại tỏ ra hoài nghi về lợi ích của biện pháp này và chần chừ ra quy định đeo khẩu trang bắt buộc.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 2/12 đã tiếp tục khuyến cáo mọi người đeo khẩu trang trong các cơ sở y tế hoặc địa điểm trong nhà có khả năng thông gió kém.
Covid-19 đã khiến hơn 66 triệu người nhiễm và hơn 1,5 triệu người chết trên toàn cầu, trong đó Mỹ, Ấn Độ và Brazil là ba quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đức đã báo cáo hơn 1,5 triệu ca nhiễm và hơn 18.500 ca tử vong vì Covid-19 kể từ khi dịch bùng phát.
Thủ tướng Đức đề xuất đóng cửa tất cả các khu trượt tuyết ở châu Âu
Ngày 26/11, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng nhiều khả năng nước này phải sống chung với các biện pháp hạn chế nhằm ngăn ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan đến tháng 1/2021, trong khi Chánh Văn phòng Thủ tướng lại đề xuất rằng thời hạn áp đặt các biện pháp phòng ngừa đại dịch này cần kéo dài đến tháng 3 năm sau.
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Frankfurt, Đức, ngày 23/11/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trước Quốc hội, bà Merkel nhấn mạnh do số ca nhiễm mới vẫn ở mức cao nên các biện pháp hạn chế được áp đặt trước Giáng sinh có thể sẽ tiếp tục có hiệu lực cho đến đầu tháng 1 năm tới đối với hầu hết các khu vực ở Đức. Trong khi đó, Chánh Văn phòng Thủ tướng Đức lại cho rằng các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội cần phải được kéo dài hơn nữa, có thể đến tháng 3/2021 vì nước này sắp phải trải qua một mùa Đông đầy khó khăn.
Ngày 25/11, Thủ tướng Merkel đã nhất trí với lãnh đạo 16 bang của nước này về việc gia hạn và thắt chặt lệnh phong tỏa nhằm kiềm chế dịch bệnh cho đến ngày 20/12 tới, nhưng sẽ nới lỏng các quy định này vào dịp Giáng sinh để các gia đình và bạn bè có thể cùng nhau đón mừng ngày lễ. Bên cạnh đó, Thủ tướng Merkel cũng cho biết chính phủ liên bang có kế hoạch triển khai gói viện trợ hàng tỷ USD để hỗ trợ cho các cửa hàng bị ảnh hưởng do lệnh phong tỏa và sẽ công bố gói viện trợ này vào tháng 12. Theo số liệu của Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), ngày 26/11, Đức có thêm 22.268 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 983.588 ca. Số ca tử vong cũng tăng thêm 389 ca, nâng tổng số người không qua khỏi lên 15.160 người.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, về kỳ nghỉ Đông sắp tới, Thủ tướng Merkel đã lên tiếng ủng hộ việc đóng cửa tất cả các khu trượt tuyết ở châu Âu vào ngày 10/1/2021. Bà khuyến cáo mùa trượt tuyết đang đến gần, các chuyến du lịch không nên diễn ra và tránh mọi cuộc tiếp xúc không cần thiết. Bà nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ cố gắng đạt được sự thống nhất ở châu Âu về việc liệu chúng tôi có thể đóng cửa tất cả các khu trượt tuyết hay không".
* Tại Phần Lan, Thủ tướng Sanna Marin ngày 26/11 cho biết tình hình dịch bệnh ở nước này đã nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, bà cho rằng chính phủ đã quyết định rằng chưa có cơ sở để áp đặt các biện pháp khẩn cấp như đã làm vào tháng 3.
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin. Ảnh: AFP/TTXVN
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu cho biết tỷ lệ mắc bệnh tại Phần Lan trong vòng 14 ngày qua là 75,8 trên 100.000 người, mức thấp thứ 2 ở châu Âu sau Iceland. Mặc dù vậy, Chính phủ Phần Lan vẫn cảnh báo số ca nhiễm mới đang gia tăng với tốc độ đáng lo ngại. Tại khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh ở xung quanh thủ đô Helsinki, số ca nhiễm mới trong tuần trước đã tăng gần 70% so với tuần trước nữa. Phát biểu với báo giới, Thủ tướng Marin cho rằng số ca nhiễm mới tiếp tục tăng và số người phải nhập viện cũng gia tăng, do đó không nên bỏ qua bất kỳ biện pháp nào khi bà đề cập đến khả năng phải tái áp đặt tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Cùng ngày, Chính phủ Phần Lan cũng khuyến nghị giới chức các địa phương tạm thời đóng cửa tất cả các không gian công cộng ở những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao. Khu vực xung quanh thủ đô Helsinki sẽ ban hành lệnh cấm tổ chức tất cả các sự kiện tập trung đông người ở cả trong không gian kín và ngoài trời, yêu cầu học sinh từ 15 tuổi trở lên phải học trực tuyến, và các biện pháp hạn chế khác.
* Trong khi đó, tại Hungary, nước này hiện chưa có kế hoạch tăng cường các biện pháp hạn chế dù giới chức y tế thông báo số ca nhiễm và tử vong mới vẫn tiếp tục tăng lên. Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary Gergely Gulyas ngày 26/11 cho biết chính phủ nước này sẽ xem xét số ca nhiễm trong tuần tới để cân nhắc đưa ra quyết định. Do đó, hiện nay Chính phủ Hungary vẫn duy trì các biện pháp hạn chế đang được áp đặt và không có thay đổi gì cho đến cuộc họp chính phủ vào tuần tới.
Trong ngày 26/11, Hungary thông báo ghi nhận 6.360 ca nhiễm mới, mức tăng theo ngày cao thứ 2 kể từ khi đại dịch bùng phát tại nước này. Số ca tử vong cũng tăng thêm 115 ca, số trường hợp không qua khỏi trong vòng một ngày cao thứ 3 dù lệnh phong tỏa một phần được áp dụng từ đầu tháng này. Ông Gulyas cho biết số ca nhiễm mới gia tăng là do nước này mở rộng đối tượng xét nghiệm, trong đó có giáo viên.
* Tại Thụy Điển, Hoàng tử Carl Philip, 41 tuổi, và vợ là Công chúa Sofia, 35 tuổi, đang phải tự cách ly sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Dự kiến, Vua Carl XVI Gustaf và Hoàng hậu Silvia, cũng như Công chúa Victoria và chồng là Hoàng thân Daniel, cũng sẽ thực hiện xét nghiệm trong ngày 26/11.
Pháp tăng mức phạt đối với người vi phạm quy định chống dịch COVID-19 Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều nước châu Âu buộc phải tăng các chế tài xử lý người vi phạm các biện pháp phòng dịch nhằm khống chế tốc độ lây nhiễm hiện nay. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Munich, Đức, ngày 13/11/2020. Ảnh: THX/ TTXVN Tại Pháp , cảnh...