Lênh đênh Tràm Chim mùa nước nổi
Tràm Chim hay còn gọi là Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Canh Nông, tỉnh Đồng Tháp, nổi tiếng với cây lúa trời và loài sếu đầu đỏ. Mùa nước nổi nơi đây trở nên quyến rũ đến mê hoặc lòng người.
Hoa điên điển nấu lẩu với cá linh
Tràm Chim có diện tích tới hơn 7.000 héc ta ngập nước với những cánh rừng đặc dụng và hơn 200 loài chim, nằm trọn trong vùng Đồng Tháp Mười với sự phong phú đa dạng về động thực vật. Khám phá Vườn quốc gia Tràm Chim mùa nước nổi bằng thuyền giờ đây đã được du lịch hóa với thuyền máy chuyên dụng. Nhưng thú vị nhất là ngồi tắc ráng, một loại xuồng máy nhỏ khiến bạn có cảm giác đang được lướt trên mặt nước. Đi sâu vào tâm của Tràm Chim, thuyền lướt đến đâu, những cánh chim giật mình bay lên dập dờn trên mặt nước rồi bay vút cao đậu trên ngọn cây tràm.
Đến tham quan Tràm Chim thú vị nhất là lúc bình minh hay khi hoàng hôn buông. Mặt trời đỏ rực loang loáng ánh trên mặt nước, từng đàn chim bay lên lẫn vào trong nắng. Tràm Chim nổi tiếng với loài sếu đầu đỏ nhưng vào mùa nước nổi, loài chim hạc này di cư và chỉ trở lại vào tháng 12 đến tháng 4 hàng năm nên chủ yếu chỉ còn lại cò vạc, chim nước và những loài chim nhỏ cùng loài gà nước cắm mỏ dài sâu xuống bùn nhổ những củ năng dại làm thức ăn.
Càng đi sâu vào Tràm Chim càng khám phá nhiều cảnh đẹp và các loại cây chỉ thấy trên phim ảnh hay trong sách. Khi thuyền đi được vài chục phút là lúc đầm sen trắng hiện ra bạt ngàn. Đây là loài sen đơn cánh có hương thơm và có hạt. Giữa cánh rừng tràm mênh mông, trên bạt ngàn lá sen xanh với hoa trắng muốt là những đàn cuốc sen bay dập dờn tìm ăn những hạt sen non vẫn còn trong gương.
Chưa hết ngỡ ngàng vì vẻ đẹp của sen Tháp Mười, lại ngạc nhiên vì sự kỳ lạ của cây lúa trời, mà người dân nơi đây gọi là cây lúa ma, những cây lúa mọc tự nhiên hoang dã từ ngàn đời nay. Lúa trời không chín cùng lúc như cây lúa đã được thuần hóa mà chín vài hạt mỗi ngày nhưng cứ khi mặt trời lên là hạt lúa chín tự rụng xuống nước. Để thu hoạch được những hạt lúa chín, người dân phải đi thuyền trong đêm, lấy que khẽ đập cho hạt lúa rụng vào thuyền. Vì thu hoạch trong đêm không thấy mặt người nên gọi là “cây lúa ma”.
Video đang HOT
Sau hơn ba tiếng đồng hồ khám phá Tràm Chim trên thuyền, trên đài quan sát là lúc thưởng thức đặc sản nơi đây với cá lóc nướng chui, chuột đồng quay lu mà gọi chệch đi là “sóc tràm” cho đỡ sợ. Vào mùa nước nổi ở Tràm Chim tuyệt vời nhất vẫn là lẩu cá linh và hoa điên điển. Thứ hoa vàng giống hoa sưa miền Bắc mọc từ loài cây gần giống cây điền thanh. Đến mùa nước nổi là lúc cây điên điển trổ bông và con cá linh từ biển hồ Tonle Sap của Campuchia theo sông Mê Kông xuôi dòng về cả đàn có đến hàng vạn con. Mùa nước nổi ở Tràm Chim cuốn hút như thế đấy.
Theo ANTD
Tràm Chim - Nét nguyên sơ vẫn còn lưu giữ
Ghé Tràm Chim hôm nay, nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên trước thiên nhiên hoang sơ cùng môi trường sống gần như nguyên vẹn của nhiều loài động thực vật quý.
Được triển khai từ năm 2007, dự án "Bảo tồn đa dạng sinh học" do Coca-Cola phối hợp cùng Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) thực hiện đã góp phần cải thiện đáng kể môi trường tự nhiên cũng như cuộc sống của người dân địa phương tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim (Đồng Tháp).
Bảo tồn hệ sinh thái Vườn Quốc Gia Tràm Chim
Ghé Tràm Chim hôm nay, nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên trước thiên nhiên hoang sơ cùng môi trường sống gần như nguyên vẹn của nhiều loài động thực vật quý. Đó là một phần kết quả của việc quản lý thủy văn, tập trung lưu giữ nguồn nước ngọt, gia tăng diện tích thảm thực vật mà dự án "Bảo tồn đa dạng sinh học" mà Coca-Cola và WWF phối hợp triển khai trong suốt nhiều năm qua.
Hàng ngàn cánh chim sải cánh bay giữa mênh mông sông nước là cảnh tượng quen thuộc tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim trong nhiều năm qua
Đến nay, mực nước ở các khu vực trong Vườn Quốc Gia đã được điều chỉnh nhằm duy trì đa dạng sinh học ở từng môi trường khác nhau. Sáu quần xã thực vật đặc trưng ở Tràm Chim (bao gồm tràm, lúa trời, cỏ năng, sen, mồm mốc, cỏ ống) cũng được quy hoạch để phát triển hợp lí, đặc biệt là những đồng cỏ năng - thức ăn của sếu đầu đỏ. Là loài chim sắp bị tuyệt chủng được đưa vào sách đỏ thế giới, mật độ cá thể của sếu đầu đỏ ngày càng giảm do diện tích môi trường cư ngụ bị thu hẹp, không còn thức ăn cho sếu. Tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim, những nỗ lực của dự án đã góp phần gia tăng số lượng sếu đầu đỏ trong nhiều năm qua. Cụ thể từ tháng 1 đến tháng 3/2014, đã có hơn 30 con sếu thường xuyên về sinh sống.
Từ khi dự án "Bảo tồn đa dạng sinh học" do WWF và Coca-Cola phối hợp triển khai, số lượng sếu đầu đỏ về kiếm ăn tại Tràm Chim đã được tăng lên so với những năm trước
Hỗ trợ người dân Tràm Chim cải thiện cuộc sống
Bên cạnh bảo tồn đa dạng sinh học, dự án cũng chú trọng hỗ trợ cải thiện đời sống người dân địa phương, đặc biệt là những hộ gia đình khó khăn sống xung quanh khu vực Vườn Quốc Gia Tràm Chim, thông qua việc cho phép sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí và phát triển du lịch sinh thái. Từ tháng 1/2014, diện tích khu vực khai thác tài nguyên thiên nhiên đã được UBND Đồng Tháp cho phép mở rộng từ 600ha lên 900ha. Tại những vùng này, người dân thường vào đánh bắt cá, hái rau, hái bông súng..., cao điểm là mùa nước nổi (từ tháng 8 đến tháng 12).
Thu hoạch lúa trời tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim đem lại thêm thu nhập cho người dân bên cạnh việc làm thuê
Vào mùa nước nổi, đánh bắt cá là nguồn thu nhập chính của gần 500 người dân sinh sống xung quanh khu vực VQG Tràm Chim
Chia sẻ với chúng tôi, gia đình anh Huỳnh Văn Giúp (Ấp K10, xã Phú Hiệp, thị trấn Tràm Chim) cư ngụ nhiều năm tại vùng đất này vàtừng có cuộc sống khá khó khăn. Không có đất ruộng, gia đình anh phải đi làm kiệu, gánh dưa mướn để kiếm sống.
Cuộc sống vốn đã đạm bạc lại càng khó khăn hơn vào mùa nước lũ khi không có công việc ổn định vì không ai thuê mướn. Trước đây, khi dự án chưa được triển khai, anh Giúp cùng nhiều người dân khác trong ấp đánh cá ở khu vực ngoài, gió to sóng lớn, nhiều lúc đánh lật xuồng trong đêm, phải kêu người đến cứu. Nhiều ngày, anh phải ăn mì tôm pha nước lạnh để qua cơn đói. Nay, anh và nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn khác, đã được cho phép vào Vườn Quốc Gia đánh cá. Số tiền thu được khoảng 120.000 đồng mỗi ngày, nhiều gấp 3 lần so với thu nhập trước đây, đã giúp anh trang trải phần lớn chi phí cơm áo gạo tiền cho gia đình đông con. Anh chia sẻ: "Từ ngày được vào Vườn Quốc Gia, cuộc sống của cả nhà tui đỡ cơ cực hơn hẳn. Không còn ám ảnh những ngày ăn mì pha nước lạnh, lật xuồng liên miên, cả nhà có cái ăn cái mặc, ai cũng mừng".
Đặt lờ đánh cá là công việc chính của anh Giúp vào mùa nước nổi, giúp anh có thêm thu nhập nuôi gia đình. Một ngày của anh Giúp bắt đầu từ 8 giờ sáng hôm nay và kết thúc vào 4 giờ sáng hôm sau.
Cùng với việc cải thiện hệ sinh thái và môi trường sống cho các loài động thực vật ở Vườn Quốc Gia Tràm Chim, cuộc sống của những người dân đã phần nào vơi bớt nỗi lo khi có công việc và nguồn thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống. Mỗi mùa nước nổi, niềm vui và niềm hi vọng ấy lại đến với những mảnh đời lam lũ miền sông nước Đồng Tháp.
Theo 24h
Vợ kẻ chủ mưu cướp vàng cụ già ăn xin bị sa lưới Khi được chồng là Trần Quốc Việt đưa cho một số vàng, Nguyễn Thị Oanh - vợ Việt mang đi bán lấy 56 triệu đồng, rồi bỏ trốn ra Bình Thuận, tuy nhiên mới đây Oanh đã bị Công an tỉnh Đồng Tháp bắt giữ. Ngày 19/02, Công an huyện Tam Nông cho biết vừa bắt giữ đối tượng Nguyễn Thị Oanh (26...