Lệnh của Tổng tư lệnh Putin khiến kẻ thù ớn lạnh
Trong cuộc họp với Bộ Quốc phòng Nga ngày hôm qua (11/12), Tổng thống quyền lực của Nga cũng là Tổng tư lệnh tối cao của quân đội Nga – ông Vladimir Putin đã ra lệnh tiêu diệt bất kỳ lực lượng nào đe dọa quân đội Nga.
Tổng thống Putin
Chiến dịch quân sự của Nga ở Syria không có động cơ là các lợi ích địa chính trị hay mong muốn thử nghiệm các loại vũ khí mới. Chiến dịch đó được phát động bởi tổ chức khủng bố khét tiếng mang tên Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS hay còn gọi là Daesh) đang trực tiếp đe dọa đến Nga, Tổng thống Putin giải thích.
“Các binh lính của chúng tôi ở Syria, trước hết và trên hết, đang bảo vệ đất nước của mình. Các hành động của chúng tôi ở đó không có động cơ là những lợi ích địa chính trị mập mờ và trừu tượng hay một mong muốn nào đó nhằm đào tạo lực lượng của chúng tôi và thử nghiệm vũ khí mới. Đó thực ra cũng là một mục đích tốt. Tuy nhiên, mục tiêu chính của chúng tôi là tránh một mối đe dọa cho Liên bang Nga”, ông Putin cho biết trong cuộc họp với giới chức quốc phòng cấp cao của Nga.
Ông chủ điện Kremlin quyền lực nói thêm rằng, bất kỳ lực lượng nào đe dọa quân đội Nga ở Syria đều sẽ bị tiêu diệt đồng thời kêu gọi quân đội phản ứng cực mạnh nếu điều đó xảy ra.
“Tôi chỉ đạo các bạn hãy hành động thật mạnh tay. Bất kỳ mục tiêu nào gây ra mối đe dọa đối với lực lượng Nga hay các cơ sở hạ tầng trên mặt đất của Nga đều phải bị hủy diệt ngay lập tức”, Tổng thống Putin cho biết.
Cũng theo lời ông Putin, lực lượng Nga đã gây ra tổn thất nghiêm trọng cho tổ chức IS ở Syria và đã có thể thay đổi tình hình ở quốc gia Trung Đông này.
Video đang HOT
“Tôi sẽ không cung cấp các con số chính xác bởi vì điều này đã có trong bản báo cáo của Bộ trưởng Quốc phòng. Tuy nhiên, tôi sẽ nói ý chính. Việc kết hợp sức mạnh giữa Lực lượng Không quân và Hải quân của Nga cùng với những hệ thống vũ khí chính xác nhất đã cho phép chúng ta gây ra tổn thất nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng của lực lượng khủng bố đồng thời làm thay đổi căn bản tình hình ở Syria”, ông Putin cho biết trong cuộc họp với Bộ Quốc phòng.
Nga bắt đầu chiến dịch không kích ở Syria từ hôm 30/9 theo đề nghị của đồng minh Bashar al-Assad. Chiến dịch can thiệp quân sự của Nga vào Syria tỏ ra khá hiệu quả khi lực lượng của Nga được cho là đã phá huỷ rất nhiều mục tiêu của IS, gồm trụ sở chỉ huy, các căn cứ, kho vũ khí, xe tăng, xe bọc thép, khí tài…
Tuy nhiên, sự can thiệp quân sự của Nga vào Syria lại châm ngòi cho một cuộc đối đầu mới giữa nước này với phương Tây do Mỹ dẫn đầu. Phương Tây đang ra sức cáo buộc Nga không nhằm mục tiêu vào IS mà nhằm vào dân thường cũng như lực lượng nổi dậy Syria. Phương Tây tin rằng, Nga đang dùng chiến dịch không kích IS làm vỏ bọc để tiến đánh lực lượng nổi dậy Syria, giúp đồng minh Assad củng cố quyền lực. Moscow thẳng thừng bác bỏ những cáo buộc như trên.
Việc Tổng thống Putin ra lệnh cho quân đội sẵn sàng tiêu diệt những mối đe dọa tiềm tàng ở Syria khiến người ta nhớ đến vụ lùm xùm đang diễn ra trong quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.
Hôm 24/11, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã thẳng thừng bắn rơi một máy bay ném bom Su-24 của Nga khi chiếc máy bay này đang thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố IS. Nga đã tức giận cao động trước hành động của Ankara, tung ra một loạt biện pháp trừng phạt khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải chịu tổn thất nặng nề.
Điều đang chú ý là Nga đã ngay lập tức triển khai những hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 tối tân đến Syria kèm theo lời cảnh báo sẽ xử lý bất kỳ mối đe dọa nào gây nguy hiểm với lực lượng Nga. Động thái này của Moscow khiến Thổ Nhĩ Kỳ và các nước phương Tây “toát mồ hôi” vì lo ngại. Với sức mạnh siêu việt của mình, S-400 giúp Nga có thể bao phủ gần như toàn bộ không phận của Syria và lực lượng chiến đấu cơ của Nga vì thế sẽ được bảo vệ chặt chẽ. Ngoài ra, hiện giờ, mỗi lần máy bay chiến đấu của Nga xuất kích đều cho một lực lượng chiến đấu cơ đi kèm để hộ tống và bảo vệ.
S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.
Vân Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Pháp diệt "nhện chúa" nhưng "mạng nhện" vẫn còn
Cảnh sát Pháp hôm 19-11 tiêu diệt kẻ lên kế hoạch cho các vụ tấn công khủng bố ở Paris, Abdelhamid Abaaoud, nhưng vẫn chưa quét sạch được các mối đe dọa tiềm ẩn.
Abaaoud (28 tuổi) bị giết trong một cuộc đột kích ở TP St. Denis, ngoại ô Paris. Giới chức Bỉ cho biết kẻ cầm đầu mạng lưới Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Brussels đã bị tiêu diệt. Tuy nhiên, các mối đe dọa khác vẫn còn.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Bỉ Koen Geens ca ngợi chiến dịch loại trừ Abaaoud là một "bước đột phá". Rik Coolsaet, giáo sư tại Đại học Ghent (Bỉ), cũng nhận định Nhà nước Hồi giáo hiện đã bị mất một mắt xích quan trọng để triển khai các cuộc tấn công ở châu Âu.
Chuyên gia Rolf Tophoven đến từ Viện Phòng chống Khủng hoảng ở Essen (Đức), nhận xét có thể phải mất một thời gian dài thì IS mới khôi phục được mạng lưới cũ, dù đồng phạm của Abaaoud, Salah Abdeslam (26 tuổi) vẫn chưa bị bắt và gần 1.000 công dân Bỉ có kết nối với các tổ chức cực đoan ở Syria nhiều khả năng sẽ trở thành phần tử khủng bố.
"Một khối u đã được gỡ bỏ, nhưng tôi chắc chắn rằng căn bệnh ung thư sẽ tiếp tục lây lan" - chuyên gia này khẳng định.
Abdelhamid Abaaoud. Ảnh: Reuters
Hôm 19-11, 5 quan chức Washington giấu tên tiết lộ ít nhất 4 trong số những kẻ tấn công ở Paris trước đó có tên trong cơ sở dữ liệu chống khủng bố trung ương của cộng đồng tình báo Mỹ. Trong đó có 1 tên (hoặc nhiều hơn) nằm trong danh sách cấm bay có chọn lọc.
Cơ sở dữ liệu nói trên là TIDE, ra đời nhằm mục đích tập trung các thông tin thô được phân loại ở mức cao và duy trì bởi Trung tâm chống khủng bố Quốc gia Mỹ (NCTC), đơn vị trực thuộc Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI).
Trong một diễn biến liên quan hôm 19-11, Thủ tướng Bỉ Charles Michel tuyên bố sẽ đề xuất luật mới để bỏ tù các chiến binh thánh chiến trở về từ Syria. Ông Michel cam kết chính phủ Bỉ sẽ chi thêm 430 triệu USD để tăng cường công tác an ninh.
Luật mới cũng quy định không bán thẻ sim điện thoại cho người mua giấu tên và cảnh sát được phép lục soát nhà dân vào ban đêm (hiện bị cấm từ 21 giờ đến 5 giờ). Ông Michel nói thêm quá trình bảo đảm an ninh của Brussels "không có gì phải chê trách". Những kẻ khủng bố ở Pháp trước ngày 13-11 đã lấy một địa điểm ở Bỉ làm tổng hành dinh.
Brussels sắp tới sẽ kêu gọi Anh chia sẻ thông tin tình báo và gửi một tàu hộ tống tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp. Từ ngày 14-11, Paris ban bố tình trạng khẩn cấp, đồng thời cho phép cảnh sát mở rộng quyền hạn tìm kiếm và bắt giữ các nghi phạm mà không cần ngành tư pháp thông qua.
Hôm 19-11, Hạ viện Pháp thông báo sẽ kéo dài lệnh áp đặt tình trạng khẩn cấp nói trên. Thủ tướng Emmanuel Valls cho biết đây là biện pháp hiệu quả để chống lại các mối đe dọa khủng bố. Tuy vậy, cảnh sát không được lục soát nhà và văn phòng của các nghị sĩ, nhà báo hay luật sư trừ khi có văn bản chính thức.
P.Nghĩa (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Tổng thống Assad: Chiến dịch của Nga ở Syria là vì châu Âu Trả lời phỏng vấn với hãng tin EFE, Tổng thống Syria Bashar Assad đã gọi hoạt động của Nga ở Syria là sự bảo vệ cho châu Âu khỏi chủ nghĩa khủng bố. Đáp lại câu hỏi Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu được đổi lại gì cho trong việc giúp Syria chống khủng bố, Tổng thống Assad cho biết: "Ông...