Lên xe buýt đỡ nơm nớp
Lâu nay, phương tiện đi lại chủ yếu của ông Nguyễn Đức Quang – cán bộ hưu trí phường Kim Mã, quận Ba Đình là xe buýt. Song, từ khi chứng kiến cảnh lừa đảo trắng trợn trên xe buýt, ông Quang lại thấy sợ.
Người dân cần chú ý bảo quản tài sản của mình và dũng cảm tố giác tội phạm khi đi xe buýt
Từ lừa xin tiền, đổi tiền…
Video đang HOT
“Đối với người già, học sinh sinh viên và những người có thu nhập thấp, việc đi lại bằng xe buýt là lựa chọn vì vừa rẻ vừa tiện. Tuần trước, tôi đi xe buýt ra đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy để thăm con gái. Khi tôi vừa lên thì cũng có một thanh niên trạc 25 tuổi, cao khoảng 1m70, đầu đội mũ lưỡi trai, vai khoác ba lô, ăn mặc xuềnh xoàng cũng lên theo. Được khoảng 5 phút, phụ xe yêu cầu những người mới lên xuất trình vé tháng hay đưa tiền mua vé ngày. Người thanh niên này loay hoay một lúc rồi trả lời nhân viên thu vé “hết tiền rồi”. Khi nhân viên này yêu cầu xuống xe thì anh ta xẵng giọng: “Có mấy nghìn bạc mà cứ lằng nhằng. Không có tiền mà không cho đi nhờ được một đoạn à? Thế mà cũng gọi là phương tiện công cộng”. Phụ xe đồng ý cho đi nhờ đến điểm dừng tiếp theo, nhưng khi đến nơi anh ta vẫn không chịu xuống.
Thuyết phục không được, lái xe đành phải cho dừng xe lại và hai bên đã xảy ra cãi vã. Vì quá sốt ruột nên một sinh viên ngồi sát đó đã đưa cho người thanh niên này 10.000 đồng để trả tiền vé. Được một lát, người thanh niên này lại quay sang hỏi cậu sinh viên “đi đường này có ra được bến xe để về Nam Định không? Không biết vé xe hết bao nhiêu tiền. Tự nhiên bị mất ví, chẳng còn đồng nào?”. Nghe thấy vậy, sinh viên này tiếp tục đưa thêm cho người thanh niên 50.000 đồng để anh ta đi xe về Nam Định. Khi anh này vừa xuống, một nữ sinh viên đã phát hiện ra mình vừa mất điện thoại. Điều đáng buồn là dù trên xe có một số người biết rõ về hành vi lừa đảo của anh ta nhưng không ai dám nói vì sợ. Từ hôm chứng kiến sự việc này tôi thấy buồn và thất vọng vô cùng, đồng thời cảm thấy rất sợ khi bước chân lên xe buýt” – ông Quang thở dài.
Cùng chung tâm trạng với ông Quang, anh Nguyễn Đình Dũng ở đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân chia sẻ: “Cách đây mấy hôm, tôi đã đi xe buýt đến thị xã Sơn Tây có việc. Khi tôi đi được nửa đường xe dừng lại để đón, trả khách thì có một cô gái khoảng 25 tuổi, ăn mặc lịch sự có vẻ ngoài khá ưa nhìn bước lên xe. Đến lúc trả tiền vé xe, cô gái này loay hoay tìm mãi không có tiền lẻ nên đưa ra tờ 500.000 đồng. Phụ xe không có tiền trả lại nên yêu cầu cô gái này đi đổi tiền của những người bên cạnh. Trước tình cảnh này, người thanh niên ngồi đối diện cô gái đã vui vẻ lấy tiền đổi giúp. Sau khi đổi tiền trả vé xong, cô gái vội vàng xuống xe đi mất hút. Lúc này người thanh niên mới giật mình đưa tờ tiền 500.000 đồng của cô gái đó ra xem thử thì mới biết đó là tiền giả”.
… đến bán tăm “từ thiện”, thuốc miễn phí
Gọi điện đến Đường dây nóng Báo ANTĐ, chị Vũ Thu Hồng ở phố Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng phản ánh: “Tuần trước khi tôi vừa lên xe buýt về quê thì thấy trên xe có một người đàn ông phát tờ rơi giới thiệu một phòng khám mới mở chuyên khám bệnh miễn phí cho người nghèo. Ông ta tự xưng là người của hội từ thiện, giới thiệu cho mọi người biết về phòng khám và một đơn thuốc trong đó có một số bài thuốc nam, nói là phát miễn phí cho mọi người. Sau khi phát đơn thuốc cho một số người, ông ta nói “để thử lòng mọi người có tin vào thuốc nam không nên sẽ bán 2.000 đồng /tờ đơn thuốc, ai tin thì mua”. Do giá rẻ nên hầu như tất cả mọi người trên xe ai cũng mua một tờ.
Sau khi bán hết đơn thuốc, người đàn ông này bất ngờ trả lại tiền cho mọi người vì nói đây chỉ là phép thử. Thấy vậy, ai cũng hào hứng, phấn chấn. Tiếp theo, ông ta tiếp tục phát miễn phí cho mỗi người một vỉ thuốc nói là thuốc đặc trị chuyên trị đau lưng, tê thấp để về uống thử. Do số lượng có hạn nên chỉ có vài người xin được. Sau đó, người đàn ông này tiếp tục chiêu thử lòng mọi người bằng cách bán 25.000 đồng/vỉ thuốc. Một số người hi vọng người đàn ông này sẽ trả lại tiền nên đã không chần chừ đưa tiền để lấy thuốc. Tuy vậy, khi đã bán được số thuốc kha khá, lựa lúc mọi người trên xe không để ý, người đàn ông này nhảy xuống xe chuồn thẳng. Lúc bấy giờ mọi người mới vỡ lẽ mình đã bị lừa”…
Không chỉ lừa trên xe buýt, một số đối tượng còn tập trung tại các điểm dừng đỗ lừa bán tăm từ thiện với mục đích “giúp đỡ trẻ em nghèo, tàn tật”. Để tạo lòng tin các đối tượng này còn đưa ra một số giấy tờ có đóng dấu của một số cơ quan để lừa đảo. Một số người do tin hoặc không muốn bị chèo kéo mất thời gian nên đã rút tiền đưa cho các đối tượng này.
Để lập lại trật tự trên những tuyến xe buýt, từ ngày 20-12-2011, Công an TP Hà Nội đã có Kế hoạch số 142 về việc mở đợt tập trung đấu tranh trấn áp tội phạm hình sự trên các tuyến vận tải hành khách công cộng với sự tham gia của các lực lượng cảnh sát hình sự, cảnh sát cơ động và công an các phường, quận trên địa bàn Hà Nội. Qua hơn 3 tháng ra quân trấn áp, lực lượng Công an TP Hà Nội đã xử lý 55 vụ việc liên quan đến 72 đối tượng trên tuyến xe buýt và tại các điểm đỗ. Tang vật thu giữ hơn 11 triệu đồng, 43 điện thoại di động, 3 máy ảnh, 2 dao nhọn, 1 kìm cắt sắt… Nhiều điểm đỗ xe buýt gây bức xúc trong dư luận về tình trạng trộm cắp móc túi như bến xe buýt trước cổng trường Đại học Giao thông vận tải, bến xe buýt Ngọc Khánh… đã có chuyển biến rõ rệt.
Song để đảm bảo an toàn khi đi xe buýt, bên cạnh nỗ lực của lực lượng công an và các cơ quan liên quan, người dân, hành khách đi trên tuyến xe buýt cần nâng cao tinh thần cảnh giác, có biện pháp bảo vệ tài sản của mình và tích cực tham gia tố giác tội phạm.
Theo ANTD
Ám ảnh xe đò Bắc - Nam
"Giờ anh tìm được chiếc xe nào còn chỗ trống là tui miễn cho anh một vé vô Sài Gòn... Không chịu khó thì ra giêng hẵng đi...", giọng lơ xe lạnh lùng đáp trả một vị khách khi dừng bắt khách ngay trước bến xe TP Đông Hà, Quảng Trị.
Đã qua nửa tháng Giêng nhưng tình trạng xe đò vẫn "khan hiếm" như những ngày trong Tết. Có mặt tại bến xe TP. Đông Hà, Quảng Trị lúc 9g sáng ngày 07/02 mới thấy hết cảnh khổ của những người trở lại miền Nam làm việc sau những ngày về quê nghỉ tết cùng gia đình. Tay xách, tay mang, chị Lê Thị Hoài Nhi (37 tuổi), quê Triệu Phong, Quảng Trị nói trong nỗi mệt mỏi: "Tui ra đây chờ xe từ lúc 4g sáng để hi vọng đón được xe vào sài gòn nhưng đến giờ vẫn chưa được. Chờ đến trưa mà không có xe thì chấp nhận về để ngày khác lên đón xe tiếp". Vé xe tuyến Đông Hà - Bến xe Miền Đông đều được các nhà xe bán hết trước những ngày Tết nên rất nhiều người đã phải ra đứng trước QL1A để bắt xe khách Bắc - Nam với hy vọng vào làm việc đúng ngày quy định. "Cực quá chú ơi, mấy ngày trước đi ra cũng bị nhồi nhét như heo. Xe 41 chỗ thì họ chất lên gần 80 người, ngay cả chỗ đứng cũng không có. Nay đi vào chắc còn "thê thảm" hơn nữa", anh Nguyễn Bình ở Gio Linh, Quảng Trị bức xúc.
Xe đã chật kín người nhưng lơ xe vẫn chèo kéo khách lên xe
Chèo kéo, tranh giành khách, giá vé xe được các nhà xe thay đổi theo từng giờ đã không còn là chuyện "hy hữu" trong những ngày sau Tết. Riêng giá vé xe tuyến Đông Hà - Bến xe Miền Đông luôn được các nhà xe "niêm yết" với mức giá cao hơn gần 1,5 lần so với ngày thường. Từ 500.000/ người nay tăng lên 1 đến 1,2 triệu/ người. "Biết chở quá số người quy định và lấy tiền vé cáo gấp đôi là vi phạm nhưng những nhà xe như tui mỗi năm chỉ làm ăn được vài ba ngày tết nên đành phải làm rứa thôi", một chủ xe thừa nhận.
Phải bỏ ra một số tiền khá lớn để có một chỗ trên xe khách với hi vọng Nam tiến "đúng hẹn" nhưng mỗi ngày có không dưới hàng ngàn người chấp nhận ngồi, đứng vật vờ trước cảnh nhồi nhét của các nhà xe. "Họ hét bao nhiêu thì mình trả bấy nhiêu thôi chứ không còn cách chọn lựa nào khác", anh Nguyễn Tuấn Anh, sinh viên năm 4 trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn TP. Hồ Chí Minh lắc đầu ngao ngán trước giá xe ngày Tết.
Không biết đến bao giờ tình trạng chặt chém, cơm tù khách đi đường trong những ngày đầu năm mới mới chấm dứt, môi thôi ám ảnh người dân khi phải trở lại miền Nam học tập và làm việc sau Tết.
Theo CATP
Phận gái lơ xe Vì miếng cơm manh áo, họ chấp nhận mọi nguy hiểm, gian truân. Trên hành trình của những chuyến xe khách dọc dặm trường thiên lý Bắc - Nam, ngày càng có nhiều phụ nữ theo nghiệp lơ xe. Vì miếng cơm manh áo, họ chấp nhận mọi nguy hiểm, gian truân, thậm chí cả sự hy sinh, đánh đổi... Trước nay tôi...