Lên ứng dụng cứu trợ mùa dịch “đòi” bò Kobe, tôm hùm, trứng cá hồi
Một số người dùng Internet thiếu ý thức đã lên các ứng dụng cứu trợ mùa dịch như SOSMap hay Zalo Connect để đưa ra những lời đề nghị hỗ trợ mang tính trêu đùa, cợt nhả.
SOSMap hay Zalo Connect là những nền tảng cứu trợ mùa dịch, giúp kết nối người gặp tình trạng khó khăn với các nhà hảo tâm để họ có thể nhận được sự giúp đỡ kịp thời trong mùa dịch về lương thực, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác.
Nhiều lời đề nghị hỗ trợ chỉ được đăng lên với mục đích trêu đùa, giải trí.
Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, các nền tảng cứu trợ mùa dịch bắt đầu xuất hiện hàng loạt hành vi quấy rối, phá hoại từ một bộ phận người dùng Internet thiếu ý thức.
Cụ thể, khi truy cập vào bản đồ những người cần giúp đỡ, đôi khi người dùng sẽ bắt gặp được một số lời đề nghị cứu trợ mùa dịch hết sức vô lý, thậm chí là có phần hoang đường như yêu cầu mua gạo ST25, tôm hùm, trứng cá hồi, vịt nướng, cua bể hay thịt bò Kobe.
Chưa dừng lại ở đó, một số khác còn đăng các đề nghị hỗ trợ mang tính trêu đùa, giải trí như yêu cầu cung cấp bia để nhậu hay người yêu để ôm trong thời gian giãn cách xã hội.
Điều này đã khiến cho không ít người dùng Internet cảm thấy bức xúc bởi hành động trên đang gây cản trở đối với những người thực sự khó khăn, cần nhận được sự giúp đỡ trong thời điểm hiện tại.
“Dịch bệnh kéo dài khiến nhiều người lao động mắc kẹt, không thể về quê. Họ đang gặp rất nhiều khó khăn và cần được giúp đỡ, nhưng không hiểu sao vẫn có những người lại coi việc này là một trò đùa. Nếu không thể giúp đỡ được gì thì cũng xin đừng phá hoại”, tài khoản Minh Anh bình luận.
Video đang HOT
Một số người đưa ra những đề nghị hỗ trợ hết sức vô lý.
Bên cạnh những lời đề nghị cứu trợ mùa dịch mang tính trêu đùa, phá hoại, một số trường hợp còn lợi dụng những nền tảng trên để đăng thông tin quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ cá nhân.
Hiện tại, các nền tảng cứu trợ mùa dịch cũng đã được bổ sung thêm tính năng báo cáo. Vì thế, trong trường phát hiện người đăng tin hỗ trợ không đúng mục đích như đăng nội dung quảng cáo, lừa đảo hay trêu đùa, người dùng có thể gửi báo cáo để hệ thống xử lý.
Kiếm bạc triệu mỗi tháng nhờ cày game blockchain mùa dịch: Không "ngon ăn"
Nhiều game thủ đã tận dụng thời gian rảnh rỗi trong mùa dịch để chơi các tựa game như Axie Infinity hay Simba Empire... để kiếm tiền, song con đường này không phải dành cho tất cả mọi người.
Game kiếm tiền (play to earn) đã trở thành một trong những trào lưu của các trò chơi điện tử khi kết hợp giữa game và blockchain. Dẫn đầu xu hướng này phải kể đến Axie Infinity, tựa game tiền ảo của những nhà phát triển Việt Nam nhưng đã vươn rộng ra toàn cầu với vốn hóa thị trường có thời điểm lên gần 5 tỷ USD.
Từ thành công đó, hàng loạt tựa game blockchain được các nhà làm game ra đời, trong đó thời gian gần đây nổi lên là Simba Empire hay Lost Relics... Thậm chí có những game chưa ra mắt chính thức như My Neighbor Alice nhưng giá trị vốn hóa của nó (đồng Alice) đã lên đến 400 triệu USD.
Cơ sở nào để kiếm tiền từ game?
Các tựa game "play to earn" thường được kết hợp cùng công nghệ blockchain, trong đó hệ thống điểm thưởng được thiết kế dưới dạng token thay vì kiểu "point" đơn thuần. Quan trọng hơn, những token này có thể quy đổi ra các loại tiền mã hóa khác và có giá trị để quy đổi thành tiền mặt.
Ngoài ra, vật phẩm hay phụ kiện trong game còn được chứng nhận quyền sở hữu bằng công nghệ, gọi là NFT. Chứng nhận này giúp người dùng có thể mua bán, trao đổi nhân vật hay phụ kiện trong game với những người khác, thông qua nền tảng blockchain và đương nhiên có khả năng lưu trữ trong ví blockchain.
Trước đây, đã có không ít những giao dịch bán vật phẩm trong game hay nick Võ Lâm Truyền Kỳ, Đột kích... với giá vài trăm triệu hay lên đến cả tỷ đồng, song thực tế nó là giao dịch nằm ngoài vùng kiểm soát của nhà phát hành và không được bảo vệ. Nhờ nền tảng blockchain, những vật phẩm trong game có thể được xác thực và dễ dàng mua, bán.
Cày game kiếm nghìn USD mỗi tháng
Với tựa game Axie Infinity, người chơi phải bỏ vốn ban đầu để mua thú cưng, sau đó đem đội quân này đi chiến đấu để nhận được phần thưởng là Love Potion (SLP) - đồng tiền ảo của game này. Ước tính với 8 tiếng chơi mỗi ngày sẽ thu về khoảng 120 SLP, quy đổi quanh mức 16 USD, tương đương 365.000 đồng.
Giá SLP liên tục giảm trong một tháng gần đây nhưng vẫn mang lại thu nhập khá cho dân "cày".
Với những game thủ "cày" chuyên nghiệp, số SLP kiếm được có thể nhiều hơn, khoảng 150-200 SLP mỗi ngày. "Mức giá thì luôn biến động, giống như giá Bitcoin vậy, nhưng thu nhập khoảng 20-30 triệu đồng là khả thi. Tôi không chỉ "cày" một tài khoản mà lấy lãi thu về để tiếp tục nhân lên", một người chơi cho hay.
Tương tự vậy, tựa game khác là Simba Empire xây dựng hệ thống điểm thưởng là token SIM, có thể quy đổi ra các đồng coin khác và đương nhiên cho phép thu về bằng tiền thực. Không "cày" mất nhiều thời gian như Axie Infinity, tựa game này đòi hỏi chiến thuật hợp lý và độ may mắn của người chơi.
Ngoài việc làm nhiệm vụ để lấy điểm thưởng SIM, người chơi có thể bán các nhân vật của mình dưới dạng NFT trên sàn giao dịch nổi tiếng OpenSea. Để tăng độ hấp dẫn cho Simba Empire, một số nhân vật cấp cao đòi hỏi việc bỏ thời gian chơi lâu cộng thêm sự may mắn.
Tuấn Nghĩa, một người chơi thử sức với Simba Empire cho biết, để chơi game, anh bỏ ra số vốn ban đầu 500 USD (khoảng 16 triệu đồng). "Tôi đã mua 5.800 SIM để ghép ra nhân vật cấp 10, có giá 7.000 SIM.", anh cho hay.
Theo người chơi này chia sẻ: "Mỗi ngày cày game tôi có thể kiếm được từ 800-900 SIM, tùy chiến thuật và cả yếu tố may mắn. Nói nôm na là "cày" nhưng do giới hạn về lượt đánh, mỗi ngày tôi chỉ mất khoảng 10-15 phút chơi game".
"Tôi mua SIM ở giá 0,083 USD. Với mức giá token SIM khoảng 0,09 USD như hiện tại, mỗi ngày tôi thu về từ 70-80 USD, tương đương khoảng 1,6-1,9 triệu đồng. Tính ra, mất khoảng 6-7 ngày là đủ hòa vốn. Chưa kể nếu giá đồng SIM tăng lên, thời gian thu hồi vốn cũng sẽ được rút ngắn.", anh nói.
Theo anh Nghĩa, còn một cách khác để người chơi có thể kiếm tiền từ những tựa game blockchain, đó là mua token để đầu cơ giống như với các loại tiền mã hóa khác. Khi game nhiều người chơi hơn, đồng token của tựa game đó sẽ trở nên khan hiếm và nhờ vậy mà tăng giá.
Từng bỏ lỡ cơ hội với tựa game Axie Infinity, người chơi này cho rằng, game kiếm tiền hay "play to earn" đang là xu hướng chính trên thị trường tiền mã hóa hiện nay. Do vậy, người chơi sẽ rất có lợi nếu tham gia từ sớm vào các tựa game này.
"Không có bữa trưa nào miễn phí"
Không giống các tựa game miễn phí khác, để bước chân vào chơi Axie Infinity như hiện nay, người chơi phải bỏ vào 1.000-1.500 USD (khoảng 23-35 triệu đồng). Thực tế trước đây, số vốn "khởi nghiệp" thấp hơn nhưng do giá trị của các token trong game đã tăng gấp hàng chục lần thời gian qua, khiến đây trở thành rào cản không nhỏ cho người mới chơi.
Trang Nikkei Asia có bài viết về trào lưu tăng thu nhập từ game NFT tại Đông Nam Á nhưng cũng không quên cảnh báo những rủi ro xung quanh tính thanh khoản.
Với Simba Empire, do có nhiều nhân vật với các cấp độ khác nhau, người chơi sẽ chỉ mất 10 SIM, tương đương khoảng 20.000 đồng để sở hữu nhân vật cấp thấp nhất của tựa game này. Tuy vậy, để kiếm được một khoản lời kha khá, họ ít nhất cần sở hữu nhân vật ở cấp độ 6 trở lên với giá khoảng 300 USD, tương đương cỡ 7-8 triệu đồng.
Bên cạnh đó, game thủ cũng phải có kiến thức nhất định về công nghệ nói chung và lĩnh vực blockchain nói riêng. Đơn cử như việc mua tiền ảo (BTC, ETH...) cũng không phải ai cũng biết. Rồi người chơi còn phải tạo ví cá nhân (Coin98, MetaMask...) để chuyển tiền vào, sau đó tiếp tục thực hiện các chuyển đổi khác...
"Những thao tác này không khó nhưng sẽ là rào cản đối với người mới. Chưa kể cần thực hiện đúng theo hướng dẫn bởi đây đều là các giao dịch liên quan đến tài chính phi tập trung mà nếu sai sót có thể mất tiền", Vũ Quốc Hoàng, người có hơn 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực crypto, cho biết. "Trước khi nghĩ đến kiếm tiền, hãy giảm thiểu nguy cơ bị mất tiền".
Với một dạng tài sản số phụ thuộc vào giá của Bitcoin, ETH... thì doanh thu từ việc cày game cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Nếu mức giá lao dốc, mức lời của người đầu tư hoàn toàn có thể giảm mạnh, thậm chí lỗ. Hơn nữa tại Việt Nam, giao dịch tiền kỹ thuật số chưa được bảo hộ, do đó nếu xảy ra tranh chấp thì có thể xem đây là giao dịch vô hiệu.
Lòi đuôi 8 ứng dụng lừa đảo giả vờ làm app đào coin, quản lý tiền điện tử để lừa gạt người dùng nhẹ dạ cả tin Người dùng không được ích lợi gì khi tải những ứng dụng này, chỉ có "tiền mất tật mang". Tiền điện tử đang rất phổ biến, nhưng khi một thứ gì đó nhận được nhiều sự quan tâm, thì thứ đó cũng sẽ được những kẻ lừa đảo tìm cách tận dụng để lừa gạt mọi người. Theo báo cáo gần đây của...