Lên Tủa Chùa ngắm cầu treo Pa Phông
Nằm ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, cầu treo Pa Phông là điểm đến được nhiều du khách khám phá trong thời gian gần đây.
Cầu treo Pa Phông thuộc xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, bắc ngang qua một nhánh suối đổ ra sông Đà. Ảnh: Blog của Rọt
Cầu treo này nằm cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 160km, và cách thị trấn Tủa Chùa tầm 50km. Để đến đây, du khách phải vượt qua những cung đường đèo quanh co, nhiều sỏi đá. Ảnh: Blog của Rọt
Cây cầu kết nối tuyến đường từ trung tâm xã Huổi Só đến khu tái định cư Huổi Lóng. Ảnh: Blog của Rọt
Gần đây, cầu treo Pa Phông là điểm check-in yêu thích của nhiều du khách khi đến Điện Biên. Ảnh: Blog của Rọt
Video đang HOT
Cầu treo Pa Phông với góc nhìn từ trên cao. Ảnh: Blog của Rọt
Phong cảnh “sơn thủy hữu tình” ở xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa. Ảnh: Blog của Rọt
Trên đường đi đến cầu treo Pa Phông, du khách có thể kết hợp tham quan hang động Khó Chua La, vườn đá cổ Tả Phìn… Ảnh: Blog của Rọt
Khám phá rẻo cao Tủa Chùa
Tủa Chùa có 3/4 diện tích là núi đá tai mèo, khiến người ta liên tưởng đến sự khắc nghiệt và cằn cỗi.
Song miền đất này được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu trong lành, mát mẻ; cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, hùng vĩ. Bên cạnh đó, Tủa Chùa còn mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử quý báu. Những năm gần đây, huyện Tủa Chùa đã triển khai nhiều chương trình, hành động thiết thực để khai thác tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế - xã hội. Tủa Chùa đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá của du khách khi đến iện Biên.
Điểm săn mây Kể Cải, xã Mường Báng được nhiều người dân, du khách lựa chọn trải nghiệm.
Cách thị trấn Tủa Chùa khoảng 3km, nằm giáp tỉnh lộ 144, địa điểm săn mây, ngắm hoàng hôn thôn Kể Cải, xã Mường Báng là một trong những điểm nổi tiếng ở Tủa Chùa đang được nhiều du khách lựa chọn trải nghiệm. Để phát huy được tiềm năng sẵn có, từ cuối năm 2022, xã Mường Báng đã đầu tư xây dựng khu vực săn mây, ngắm hoàng hôn quy mô hơn 4ha gồm các hạng mục: sàn cột cờ, nhà chòi, xích đu, cối xay gió... và một số công trình phụ trợ phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi, giải trí của du khách. Tất cả các hạng mục cơ bản được làm bằng vật liệu tre, nứa, cỏ gianh... rất đẹp và thân thiện môi trường.
Chọi dê là trò chơi dân gian trên địa bàn huyện thu hút đông đảo khách du lịch đến xem, cổ vũ.
Điểm săn mây, ngắm hoàng hôn thôn Kể Cải có view rất đẹp. Du khách đến với Kể Cải, nhất là vào thời điểm sáng sớm có thể hòa mình vào biển mây trắng bồng bềnh như tiên cảnh. Từ trên đỉnh có thể phóng tầm mắt xuống dưới là Thủy điện Nậm Mức, Thủy điện Trung Thu thường xuyên có sương và mây bao phủ, tạo khung cảnh thiên nhiên đầy quyến rũ. Cảnh hoàng hôn Kể Cải cũng khiến bao du khách nao lòng. Bên cạnh đó, từ điểm thôn Kể Cải cũng có thể ngắm nhìn sang địa phận xã Nậm Nèn, huyện Mường Chà và xã Mường Mùn của huyện Tuần Giáo. Đây là lý do mà điểm săn mây, ngắm hoàng hôn tại thôn Kể Cải được nhiều du khách lựa chọn và trải nghiệm.
Chợ phiên trên địa bàn huyện Tủa Chùa mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo các dân tộc.
Sau khi được đầu tư, số lượng du khách đến Kể Cải ngày càng tăng; nhiều gia đình, nhóm bạn tìm đến tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí như: Cắm trại, dã ngoại, tổ chức ăn uống, đốt lửa trại, giao lưu văn nghệ... Chị Hà Thị Ngần, du khách đến trải nghiệm tại thôn Kể Cải chia sẻ: Điểm săn mây, ngắm hoàng hôn Kể Cải có vị trí, phong cảnh rất đẹp. Đây là một địa điểm thú vị mà du khách gần xa đến Tủa Chùa nên ghé thăm.
Cách thị trấn Tủa Chùa khoảng 35km về phía Bắc là xã Tả Phìn, đến đây du khách sẽ được thưởng ngoạn cao nguyên đá cổ dài khoảng 4km với "rừng" đá tai mèo "mọc" từ dưới thung lũng lên đỉnh đồi trông như những chiếc măng đá tua tủa. Nổi bật trên cao nguyên đá Tả Phìn là thành Vàng Lồng được xây dựng cách đây gần 3 thế kỷ, được xem là một công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lớn về mặt lịch sử, văn hóa. Thành Vàng Lồng được xây dựng bằng kỹ thuật xếp đá thủ công, không có sự tham gia của các chất kết dính. Các phiến đá được xếp theo một trình tự khoa học, thành cao khoảng 2m, rộng trên 1m, không những người mà ngựa cũng có thể đi được trên mặt thành.
Du khách dừng chân ngắm cảnh cánh đồng Chiếu Tính, xã Tả Phìn.
Thiên nhiên quả thực ưu ái Tả Phìn. Ngoài cao nguyên đá và thành Vàng Lồng nổi tiếng, xã Tả Phìn còn có cánh đồng Chiếu Tính - một trong những cánh đồng lớn, phì nhiêu nhất của huyện Tủa Chùa. Đây là cánh đồng ruộng bậc thang đặc trưng của vùng núi, là sản phẩm của trí tuệ và sức lao động phi thường của nhiều thế hệ đồng bào dân tộc Mông. Không những vậy, ruộng bậc thang trên cánh đồng Chiếu Tính còn tạo nên khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, phô diễn vẻ đẹp mộc mạc mà quyến rũ vào mùa lúa chín, đã trở thành điểm check in tuyệt vời cho các tín đồ phượt hay các nhà nhiếp ảnh khắp mọi miền.
Trải nghiệm du lịch lòng hồ sông Đà trên địa bàn huyện Tủa Chùa.
Ở mỗi thời điểm, mỗi mùa trong năm Tủa Chùa có vẻ đẹp riêng. Đến đây, ngoài được thưởng thức các đặc sản của địa phương như dê núi đá, cá sông Đà, gà đi bộ, rượu Mông Pê... thì du khách sẽ được trải nghiệm đời sống văn hóa giàu bản sắc của đồng bào các dân tộc. Và du khách không thể bỏ qua các danh lam, thắng cảnh và di tích. Đó là hệ thống hang động kỳ vĩ, trong đó có 3 hang động được công nhận là Di tích cấp quốc gia; rừng chè Shan Tuyết cổ thụ, rừng ban cổ thụ. Hoặc du khách cũng có thể thưởng thức vẻ đẹp của dòng sông Đà xanh biếc với những đồi, núi ngập nước được ví như "Tiểu Hạ Long" của vùng Tây Bắc...
Hang động Khó Chua La (xã Xá Nhè) là điểm đến lí tưởng cho du khách thích khám phá vẻ đẹp hoang sơ.
Trong chuyến khảo sát du dịch tại huyện Tủa Chùa (năm 2023), ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vietourist TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: Đây là lần đầu tôi đến Tủa Chùa và được trực tiếp khám phá động Khó Chua La, cao nguyên đá Tả Phìn, thành Vàng Lồng, cánh đồng Đề Dê Hu, chợ đêm thị trấn Tủa Chùa... Vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ cùng nét văn hóa đặc sắc của người dân bản địa như một lực hút giữ chân du khách khám phá. Vẻ đẹp, sức hấp dẫn từ thiên nhiên, văn hóa, con người nơi đây là tiềm năng và lợi thế để Tủa Chùa thực sự là một điểm đến đem lại nhiều trải nghiệm thú vị cho khách du lịch.
Mát lành suối Nước Gộp Suối Nước Gộp ở làng Kon Mon, xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn. Đường đến suối Nước Gộp khá dễ. Từ thị trấn Phú Phong, thẳng một đường đến UBND xã Vĩnh An khoảng 15 km, hỏi thăm đường đến cầu treo Hà Nghe, thêm 500 m nữa là đến một bãi đất rộng ven suối. Dừng xe ở đó và lội bộ...