Lén theo dõi người dùng, Google bị kiện ở Mỹ
Sau phát hiện của các nhà khoa học về việc người dùng smartphone dù tắt định vị trên thiết bị vẫn bị Google theo dõi, một người dùng smartphone tại Mỹ đã đệ đơn kiện tập đoàn công nghệ này ra tòa.
Thông tin trên tờ Mashable, người đứng ra khởi kiện Google là ông Napoleon Patacsil đến từ San Diego (Mỹ). Ông này đã đã đệ đơn kiện Google lên tòa án liên bang ở San Francisco.
Theo đó, ông Napoleon Patacsil muốn thay mặt tất cả người dùng smartphone tại Mỹ kiện Google vì đã vi phạm luật Liên bang mà Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ gọi là “hành vi thương mại gian dối” khi theo dõi vị trí của người dùng sau khi họ đã cố chặn tính năng này bằng cách tắt “Location History”.
Video đang HOT
Đơn kiện còn khẳng định Google đã vi phạm “Đạo luật Xâm phạm Quyền riêng tư California” và các quyền riêng tư trong Hiến pháp của California khi theo dõi vị trí của những người dùng đã tắt Location History trên thiết bị của họ.
Với việc kiện Google ra tòa, ngoài việc yêu cầu tập đoàn công nghệ này bồi thường về những thiệt hại do hành động đã gây ra, ông Napoleon Patacsil cũng muốn tòa án đưa ra phán quyết bắt buộc Google tiêu hủy các dữ liệu theo dõi vị trí mà công ty này đã thu thập.
Nguồn: CAND
Google bị kiện vì lén theo dõi người dùng toàn thế giới khi không được phép
Bất kỳ ai có được thông tin về vị trí của một người đều có thể tìm ra một lượng thông tin cá nhân khổng lồ, từ nơi sống và làm việc, đến hàng loạt thông tin riêng tư khác nữa.
Tuần trước, Google bị phát hiện lén theo dõi người dùng ngay cả khi tính năng ghi lại lịch sử vị trí (Location History) đã bị tắt, khiến Google phải thừa nhận hành vi này. Bây giờ, một người dùng đã đứng ra kiện Google vì vấn đề đó.
Trong đơn kiện của người dùng có tên Napoleon Patacsil, lý do của vụ kiện là "Google đã nói với người dùng hệ điều hành và ứng dụng của họ rằng kích hoạt một số cài đặt nhất định sẽ ngăn cản việc theo dõi vị trí của người dùng. Điều đó hoàn toàn sai."
Đơn kiện này mong muốn đại diện cho tất cả người dùng thiết bị, dịch vụ của Google trên cả Android và iOS, và tuyên bố rằng gã khổng lồ tìm kiếm đã vi phạm luật về quyền riêng tư. Một quan tòa sẽ phải quyết định liệu có nhận đơn kiện này hay không, và liệu Napoleon có được quyền đại diện cho tất cả người dùng có thể bị ảnh hưởng tại Mỹ hay không.
Hành vi thu thập vị trí của người dùng đã bị xem xét và chỉ trích từ tháng 11 năm ngoái, khi trang tin Quartz phát hiện ra rằng vị trí của người dùng Android bị lưu trữ ngay cả khi họ đã tắt Location. Hơn thế nữa, các thiết bị Google Home và Chromecast cũng tiết lộ vị trí của người dùng vào tháng 6 vừa qua, cho thấy khả năng thu thập thông tin mà không cần đến GPS.
Tại sao vị trí của người dùng lại quan trọng? Đó là bởi vì bất kỳ ai có được thông tin về vị trí của một người đều có thể tìm ra một lượng thông tin cá nhân khổng lồ, từ nơi sống và làm việc, lịch trình, sinh hoạt hàng ngày, sở thích, các mối quan hệ cá nhân và nhiều thông tin khác nữa.
Theo Tri Thuc Tre
Google phải xin lỗi vì đã tiếp tục vi phạm lòng tin của người dùng Google tiếp tục thừa nhận đã theo dõi vị trí người dùng ngay cả khi chế độ &'Location History' được tắt. Thế nhưng, thay vì đưa ra một lời xin lỗi đích đáng, công ty vẫn im lặng và đây không phải là lần đầu trong suốt 20 năm hoạt động. Vị trí của người dùng vẫn bị lưu lại ngay cả khi...