Lên Tà Xùa với đường mới ngắn hơn 4 giờ: giấc mơ cổ tích có thật
Lan Hương cho biết, leo Tà Xùa trong ngày không còn là giấc mơ xa vời, và đường lên từ Hang Chú ngắn hơn, cực kỳ hoang sơ đẹp đẽ.
Lan Phương trong ánh bình minh giữa chặng đường chinh phục đỉnh Tà Xùa theo đường mới.
Miền Bắc đang ở những ngày quá tuyệt vời để du khách chinh phục những đỉnh núi cao. Trời không mưa, khí hậu chưa quá rét, trong những khu rừng cây cối đang đổi màu sắc rực rỡ. Chính vì thế, vào mỗi dịp cuối tuần, các đỉnh núi cao nổi tiếng của nước ta như Bạch Mộc Lương Tử, Kỳ Quan San, Tà Xùa, Samu, Lùng Cúng, Tả Liên Sơn… du khách đi trekking đông như trẩy hội.
Là một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam, trekking lên đỉnh Tà Xùa (không phải thảo nguyên Tà Xùa ở Sơn La) cũng là cung đường yêu thích của đông đảo tín đồ mê leo núi. Mới đây, Lan Phương (Be Magical), sống tại Hà Nội, đã đi theo một lộ trình khác để lên đến Tà Xùa, với thời gian được giảm đi 4 giờ. Đó là hành trình bắt đầu từ điểm leo thuộc xã Hang Chú, và kết thúc theo đường sống lưng khủng long về Trạm Tấu.
Cô cũng nói: “Rừng rêu Tà Xùa (hướng Trạm Tấu) hay rừng rêu Samu chưa là gì so với rừng rêu nguyên sinh trên những cây đỗ quyên cổ thụ hướng Hang Chú. Đó thực sự là những khu rừng đẹp tựa cổ tích luôn’.
Cung đường mới này rất ít người đi, và đến đây bạn sẽ rất ngạc nhiên bởi những cánh rừng nguyên sinh với cây cổ thủ đầy rêu phong từ gốc đến ngọn
Đây là những cánh rừng đỗ quyên cổ. Vào khoảng tháng 2-3, hoa đỗ sẽ nở rộ.
Các thành viên trong đoàn ngỡ ngàng với khu rừng rêu.
Mùa thu nắng chiếu rực rỡ làm cho khung cảnh nơi đây thêm đẹp đẽ.
Ở nơi thế giới cổ tích là có thật. chỉ cách Hà Nội hơn 200km.
Video đang HOT
Rêu bám chằng chịt lên tận ngọn cây.
Chặng đường đi này sẽ không có làn nghỉ, để đảm bảo sự phát triển bền vững của thiên nhiên, Lan Phương cho biết các thành viên sẽ để rác trong túi của mình, ngoài dấu chân không để lại bất cứ thứ gì trong rừng.
Lan Phương cho biết độ khó khi đi cung mới cũng tương đương hướng cũ. Dù là người mới thì nếu chịu khó tập luyện bạn vẫn có thể hoàn thành xuất sắc chuyến đi.
Nếu như bạn từng leo Samu sẽ mê mệt chiếc cây thần kỳ khổng lồ với những cành giăng như mạng nhện và rêu phủ đầy, thì tại hành trình đến Tà Xùa theo đường mới, bạn sẽ gặp vô số cây tương tự. “Trong đường đi mới này khác ở cung cũ ở chỗ rêu bám vào cây lên tận trên cao. Còn cung cũ thường rêu chỉ bám ở bên dưới – khung cảnh cũng đẹp và ma mị nhưng đi theo đường mới rồi bạn sẽ còn cảm thấy ở đây nó đẹp đẽ hoang sơ hơn”, Lan Phương cho biết.
Lịch trình chuyến đi này của đoàn cô như sau: Tối ngày một 19h lên xe từ BigC Thăng Long lên Xím Vàng – Bắc Yên. 12h sẽ đến nơi nghỉ ngơi.
Ngày 2, dậy từ 6h, đến 7h30 di chuyển tới điểm leo Hang Chú, Bắc Yên, chia đồ đoàn và lên núi. Đến 11, đoàn sẽ đến đỉnh Tà Xùa, check-in xong sẽ xuống núi theo hướng Trạm Tấu. 16h đoàn sẽ đến làn nghỉ ngơi.
Ngày 3, 7h bắt đầu xuống núi tiếp. Đến 14h đón xe ở chân núi về homestay nghỉ ngơi, ăn tối và 20h lên xe về Hà Nội.
Một góc vô cùng đẹp trong chặng leo núi của Lan Phương và bạn bè.
Đây là khung cảnh nhìn từ lán nghỉ trong chặng đi về.
Đường về của đoàn dọc theo sống lưng khủng long huyền thoại.
Đây là một chặng đường không hề dễ dàng, vì vậy bạn cần tập luyện trước khi bắt đầu hành trình.
Mùa này, các khu rừng ở miền Bắc cũng đã thay lá. Sắc vàng – đỏ đã nhuốm màu trên những tán cây trong chặng đường leo núi của các tín đồ trekking. Tại cung này cũng vậy, trong những khu rừng rêu chằng chịt, thỉnh thoảng ngước mắt lên, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một mùa thu mơ màng.
Những vạt lá đã thay màu tạo nên khung cảnh mùa thu lãng mạn tại Tà Xùa.
Biển mây trong ánh bình minh.
Và chóp đỉnh Tà Xùa – nơi ở độ cao 2.865m, xếp thứ 13 trong top những ngọn núi cao nhất Việt Nam
3N2Đ chinh phục hai đỉnh núi cao nhất Lai Châu - Pu Ta Leng và Tả Liên Sơn
Một bạn trẻ đã chia sẻ kinh nghiệm về hành trình 3N2Đ chinh phục hai đỉnh núi cao nhất Lai Châu - Pu Ta Leng và Tả Liên Sơn thu hút nhiều sự chú ý trên diễn đàn Check in Vietnam.
Gần đây, FB Nguyễn Thu Hương (Hà Nội) đã thu hút nhiều sự chú ý từ cộng đồng mạng với bài chia sẻ về hành trình 3N2Đ chinh phục hai đỉnh núi cao nhất Lai Châu là Pu Ta Leng và Tả Liên Sơn. Tuy không đưa ra lịch trình chi tiết nhưng những kinh nghiệm, trải nghiệm của bạn trẻ này vẫn khá bổ ích cho những ai có ý định chuẩn bị một chuyến đi tương tự hoặc một trong hai đỉnh núi.
"Biển mây Tả Liên Sơn". (Ảnh: FB Nguyễn Thu Hương/group Check in Vietnam)
"3 ngày 60km đường rừng, nhiều lúc như muốn tắt thở làm tôi nhớ nhớ tới câu nói trước khi đi của một người anh "2 cung này em đi đúng như rừng cổ tích luôn" rồi tại cái dốc cổ tích dựng đứng, vác trên vai chiếc balo gần 10kg, cơ thể dường như rã rời theo từng bước chân dưới tán rừng cổ thụ đung đưa, những tia nắng xuyên qua từng tán lá, tôi cảm nhận rõ nhịp tim đập dồn dập hòa lẫn với tiếng thở hổn hển của chính mình.
Ngồi tựa lưng vào đá hay một cây, lắng nghe tiếng gió rì rào, tiếng chim rừng ríu rít và hít thật sâu bầu không khí trong lành. Đó là giây phút mỗi khi đi rừng tôi nhận ra, dù mệt mỏi đến đâu, thiên nhiên luôn có cách xoa dịu tâm hồn bạn.
Một hành trình tuy không dài nhưng với 2 lần chạm đỉnh, 1 lần ngã (nhưng quá đủ) vô số cú trượt chân, chạy 1 mình trong rừng trúc không bóng người, một mình ngắm sao lúc 1h30 sáng. Một trải nghiệm đa sắc màu, và là bước test thể lực cho nhưng trải nghiệm khó hơn...", cô bạn nói về những trải nghiệm cũng như cảm xúc đáng nhớ của chuyến đi.
Thông tin thêm về thời tiết và khí hậu, cô bạn cho biết: "Hiện tại các đỉnh núi Tây Bắc đang vào mùa đẹp nhất, khi thời tiết không mưa và không quá lạnh, các khu rừng đỏ rực góc trời màu lá phong và cũng là thời điểm dễ săn được mây nhất...".
Để chuẩn bị một lịch trình chi tiết cho những chuyến đi như vậy, có lẽ điều nên làm là trao đổi trực tiếp với người dẫn đường - porter. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về hai đỉnh núi này.
(Ảnh: FB Nguyễn Thu Hương/group Check in Vietnam)
Pu Ta Leng - Đỉnh núi cao thứ ba Việt Nam
Nằm trên địa phận hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai, với chiều cao 3.049 m, Pu Ta Leng là đỉnh núi cao thứ ba Việt Nam. Để lên đỉnh Pu Ta Leng, bạn có thể đi từ phía huyện Tam Đường (Lai Châu) hoặc huyện Bát Xát (Lào Cai) và cung đường phổ biến nhất là đi từ hướng xã Hồ Thầu về hướng xã Tả Lèng, huyện Tam Đường. Khu vực ngọn núi được đánh giá có địa hình hiểm trở với những khu rừng nguyên sinh và rừng hoa đỗ quyên đua nở vào mùa xuân.
Theo một số phượt thủ có kinh nghiệm, từng chinh phục đỉnh Pu Ta Leng thì khu rừng ở đây còn rất hoang sơ, dễ bị lạc và có nhiều rắn nên cần đề phòng cũng như bám sát theo đoàn và porter. Đặc biệt, không nên leo lên đỉnh khi trời mưa vì đường lên sẽ trơn trượt và có nguy cơ lũ quét.
"Putaleng đâu chỉ đẹp khi mùa hoa đỗ quyên". (Ảnh: FB Nguyễn Thu Hương/group Check in Vietnam)
Nếu tự lái ô tô hoặc xe máy lên Tam Đường thì có thể nghỉ đêm ở thị xã Sa Pa (Lào Cai) hoặc thị trấn Tam Đường (Lai Châu), sáng hôm sau đến Tả Lèng để gửi xe (cách Hồ Thầu 22 km) và bắt xe taxi hoặc xe ôm để quay lại xuất phát từ xã Hồ Thầu bởi lên đỉnh sẽ đi và về hai đường khác nhau. Hành trình xuất phát sớm từ xã Hồ Thầu và nghỉ đêm ở điểm cao 2.400 m, hôm sau chinh phục đỉnh Putaleng từ sáng sớm để có thể xuống núi theo hướng Tả Lèng vào buổi chiều muộn hoặc nghỉ đêm thứ hai tại lán ở điểm cao 1.800 m trên đường xuống.
Nếu đi xe khách giường nằm từ Hà Nội lên Hồ Thầu thì sẽ đi từ tối hôm trước, sáng hôm sau tới nơi và bắt đầu leo từ xã Hồ Thầu, khi xuống núi để trở về sẽ bắt xe ôm hoặc taxi từ Tả Lèng về thành phố Lai Châu rồi lại bắt xe khách từ Lai Châu về Hà Nội.
"Rừng Putaleng mùa này đẹp xỉu". (Ảnh: FB Nguyễn Thu Hương/group Check in Vietnam)
Đỉnh Tả Liên Sơn - Ngọn núi cao thứ 6 của Việt Nam
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu, đỉnh Tả Liên Sơn có độ cao 2.996 m so với mực nước biển, là ngọn núi cao thứ 6 của Việt Nam, thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Tả Liên Sơn có những thảm thực vật nguyên sinh đa dạng với nhiều tán cây cổ thụ thân to phủ kín rêu phong và dương xỉ. Lối lên đỉnh có những thảm hoa trà cổ thụ trắng muốt, lá phong đỏ rực xen lẫn rêu xanh và hoa đỗ quyên muôn màu quyến rũ cùng nhiều thân cây leo bám chằng chịt trên những phiến đá. Đặc biệt, từ trên một số điểm cao của khu vực đỉnh Tả Liên Sơn có thể nhìn thấy khá rõ toàn cảnh thành phố Lai Châu xinh đẹp giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ và mờ ảo hơi sương.
Các đoàn chinh phục Tả Liên Sơn thường xuất phát từ một trong hai nơi là bản Tả Lèng (xã Tả Lèng, huyện Tam Đường) hoặc bản Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ), cách đỉnh núi khoảng 10 km. Để đến khu vực Tả Liên Sơn bạn sẽ đi xe khách hoặc ô tô/xe máy tự lái đến thành phố Lai Châu hoặc thị xã Sa Pa (Lào Cai), sau đó thuê xe ôm hoặc đi luôn xe máy tự lái để đến chân núi Tả Liên, xã Tả Lèng.
"Lá phong bên Tả Liên Sơn". (Ảnh: FB Nguyễn Thu Hương/group Check in Vietnam)
Từ trung tâm xã Tả Lèng đến bìa rừng mất khoảng 10 km đường đất dốc, chênh vênh bên sườn núi và xuyên qua rừng với những lối mòn nhỏ hẹp. Trong điều kiện thời tiết xấu như có mưa thì tất nhiên cũng không nên chinh phục đỉnh núi. Theo một số phượt thủ từng đến đây thì cư dân địa phương thường để xe khi vào rừng, du khách muốn để xe thì cần chú ý khóa xe cẩn thận và tốt nhất nên gửi xe tại nhà dân bởi thời gian di chuyển từ trung tâm xã đến chân núi dự kiến mất khoảng 3 - 4 tiếng.
Có thể nói hai đỉnh Tả Liên Sơn và Pu Ta Leng ở cạnh nhau, tuy nhiên hai điểm xuất phát là xã Hồ Thầu (huyện Tam Đường) và xã Tả Lèng (huyện Tam Đường) hoặc xã Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ) ở Lai Châu cách nhau hàng chục km đường bộ. Tất nhiên, khi leo bộ trên núi thì khoảng cách giữa hai đỉnh có lẽ chỉ cách nhau khoảng 10 km. Để kết hợp chinh phục hai đỉnh núi cao nhất Lai Châu này có lẽ sẽ cần lịch trình chi tiết hơn với ý kiến tham vấn từ các porter và chắc hẳn hành trình 3N2Đ là ngắn nhất.
Kinh nghiệm săn mây Tà Xùa với 5 thông tin đáng lưu ý cho một chuyến đi trọn vẹn Hãy cùng tham khảo kinh nghiệm săn mây Tà Xùa từ các thành viên diễn đàn Check in Vietnam là FB Mình Là Grin với 5 lưu ý cho chuyến đi và FB Phạm Văn Phong với những review thú vị. Mới đây, FB Mình Là Grin đã có bài đăng đáng chú ý trên diễn đàn Check in Vietnam về Tà Xùa...