Lên Tà Pứa khám phá thắng cảnh đẹp
Từ trên cao nhìn xuống đường đèo Tà Pứa tựa như con trăn khổng lồ uốn lượn qua những quả đồi xanh thẳm.
Sau cơn mưa đầu mùa, trời trở lại hừng sáng, nhưng vẫn còn đám mây trắng bồng bềnh giữa đỉnh đèo che mờ cột mốc cây số bên đường.
Đẹp nhất là khi “trời quang mây tạnh” ánh nắng nhẹ trải rộng, từ đỉnh đèo Tà Pứa phóng tầm mắt ra xa lữ khách có thể ngắm trọn cánh đồng lúa chín vàng mênh mông của vùng thung lũng Đức Linh, Tánh Linh. Vốn chỉ là đèo nhỏ với độ dài hơn 2 cây số, nhưng uốn lượn và len lỏi giữa các triền đồi, có chỗ dốc cua gấp như “cùi chỏ” trông thật ngoạn mục. Dưới chân đèo là cây rừng, cây ăn trái, trái ngọt bốn mùa đan xen trong cánh đồng lúa bạt ngàn; xa xa là núi non trùng điệp dưới bầu trời trong xanh, sắc màu thiên nhiên như bức tranh vẽ tuyệt đẹp. Không những thế, không gian làng quê nơi đây thoáng đãng, thơ mộng và yên bình.
Thắng cảnh đèoTà Pứa.
Anh Phạm Hoàng – người dân thổ địa Tà Pứa (thôn 5, xã Đức Phú – Tánh Linh) cùng đi với chúng tôi chia sẻ: “Trước đây đồng bào dân tộc K’ho gọi là đèo Bà Sa nằm trên tuyến đường ĐT 713 đi thành phố Bảo Lộc, nhưng sau này đèo được đặt lại tên theo con suối Tà Pứa. Con suối này chảy lên hướng bắc đổ về sông Đa Huoai trong hệ thống sông Đồng Nai. Trên suối Tà Pứa có thác trượt còn nguyên sơ có tiềm năng khai thác phát triển du lịch rất lớn…”.
Video đang HOT
Du khách trải nghiệm trượt thác.
Ngày nay, thác trượt cùng với thắng cảnh đèo Tà Pứa đang là điểm đến hấp dẫn của bao lữ khách phương xa và người hành hương. Ngay gần đỉnh đèo Tà Pứa, những ngày cuối tuần người dân địa phương, lữ khách đi xe máy theo con đường mòn vào hướng khu rừng già khám phá thác trượt. Tuy thác còn hoang sơ, nằm giữa khu rừng cổ thụ, nhưng cũng được nhiều người biết đến. Thác nơi đây không giống như thác Bà hay thác Đầu Trâu của huyện Tánh Linh. Bởi vô số tảng đá lớn được nước bào mòn qua thời gian trở nên phẳng lì như tấm ván, dài đến vài chục mét, chênh độ dốc không lớn, nước suối tràn qua mặt đá, phía cuối tảng đá là hồ nước trong xanh sâu quá bụng. Vì thế, nhiều người đến thác lấy tảng đá làm nơi vui chơi, ngồi nối nhau trượt từ trên cao xuống hồ; tiếng nói, tiếng cười đùa sảng khoái hòa trong tiếng nước chảy, chim hót gọi đàn làm cho núi rừng thêm rộn ràng và thú vị. Song, vào mùa mưa nước qua thác khá lớn, vui chơi trượt thác có phần nguy hiểm. Còn mùa khô nước trên suối Tà Pứa không nhiều, dòng nước nhỏ chia tách bởi những tảng đá lớn, nước luồn lách chảy róc rách dưới tán rừng cây xanh thẳm. Trên các tảng đá lớn bằng phẳng lữ khách dựng lều, cắm trại sinh hoạt, vui chơi, chuyện trò rôm rả… quên đi bao sự lo toan của cuộc sống thường nhật.
Lữ khách có dịp đến Bình Thuận du lịch khám phá thắng cảnh đẹp, những điều mới lạ của vùng biển thì hãy dành thời gian để chinh phục cung đèo ngoạn mục Tà Pứa và cùng trải nghiệm trượt thác dưới khu rừng già hùng vĩ. Lữ khách chắc chắn sẽ có ấn tượng đẹp về một bức tranh thiên nhiên hiền hòa, thơ mộng và cung đèo ngoạn mục ở vùng đất cuối cùng của dãy Trường Sơn.
Thắng cảnh Hầm Hô - Điểm du lịch đầy ấn tượng
Khu du lịch Hầm Hô thuộc địa phận thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn cách TP Quy Nhơn khoảng 50 Km về phía Tây Bắc.
Hầm Hô là nơi gặp gỡ của hai nhánh sông Đồng Hưu và sông Kút đổ vào sông Phú Phong, thắng cảnh là cả một khúc sông dài khoảng 3 km, hai bên bờ là những khối đá trập trùng, chỗ thì dựng đứng như thành vách, nơi thì chồng chất lên nhau thành đống, lại có đoạn đá nhọn lởm chởm như những thanh gươm dựng đứng. Những bụi sim, hoa tím xen lẫn những khóm phong lan cheo leo trên đá, lơ lửng trên những cành cây. Đang xen vào đó là những cây cổ thụ lâu năm rễ rủ xuống như tóc xõa, soi bóng xuống mặt nước lung linh, nơi từng đàn cá đang tung tăng bơi lội.
Thắng cảnh Hầm Hô
Đi thuyền khám phá Hầm Hô - ảnh Phương Nghi
Thế nhưng, cảnh đẹp đích thực của Hầm Hô đó là sự tạo hóa của thiên nhiên ngay dưới lòng sông chi chít những trụ đá hoa cương muôn hình vạn trạng, vào mùa thu nước cạn, những ngày trời trong xanh, khi những tia nắng rọi xuống những khối đá hoa cương ánh lên rực rỡ muôn màu, lóng lánh, như ngàn vạn viên kim cương khoe mình trên làn nước trong xanh. Mỗi trụ đá mang cho mình một hình dáng riêng, chắp cánh thêm cho trí tưởng tượng của mỗi du khách. Nước sông cuộn chảy quanh co theo các ghềnh thác với các địa danh rất sử thi và lãng mạn như: Đá Thành, Đá Bàn Cờ, Đá Chùm, Đá Dựng, Đá Trải, Cửa Sanh, Cửa Tử, Thác Cá Bay, Vũng Cá Rói, Hòn Trào, Hòn Lò Rượu, Dấu Chân Khổng Lồ... luôn tạo cho du khách cảm giác mát mẻ, sảng khoái. Có thể nói cảnh quang trời mây, sông nước Hầm Hô thật là "Sơn thủy hữu tình" càng đi vào sâu, cảnh vật càng kỳ thú, hương rừng ngào ngạt, chim hót líu lo làm cho cuộc sống thêm thú vị.
Du khách tự chèo thuyền cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng - ảnh Khuê Việt Tường
Có thể đến Hầm hô bắt cứ lúc nào, nhưng đẹp nhất là vào mùa hoa lộc vừng nở. Khi ngồi trong nhà hàng "Hoa lộc vừng" từ đây có thể nhìn bao quát cả rừng cây và suối nước Hầm Hô. Thưởng thức món đặc sản mà mới nghe giới thiệu đã muốn ăn như: ốc đá hay cá Mương chiên giòn ăn với lá rau rừng cuốn bánh tráng. Thậm chí, du khách cũng có thể tự tay câu những "chú cá" tươi ngon và thưởng thức thành quả của mình và lắng nghe tiếng chim hót, tiếng thác nước chảy để cảm nhận cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng nơi đây.
Đặt sản Hầm Hô: Cá mương - ảnh: Tuy An
Vào những tháng hè oi bức, đến với danh thắng tuyệt mỹ Hầm Hô để vui chơi, cắm trại, tận hưởng không khí trong lành của miền núi, du khách sẽ có được những giây phút thư giãn, thưởng ngoạn thú vị và thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng đất "địa linh nhân kiệt" Tây Sơn, Bình Định.
Yên ả Mỹ Hòa Xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ nằm cách TP Quy Nhơn khoảng 60 km với khung cảnh làng quê yên bình, mộc mạc; có nhiều thắng cảnh để du khách khám phá. Về xã Mỹ Hòa trong những ngày nắng đẹp, con đường bê tông thẳng tắp dẫn vào trung tâm xã với những nếp nhà ven đường xen lẫn những bụi cỏ...