Lên Sơn Trà ngắm vọoc chà vá chân nâu
Men theo tuyến đường rừng lên đỉnh Bàn Cờ, đoàn khảo sát tour ngắm vọoc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà mới thấy được sự ưu đãi đặc biệt mà thiên nhiên ban tặng cho hòn ngọc xanh của Đà Nẵng.
Giây phút thảnh thơi của hai chú vọoc trong ánh chiều tà. Ảnh Võ Hoàng Vũ
Không phải lần đầu tiên lên Sơn Trà nhưng thành viên các đơn vị lữ hành và phóng viên một số báo, đài trên địa bàn thành phố đều cảm thấy hồi hộp, ai cũng mong chờ khoảnh khắc nhìn thấy loài vọoc chà vá chân nâu đặc biệt này.
Để không gây ra tiếng ồn và làm kinh động đến sinh hoạt của những gia đình vọoc, cả đoàn xuống ô tô đi bộ, rục rịch chuẩn bị ống nhòm, máy ảnh để được tận mắt nhìn thấy loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ cần được bảo vệ.
Và rồi, mọi người đều trầm trồ, xuýt xoa khi nhìn thấy gia đình nhà vọoc chà vá chân nâu ngồi vắt vẻo trên cành cây chơi đùa với nhau, những chú vọoc con ham chơi chuyền từ cành này sang cành khác, khắc họa khung cảnh đẹp như một bức tranh giữa chốn rừng xanh.
Lần đầu tiên nhìn thấy loài vật quý hiếm trong sách đỏ, chị Ngô Thị Hoàng Anh, cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng đã không giấu được niềm thích thú.
“Thật sự loài vật này đẹp quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình”, chị Hoàng Anh trầm trồ. Chị cho rằng song song với công tác bảo vệ, bảo tồn, Đà Nẵng cũng nên giới thiệu rộng rãi tới du khách dưới hình thức du lịch sinh thái để người dân và du khách ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ loài động vật quý hiếm này cũng như giá trị của bán đảo Sơn Trà.
Theo Ban quản lý (BQL) Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng – đơn vị tổ chức tour khảo sát, đây mới chỉ là tour dành cho các đơn vị lữ hành, để họ thấy được tiềm năng cũng như thế mạnh của Sơn Trà, từ đó hình thành những sản phẩm du lịch về Sơn Trà.
Tham gia tour này, du khách sẽ có những trải nghiệm vô cùng thú vị và hấp dẫn khi được đi xuyên rừng, hai bên đường là những khóm hoa mua, hoa sim nở tím cả lối đi, xa hơn là những thảm động, thực vật nhiệt đới phong phú. Đặc biệt hơn cả là tận mắt ngắm những đàn vọoc chà vá chân nâu quý hiếm đang tìm ăn trên các tán cây hoặc quan sát những tập tính, thói quen sinh hoạt của loài vật này.
Video đang HOT
Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hội lữ hành thành phố Đà Nẵng cho hay, quần thể vọoc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà là một trong những tài nguyên du lịch hết sức quý giá của thành phố Đà Nẵng nói riêng và điểm đến miền Trung nói chung. Với sự xuất hiện của quần thể này, điểm đến của du lịch Đà Nẵng sẽ phong phú hơn rất nhiều. Ngoài các chương trình về nghỉ biển, di sản, các dịch vụ vui chơi, giải trí, Đà Nẵng có thêm chương trình du lịch sinh thái được khai thác tại bán đảo Sơn Trà và ngắm vọoc chà vá chân nâu.
Sau chương trình này, các công ty lữ hành sẽ phối hợp chặt chẽ với BQL Bán đảo Sơn Trà để hình thành tuyến du lịch dựa trên những tập tính, thói quen của các gia đình nhà vọoc, qua đó giới thiệu đến du khách một trong những loài vậy quý hiếm trong sách đỏ còn tồn tại ở bán đảo Sơn Trà. Với sản phẩm này, việc định vị nguồn khách sẽ được xác định hết sức đa dạng – cả khách trong nước và quốc tế.
“Chúng tôi sẽ triển khai các sản phẩm đồng loạt, các đơn vị lữ hành trên địa bàn thành phố sẽ phối hợp với Hạt kiểm lâm và BQL để duy trì, phát triển sản phẩm du lịch này, vừa góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ quần thể vọoc chà vá chân nâu, đồng thời giới thiệu các cá thể này đến du khách. Tuy nhiên, khi khai thác sẽ phải đảm bảo môi trường sống của vọoc và không làm ảnh hưởng đến tập quán, sinh hoạt của loài vật này. Song song đó, trong tour các đơn vị lữ hành cũng sẽ kêu gọi du khách tham gia bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường cũng như bảo vệ điểm đến”, ông Dũng cho hay.
Dự kiến, BQL bán đảo Sơn Trà sẽ đưa tour này vào khai thác trong mùa hè năm nay. Với 2 tour/ngày vào buổi sáng và buổi chiều, du khách sẽ được ngắm vẻ đẹp của loài linh trưởng quý hiếm này, đồng thời sẽ quan sát những sinh hoạt thường ngày của các gia đình nhà vọoc.
Ông Nguyễn Đức Vũ, Phó trưởng BQL bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cho biết, việc khai thác tour ngắm vọoc này sẽ phải gắn liền với công tác bảo tồn, do đó BQL sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị kiểm lâm và phải có chương trình tour chi tiết, cụ thể nhất dành cho du khách.
Trong quá trình khai thác, nếu thấy có vấn đề gì ảnh hưởng đến việc sinh trưởng của vọoc thì sẽ dừng tour để đảm bảo an toàn cho loài vật quý hiếm này. Để khai thác tour, BQL sẽ sử dụng những tuyến đường được phép đưa vào phục vụ du lịch tại bán đảo Sơn Trà và chỉ dừng ở những đoạn đường có loài vọoc đi ăn và xem chúng từ xa chứ không đi vào rừng hoặc tác động đến nơi loài vật này sinh sống.
Với sự đa dạng và phong phú của thảm rừng nguyên sinh tại bán đảo Sơn Trà, sản phẩm du lịch mới này hứa hẹn sẽ góp phần hình thành đặc trưng riêng cho Sơn Trà nói riêng và Đà Nẵng nói chung, đồng thời sẽ giúp người dân và du khách hiểu rõ hơn về loài vật quý hiếm này để chung tay bảo tồn không chỉ loài vọoc mà cả hòn ngọc xanh Sơn Trà.
Lên núi cao đánh cờ với tiên ông
Sơn Trà không chỉ nổi tiếng với tương truyền về các vị tiên nữ giáng trần mà còn cực kỳ nổi tiếng về truyền thuyết ván cờ của hai vị tiên ông.
Khách du lịch tới bán đảo Sơn Trà chủ yếu ghé thăm chùa Linh Ứng hoặc Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Đá Đen mà ít người khám phá một điểm cao thú vị là đỉnh Bàn Cờ.
Đỉnh Bàn Cờ tọa lạc trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng với độ cao gần 700m so với mực nước biển. Không cần chờ đến khi đặt chân tới đỉnh, du khách vẫn có thể tận hưởng cảnh đẹp Đà Nẵng dọc con đường dẫn từ trung tâm thành phố lên đến Bàn Cờ.
Đỉnh Bàn Cờ thường đẹp nhất vào buổi sáng tinh mơ, khi ánh mặt trời còn lấp ló. tuy nhiên, nhiều bạn trẻ cũng thích khung cảnh nơi đây buổi chiều tà. Trong ánh hoàng hôn, các bạn có thể ngắm cảnh, chụp ảnh, vui chơi. Đỉnh Bàn Cờ cũng là một nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều nhiếp ảnh gia không chuyên và nghiệp dư ở Đà Nẵng.
Hiện nay đường lên đây khá dễ đi, xe ô tô có thể đến và đậu xe ở phía dưới.
Bán đảo Sơn Trà là một địa điểm khá nổi tiếng từ xưa đến nay, là một vị trí đắc địa nên từ xa xưa nó đã được nhiều sử sách nhắc đến. Người dân ở đây kể rằng, tiên thường hay giáng xuống để tắm, chơi đùa nên cũng gọi là núi Tiên Sa. Và Sơn Trà không chỉ nổi tiếng với tương truyền về các vị tiên nữ giáng trần mà còn cực kỳ nổi tiếng về truyền thuyết ván cờ của hai vị tiên ông.
Bãi biển mà tiên nữ tắm ấy bây giờ trở thành bãi biển đẹp bậc nhất Việt Nam với cái Tiên Sa, còn bàn cờ tiên bây giờ vẫn còn nằm dưới biển để minh chứng một truyền thuyết thực ảo về Sơn Trà. Và theo truyền thuyết này, người dân đã đặt một bức tượng Đế Thích ngồi một mình bên tảng đá có hình bàn cờ, đỉnh Bàn Cờ có tên từ đó. Và hàng năm có hàng ngàn lượt khách đã tới đây, tận hưởng cảm giác ngồi đánh cờ với Đế Thích giữa không gian bao la để tận hưởng cảm giác bồng lai tiên cảnh.
Theo truyền thuyết, có hai vị tiên ông ngồi đánh cờ trên đỉnh núi Sơn Trà nhưng trong nhiều ngày vẫn bất phân thắng bại.
Bán đảo Sơn Trà với nhiều truyền thuyết càng làm cho nơi này thêm kỳ bí và hấp dẫn. Những con đường bê tông nhỏ uốn lượn quanh co dưới những tán cây rừng, lúc lại cheo leo bên men theo bờ biển, có khi lại như nằm trên những tầng mây khi sương kéo về. Đúng cảnh đẹp nơi đây khó nơi nào có được, huyền ảo và u tịch như chốn tiên bồng. Có tận hưởng được cảm giác khám phá Sơn Trà mới hiểu được vì sao khi xưa các tiên nữ cũng chọn nơi đây để giáng trần. Và đường lên đỉnh Bàn Cờ cũng hấp dẫn như những truyền thuyết về nó.
Càng lên cao không khí càng mát mẻ. Lúc này, có thể hít một hơi thật sâu để tận hưởng hương thơm trong lành của cỏ cây, rừng núi; cảm nhận từng ngọn gió vờn mơn man trên da thịt.
Đường lên đỉnh núi quanh co uốn lượn là một hành trình mà bạn có thể trải nghiệm nhiều cảnh quan tươi đẹp và thơ mộng của bán đảo Sơn Trà.
Đỉnh Bàn Cờ nằm ở cuối quãng đường ấy. Nếu may mắn đến đây vào một ngày trời trong, sẽ thấy không khác gì chốn "bồng lai tiên cảnh". Chịu khó leo bộ một đoạn đường ngắn, du khách có thể ngắm toàn cảnh thành phố Đà Nẵng từ độ cao gần 700m với biển Tiên Sa lấp lánh dưới nắng, những chiếc thuyền đánh cá xẻ sóng ra khơi, những tòa nhà cao tầng cùng những cây cầu nổi danh bắc qua sông Hàn ẩn hiện trong làn mây trắng.
Thế nhưng, đây vẫn chưa phải là điểm đặc biệt nhất khiến khách tò mò. Sở dĩ đỉnh Bàn Cờ có tên gọi này vì quả thật, nơi đây có một bàn cờ đá cùng bức tượng Đế Thích chơi cờ. Sử sách kể lại, phía đông liền biển có một quả núi gọi là núi Sơn Trà, tục gọi là Hòn Nghê.
Leo lên đỉnh Bàn Cờ đẹp nhất có lẽ là buổi sáng tinh mơ, khi thành phố vẫn còn im lìm chưa thức giấc, thiên nhiên ở bán đảo cũng vừa cựa mình, ánh mặt trời le lói phía bên kia ngọn núi.
Tương truyền trên núi có ngọc, tiên thường hay giáng xuống để tắm và chơi đùa trên bãi biển nên còn gọi là biển Tiên Sa. Một lần, có hai tiên ông nhiều ngày liền ngồi đánh cờ trên đỉnh núi Sơn Trà nhưng bất phân thắng bại.
Trong lúc đó, có các tiên nữ bay xuống bãi biển để tắm, một tiên ông lơ là nên đã bị đối thủ đánh bại. Bực mình, tiên ông đá văng bàn cờ xuống biển rồi bay về trời. Từ đó, người dân nơi đây dựng lại tượng Đế Thích cùng bàn cờ còn đang dở dang rồi đặt tên đỉnh núi là đỉnh Bàn Cờ.
Đứng trên điểm cao gần 700 m này, có thể ngắm nhìn toàn bộ Đà Nẵng. Xa xa là một thành phố sầm uất nhộn nhịp những tòa nhà và chín cây cầu nổi tiếng bắc qua sông Hàn.
Vẻ đẹp chùa Linh Ứng Bãi Bụt từ trên cao Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10 km về phía Đông Bắc, ở độ cao 693m so với mực nước biển, chùa Linh Ứng Bãi Bụt tọa lạc trên bán đảo Sơn Trà được là đặc ân mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho thành phố Đà Nẵng. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt tọa lạc trên bán đảo Sơn...