Lên rừng tìm thứ hảo hạng treo lủng lẳng cành cây đem về làm nhân bánh đặc sản, nhà giàu nhìn thấy cũng thòm thèm
Cứ độ tháng 2, tháng 3 âm lịch, cây cối đương mùa đơm hoa, kết quả cũng là lúc những tổ kiến trên cây bắt đầu chắc trứng; đó cũng là lúc đồng bào Mường (Phú Thọ) vào rừng tìm trứng kiến đem về làm bánh.
Bánh trứng kiến là món ăn dân dã được chế biến tương đối cầu kỳ với vị thơm ngon riêng, trở thành một trong những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Mường vùng Đất Tổ.
Trứng kiến sau khi lấy về được làm sạch xào săn để làm nhân bánh.
Người Mường thường kể cho nhau nghe, cho khách đến nhà câu chuyện về món bánh trứng kiến có từ xa xưa.
Chuyện kể rằng, xưa ở một bản Mường nọ có một gia đình kén rể cho con gái.Cha cô gái ra điều kiện nếu chàng rể nào mang đến lễ một thứ bánh ngon, lạ và vừa ý với ông thì sẽ được lấy con gái ông về làm vợ.
Kỳ lạ ngôi đền 2300 năm thời Hùng Vương lại mang tên Quốc tế
Các chàng trai con nhà quyền quý trong bản và các bản khác thi nhau chế biến các món bánh ngon để đi hỏi vợ.
Duy chỉ có một chàng trai nhà nghèo, không có điều kiện để làm những thứ bánh trên, anh bèn cầm dao lên rừng tìm kiếm xem có loại củ quả nào có thể làm bánh được.
Đi lên rừng sâu, anh nhìn thấy một tổ kiến to bám trên thân cây. Anh nghĩ, nếu nhộng ong, nhộng tằm ăn được thì nhộng kiến cũng ăn được.
Anh trèo lên chặt tổ kiến xuống, bổ tổ kiến ra lấy những nhộng non trắng tinh đó rang thơm lên để làm nhân bánh nếp. Không ngờ khi mang bánh đến hỏi vợ, ông bố cô gái bỏ qua tất cả các thứ bánh những người con trai khác mang đến mà khen tấm tắc món bánh trứng kiến của chàng trai nghèo và đồng ý gả con gái cho anh.
Từ đó đến nay, bánh trứng kiến trở thành một trong những món ăn quen thuộc, không thể vắng mặt trong những dịp lễ quan trọng của đồng bào dân tộc Mường.
Bánh trứng kiến được hấp cách thủy để đảm bảo giữ được mùi thơm, vị béo ngậy của trứng kiến.
Để làm ra những chiếc bánh, đòi hỏi rất nhiều công phu, nhất là nhân bánh.Bà con phải lên nương, lên núi để lấy trứng kiến; nhưng không phải loại kiến nào cũng có thể lấy trứng để ăn được.
Bà Hoàng Thị Hương Giang, người dân tộc Mường, khu 5b, xã Tân Phú, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) cho hay: Thời điểm “lý tưởng” nhất để lên rừng lấy trứng kiến là vào khoảng giữa tháng 2 đến tháng 3 âm lịch.
Video đang HOT
Khi ấy trứng của loài kiến còn non, giống như thể con nhộng, vừa độ thơm ngon. Chỉ lấy trứng của loại kiến đen có thân nhỏ, đuôi nhọn. Loại kiến để lấy trứng là kiến lành, làm tổ ở trên cây như cây xoan, cây quế, cây găng…
Tùy vào kích thước của từng tổ mà số lượng trứng kiến nhiều hay ít, có tổ lấy được một bát, nhưng có tổ lớn lấy được ba, bốn bát.
Trứng kiến lớn bằng hạt gạo, có màu trắng sữa, được mang về để chế biến thành nhân bánh. Một chiếc bánh ngon phải có nhân là trứng kiến nguyên chất, chỉ cần phi hành mỡ và muối không trộn thêm các nguyên liệu khác.
Bột bánh làm từ gạo nếp ngon, xay nhuyễn, nhào dẻo, dát mỏng, nhồi nhân, rồi nặn thành hình vuông, bọc vào 2 lớp lá ngõa, đem hấp chín.
Khi ăn bánh nhân trứng kiến, người ta ăn cả lớp lá ngõa non bên trong kèm với bánh. Bánh trứng kiến có vị rất lạ, dẻo mềm, thơm của gạo nếp nương hòa với vị thanh mát, của lá ngõa, vị béo ngậy đậm đà của trứng kiến, tạo nên hương vị riêng biệt.
Hiện tại thứ bánh trứng kiến hấp dẫn này không chỉ là món ăn truyền thống của đồng bào Mường mà còn là thức quà “đi đây, đi đó” theo chân, đến tay những vị khách ham mê thưởng thức món ăn độc đáo trên khắp mọi miền của Tổ quốc.
Khám phá các loại bánh truyền thống của Thái Lan mà bạn nhất định phải thử
Bên cạnh nền văn hóa độc đáo, xứ sở chùa vàng còn nổi tiếng với những món ăn đặc sắc. Mời bạn tham khảo bài viết bên dưới để biết thêm những món bánh truyền thống của Thái Lan.
1 Khanom Chun - Bánh chín tầng mây
Khanom Chun hay còn được gọi là bánh chín tầng mây. Đây là món bánh ngọt được ưa chuộng tại Thái Lan vì bánh có vị thơm béo của nước cốt dừa và dẻo mềm từ bột gạo nếp. Mỗi chiếc bánh có từ 5-9 lớp với những hương vị, màu sắc và hình dáng rất bắt mắt.
Khanom Chun - Bánh chín tầng mây
2 Khanom Tom Bai Toey - Bánh dừa lá dứa
Khanom Tom Bai Toey thơm nồng mùi lá dứa, dẻo mịn bột gạo hòa quyện cùng vị béo béo của nước cốt dừa. Đây là một trong những món bánh truyền thống nổi tiếng của xứ sở chùa vàng. Trong nhân bánh còn có những sợi dừa được bào mỏng giúp hương vị bánh béo hơn, ngon hơn.
Thông thường, món bánh này sẽ được ăn kèm cùng nước cốt dừa và cho thêm một ít dừa bào bên trên.
Khanom Tom Bai Toey - Bánh dừa lá dứa
3 Khanom krok - Bánh dừa
Khanom Krok có hình dạng như những chiếc bánh khọt Việt Nam. Bánh được làm từ hỗn hợp bột gạo, đường và dừa để thành hỗn hợp sền sệt và mang đi chiên. Bánh có 2 loại, mặn và ngọt. Loại mặn thường có nhân trứng, xúc xích và loại ngọt thường có nhân bắp, khoai, đậu,... Khanom krok có kết cấu mịn, mềm và có vị thơm ngon.
4 Khao Mao Tod - Bánh chuối
Khao Mao Tod là món bánh chuối truyền thống của Thái Lan. Món bánh này được thực hiện bằng cách trộn bột gạo, đường, nước cốt dừa thành hỗn hợp sệt. Sau đó, người bán sẽ nhúng 1 trái chuối vào và đem chiên ngập dầu. Món bánh chuối giòn giòn bên ngoài, bên trong mềm ngọt chuối chín.
5 Sang Kaya Fug Tong - Bánh bí ngô
Sang Kaya Fug Tong là món bánh bí ngô hấp nổi tiếng ở những chợ ẩm thực của Thái Lan. Món bánh đặc biệt này gồm hỗn hợp trứng, nước cốt dừa, đường được hấp trong một quả bí ngô được làm rỗng ruột. Bánh bí ngô là sự kết hợp hài hòa của vị béo béo bùi bùi từ bí, nước cốt dừa và trứng.
Sang Kaya Fug Tong - Bánh bí ngô
6 Bánh Cha Mongkut - Bánh vương miện
Bánh Cha Mongkut là loại bánh được dâng lên cho nhà vua. Bánh được chế biến từ bột nếp trộn cùng bột gạo và bột đậu xanh. Sau đó khuấy cùng nước cốt dừa và đường đến khi chúng kết dính với nhau.
Bánh được tạo hình và chuẩn bị tỉ mỉ ở từng công đoạn. Khi bánh hoàn thành, người làm bánh trang trí cùng hạt dưa hoặc bánh chiên.
Bánh Cha Mongkut - Bánh vương miện
7 Khanom Tan - Bánh thốt nốt
Khanom Tan được làm từ đường thốt nốt, bột gạo và nước cốt dừa. Sau khi hòa quyện các nguyên liệu cùng nhau, bánh được cho vào khuôn, thường là chén hoặc lá chuối, và đem đi hấp. Bánh được ăn cùng những sợi dừa bào rất thơm ngon, béo ngậy.
8 Tong Yip, Tong Yord, Foi Tong - Bánh trứng
Tong Yip, Tong Yord, Foi Tong còn được biết đến như món trứng ngọt hay bánh trứng. Đây là bộ ba bánh dạng thạch độc đáo của Thái Lan. Bánh này được chế biến từ lòng đỏ trứng, đường, và sirô đường. Mỗi loại bánh có tạo hình khác nhau, tuy nhiên, hương vị ngọt đậm đà của chúng đều như nhau.
Tong Yip, Tong Yord, Foi Tong - Bánh trứng
9 Bánh Saneh Jann
Saneh Jann được lấy ý nghĩa của từ Saneh là sức hấp dẫn và Jann là nhục đậu khấu. Bánh được chế biến từ bột hạt nhục đậu khấu và có hình dạng như nhục đậu khấu. Bánh có hương vị thơm dịu, không quá ngọt và khi nhai có cảm giác xốp mềm. Bánh rất được nhiều người yêu thích vì vẻ ngoài đẹp và hương vị thơm ngon.
10 Luk Chup - Bánh đậu xanh trái cây
Bánh đậu xanh trái cây - Luk Chup được chế biến từ đậu xanh nấu chín và tán nhuyễn. Sau đó, đậu xanh tán được mang đi tạo hình và trang trí thành những hình dạng trái cây đặc sắc. Món bánh vừa đẹp mắt, vừa có vị ngọt thanh, bùi bùi của đậu xanh rất thơm ngon.
Luk Chup - Bánh đậu xanh trái cây
11 Bánh Roti Gluay
Roti Guay còn được biết đến như bánh kếp Thái Lan. Bánh là sự kết hợp hài hòa của trứng và chuối, hoặc những loại hoa quả địa phương quen thuộc. Bánh có vỏ ngoài giòn giòn, bên trong thơm ngon, đậm đà nhân bánh. Roti Guay thường được rưới lên một ít sữa đặc và sốt socola.
12 Khanom Bueang - Bánh kẹp Thái
Bánh kẹp Thái hay còn được biết đến là bánh tacos Thái, có lớp vỏ ngoài giòn, thơm. Bên trong là nhân mặn như trứng cắt sợi,... hoặc ngọt như dừa bào, các loại trái cây,.. và có một lớp kem dừa béo ngậy. Bánh kẹp Thái thường được người dân bản địa và khách du lịch ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, béo giòn.
13 Salapo - Bánh bao
Bánh bao của Thái Lan khác xa so với những loại bánh bao mà chúng ta thường ăn. Họ nêm nếm nhân bánh bao bằng những nguyên liệu, hương vị đặc trưng chỉ có tại Thái Lan. Ngoài ra, bánh bao Thái Lan cũng đa dạng về nhân bánh, đặc biệt là nhân kem trứng chảy.
Ngoài ra nếu bạn yêu thích bánh bao truyền thống Việt Nam mà không có thời gian để làm thì có thể tìm mua bánh bao Thọ Phát để thưởng thức nhé!
Bách hóa XANH hy vọng những loại bánh trên đây sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bạn khi có dịp thăm Thái Lan hoặc đến những nhà hàng Thái nhé.
8 món ăn vặt nổi tiếng mùa đông ở Hàn Quốc Dạo phố mùa đông ở xứ sở kimchi, du khách không thể bỏ qua những món nóng hổi như bánh cá chép, bánh rán nhân quế, chả cá... Bánh cá (bungeoppang) Bungeoppang là những chiếc bánh ngọt nhân đậu đỏ được ép trong khuôn hình cá chép, khá giống taiyaki của Nhật Bản. Đây là một món ăn vặt phổ biến vào mùa...