Lên phương án nếu có thí sinh diện F1, F2 trong phòng thi tốt nghiệp
UBND TP.HCM yêu cầu Sở GD-ĐT, Sở Y tế và UBND các quận huyện, có biện pháp đảm bảo an toàn cho hơn 74.000 thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức vừa ký văn bản khẩn gửi Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2020 về một số biện pháp an toàn cho kỳ thi.
Theo đó, thành phố yêu cầu Sở GD-ĐT chỉ đạo và rà soát việc thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn, phòng chống dịch Covid-19.
Thí sinh cần chủ động thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của ngành y tế, phải đeo khẩu trang khi đến và rời khỏi điểm thi, trong thời gian ở tại điểm thi, khi bước vào phòng thi.
Phun khử khuẩn ở Trường THPT Nguyễn Du
Cán bộ, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ tại kỳ thi phải nghiêm túc khai báo tình hình sức khỏe, lịch sử di chuyển theo quy định, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa theo khuyến cáo của ngành y tế, thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ.
Đặc biệt, các nhân sự thuộc diện F0, F1, F2 không tham gia vào các khâu của kỳ thi.
Video đang HOT
Các điểm thi phối hợp với ngành y tế địa phương tiến hành khử khuẩn trước kỳ thi và cuối ngày thi, trang bị đầy đủ vật dụng cần thiết phòng chống dịch Covid-19, phục vụ cho kỳ thi.
Trong thời gian tổ chức thi, các điểm thi giữ gìn phòng thi sạch sẽ, thông thoáng tối đa nhưng đảm bảo các yếu tố an toàn, bảo mật.
Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo y tế địa phương hỗ trợ tổng vệ sinh tại các điểm thi, khử khuẩn trước 2 ngày diễn ra buổi làm việc đầu tiên và sau mỗi ngày làm việc.
Thực hiện rà soát, lập danh sách thí sinh thuộc đối tượng F0, F1, F2. Đồng thời, lập phương án cụ thể để xử lý kịp thời trong trường hợp xuất hiện thí sinh, người làm công tác thi thuộc diện F1, F2 (trước và trong khi thi)…
Bên cạnh đó, Sở Y tế hỗ trợ các thiết bị phục vụ đo thân nhiệt ở các điểm thi có đông thí sinh, tránh ùn tắc, thực hiện tốt quy định về giãn cách…
Năm nay TP.HCM có 74.086 thí sinh đăng ký dự thi, bao gồm cả thí sinh đang học tại các trường THPT, GDTX và thí sinh tự do. Đáng lưu ý, trong số này có hơn 4.606 thí sinh chỉ đăng ký dự thi để xét tốt nghiệp, không sử dụng kết quả thi này để xét tuyển ĐH, CĐ.
Có hơn 66.124 thí sinh thi tốt nghiệp và đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ và 3.356 thí sinh đăng ký dự thi chỉ để xét tuyển ĐH, CĐ.
Về bài thi tự chọn, có 41.705 thí sinh đăng ký làm bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, 29.246 thí sinh đăng ký làm bài tổ hợp Khoa học xã hội.
Sở GD-ĐT đã bố trí 115 điểm thi, đồng thời huy động hơn 10.000 cán bộ coi thi, hơn 4.000 cán bộ chấm thi tốt nghiệp THPT.
Nhiều bệnh nhân vừa mắc COVID-19 vừa bị sốt rét, men gan cao gấp 15 lần
Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, trong số 219 công dân từ Guinea Xích đạo về nước có 15 bệnh nhân mắc bệnh sốt rét, 6 ca đồng nhiễm sốt rét và COVID-19.
Cụ thể, TS BS Trần Văn Giang, Phó Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong đoàn 219 công dân Việt Nam từ Guinea Xích đạo về nước có 15 bệnh nhân mắc bệnh sốt rét thể ác tính, trong đó có 6 ca đồng nhiễm sốt rét và COVID-19, tổn thương nhiều tạng trong cơ thể.
Các bác sĩ đang tích cực điều trị và theo dõi sát sao diễn biến bệnh.
Theo bác sĩ Giang, tuy số trường hợp được xác định dương tính với SARS-CoV-2 chỉ có 21 ca (ít hơn dự kiến ban đầu là 120 người) nhưng lại có nhiều bệnh nhân đồng nhiễm sốt rét và COVID-19 khiến nhiều tạng bị tổn thương. Đặc biệt có bệnh nhân men gan tăng cao gấp 10-15 lần bình thường. Điều này rất ít gặp ở bệnh nhân COVID-19 đơn thuần.
Trong quá trình điều trị, các bác sĩ phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, nhất là việc sử dụng thuốc, tránh khả năng tương tác thuốc bất lợi cho người bệnh khi dùng.
"Việc điều trị cho bệnh nhân mắc cả COVID-19 và sốt rét vất vả hơn rất nhiều, chúng tôi phải tăng cường xét nghiệm theo dõi COVID-19 hàng ngày và xét nghiệm đánh giá ký sinh trùng sốt rét với cơ quan tạng của bệnh nhân", bác sĩ Giang cho hay
Các ý bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương chuẩn bị phun khử khuẩn bệnh viện.
Trước đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từng tiếp nhận điều trị nhiều ca bệnh sốt rét về từ châu Phi cho người lao động nước ngoài nên các y bác sĩ có kinh nghiệm nhất định trong việc điều trị. Đa số các bệnh nhân mắc sốt rét thể ác tính, dự báo số ca mắc sẽ còn tăng lên nữa do họ vừa ra khỏi vùng dịch tễ, chưa bộc lộ hết các triệu chứng.
Đến nay, sau 1 tuần về nước và cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, một số bệnh nhân sốt rét đã đáp ứng tốt với thuốc, mật độ ký sinh trùng trong máu có xu hướng giảm. Đáng chú ý có 3 bệnh nhân đã sạch ký sinh trùng trong máu. Các bác sĩ tiếp tục điều trị thuốc tốt nhất cho bệnh nhân, tránh tái phát về sau.
"Với trường hợp bệnh nhân có men gan tăng cao bất thường, thời điểm hiện tại tổn thương gan đỡ hơn nhiều, tuy men gan vẫn tăng gấp 3 lần nhưng đã giảm đáng kể so với lúc mới về. Số lượng tiểu cầu máu đã tăng lên, tình trạng rối loạn đông máu được kiểm soát tốt, sức khỏe có nhiều khả quan", bác sĩ Giang thông tin.
Hiện khoa Virus - Ký sinh trùng đang điều trị cho 30 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 21 bệnh nhân từ Guinea Xích đạo về và 6 ca bệnh tại Bắc Giang, Lạng Sơn vừa được Bộ Y tế công bố tối 5/8.
Covid-19 tại Quảng Ngãi: Dừng hoạt động cơ sở y tế liên quan bệnh nhân 590 Sau khi khoanh vùng và phun dung dịch khử khuẩn phòng Covid-19, cơ quan chức năng Quảng Ngãi đã chính thức phong tỏa khu dân cư mà bệnh nhân 590 (BN590) đang ở, khu vực xung quanh nhà cha mẹ ruột BN590 và tạm dừng hoạt động Bệnh xá B21, nơi bệnh nhân này từng đến khám. Chiều 2/8, sau khi khẩn cấp...