Lên núi Cấm ăn bánh xèo
Bánh xèo là một loại bánh phổ biến ở nhiều vùng miền Việt Nam nhưng đưa bánh xèo thành đặc sản thì có lẻ chỉ ở núi Cấm, ngọn núi cao nhất trong cụm núi Thất Sơn (An Giang).
Các nhà tổ chức tour du lịch đưa luôn cả việc cho khách ăn bánh xèo vào, như một “hạng mục” trong tuyến.
Rất nhiều quán bán bánh ở khu du lịch núi Cấm.
Dù chưa lên núi Cấm, trên con đường rẽ vào, chúng tôi đã thấy cơ man nào là hàng quán bán đặc sản bánh xèo. Dường như bánh xèo vùng Thất Sơn này đã làm phải lòng cả triệu du khách mỗi năm, cứ tính mỗi người ghé qua ăn chừng một hai cái thì nó… nhiều biết dường nào.
Khỏi lo về giá
Núi Cấm, ngọn núi cao 700 mét ấy là một điểm đến hiếm hoi vì hiếm nơi nào ở miền Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài những người hành hương đi bộ thì du khách theo cáp treo, chốc lát đã lên đỉnh núi. Nhưng lên núi mà muốn tham quan các điểm như chùa, tượng Phật lại có một đội quân xe thồ túc trực chở đi với giá 50.000 đồng/người.
Thực ra thì đi xe thồ thì còn có gì mà ngắm, vì họ chở thật nhanh tới tượng Phật, cho chụp hình xong chở về. Còn đi bộ, khách sẽ chen tới hồ cá, ở đây người ta bày bán cá con, bán thức ăn cho cá (chủ yếu là cá chép) với giá 10.000 đồng/ túi và những thức đặc sản ở Châu Đốc. Dọc đường có những người bán đồ ăn vặt như kem, bắp rang, khoai lang… để khách ăn lấy làm vui. Tuy nhiên, nhiều nhất, suốt con đường phải nói đến bánh xèo.
Du khách đến đây, ăn bánh thì khỏi phải lo về giá bán giữa các hàng quán. Bản chất người dân Nam Bộ rất hồn nhiên, dẫu là khách địa phương hay du lịch thì họ cũng bán một giá. Thêm vào đó, vài chục quán bán bánh nằm cạnh nhau thì nếu không thống nhất giá bán sẽ khó bề tồn tại.
Video đang HOT
Bánh ngon phải có rau rừng
Dẫu biết rằng đặc sản trên núi Cấm là bánh xèo, nhưng lời mời mọc đã diễn ra khắp trên những bước chân chúng tôi đi qua đều có câu “ăn bánh xèo với rau rừng”. Hóa ra, bánh xèo là món ngon nhưng chưa thể gọi là đặc sản khi chưa có rau rừng để ăn kèm.
Bánh xèo tại núi Cấm.
Thật vậy, nhiều quán bánh xèo trình bày rau rừng rất đẹp mắt, cả một chiếc bàn lớn với nhiều loại rau mà không hỏi tôi chẳng biết rau gì. Còn chủ quán thì chẳng cần biết khách có ăn bánh xèo ở quán của mình không? Cứ giới thiệu rằng, “đọt bứa vị chua thanh có tác dụng hạ đàm, ngành ngành làm mát gan, kim thất có nhiều tinh dầu, bổ máu…”. Những loại rau ấy đa dạng màu sắc tạo nên một gam màu đẹp và tất nhiên không thể không chen cùng rau để chụp một tấm ảnh.
Người viết bài này từng ăn bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo ở Trảng Bàng (Tây Ninh) nhưng so với rau rừng trên núi Cấm này thì rau rừng ở Trảng Bàng chẳng thấm vào đâu. Có thể, do khí hậu mát mẻ, ẩm ướt nên rau rừng trên ngọn núi phát triển quanh năm, người dân địa phương cứ thế mà đi hái rau (họ giữ lại gốc cho cây tiếp tục phát triển) về bán lại cho những hàng quán. Và tất nhiên, chỉ người dân ở đây mới có thể nhận mặt được các loại rau, còn như người nơi khác đến thì… chưa chắc.
Cuối cùng cũng ăn bánh xèo với rau rừng. Các quán đều có bánh xèo chay và bánh xèo mặn với giá chỉ 15.000 – 20.000 đồng/cái. Mỗi người ăn hai cái là đủ. Ở đây, người ta dọn ra cả rổ rau, khách thích ăn loại rau nào thì ăn. Bánh xèo dọn ra trong chiếc đĩa với màu vàng và dòn rụm.
Bánh xèo mặn thì nhân tôm, thịt ba rọi, giá, đậu xanh. Bánh xèo chay có giá, đậu xanh khoai môn. Món này ăn kèm nước chấm pha chua cay ngọt. Ăn bánh xèo bốc bằng tay, ngắt rau bao quanh, bỏ bánh xèo ở giữa và chấm mắm mà ăn. Nhiều người ăn được tới bốn cái vì cảm giác ăn với rau rừng rất ngon.
.Theo Sgtiepthi.
5 món dân dã người miền Tây thường đãi khách
Bánh xèo, cá lóc nướng trui hay lẩu cua đồng là món ăn dễ tìm ở các tỉnh miền Tây.
Bánh xèo
So với các nơi khác, bánh xèo miền Tây có thêm nước cốt dừa tạo nên vị béo và mùi thơm đặc trưng. Để làm ra chiếc bánh màu vàng, người dân trộn thêm chút nghệ vào bột, khuấy thật đều tay. Bánh cỡ lớn sau khi đổ lên chảo, được rắc phần nhân tôm, thịt đầy đặn cùng đậu xanh tạo vị bùi. Mỗi chiếc có giá 30.000 - 50.000 đồng.
Cá lóc nướng
Đây là món quen thuộc của người dân miền Tây Nam bộ, được phục vụ nhiều trong các nhà hàng, quán ăn. Những con cá lóc tươi rói sau khi bắt dưới mương lên được xiên vào một que tre để nướng.
Cá toả mùi thơm nức mũi ngay khi còn trong than đỏ. Sau khi chín, cá dọn ra đĩa cùng rổ rau sống, bánh tráng, chén nước chấm chua cay. Bạn có thể chọn cách cuốn cá cùng bánh tráng hoặc ăn kèm với bún tươi. Thịt cá lóc nướng trui cho vị ngọt, chắc béo. Suất ăn được tính tiền theo cân nặng của cá.
Gỏi tép đồng bông điên điển
Điên điển dễ thích nghi với môi trường và có sức sống mãnh liệt ở vùng ngập nước, cho hoa màu vàng tươi, xuất hiện phổ biến ở An Giang, Đồng Tháp, Long An và TP Cần Thơ. Từ loại bông hoang dã, người dân miền Tây chế biến thành nhiều món như dưa chua, canh, gỏi, hoặc ăn sống chấm cá kho, nhúng lẩu, ăn kèm với bún cá... Trong đó, gỏi tép đồng với bông điên điển là một trong những món bạn nên thử.
Bông điên điển giòn, bùi cùng những con tép đồng thơm ngậy, ăn rất đưa cơm. Món ăn phổ biến trong các nhà hàng, thường phục vụ trong bữa cơm trưa. Giá một đĩa khoảng 90.000 đồng.
Lẩu riêu cua đồng
Nguyên liệu gồm tôm, cá kèo, cá viên, mực... và không thể thiếu riêu cua lần lượt được cho vào nồi nước lèo sôi sùng sục, sau đó đến các loại rau ăn kèm. Thịt được chấm cùng nước mắm nguyên chất mới đúng điệu. Một nồi lẩu có giá khoảng 200.000 đồng thích hợp cho 2-4 người ăn.
Chuột đồng chiên nước mắm
Chuột đồng như một đặc sản của người miền Tây, được chế biến bằng nhiều cách khác nhau như nướng lu, sấy khô, xé phay và chiên nước mắm. Những con chuột đồng to múp sau khi bắt về sẽ thui cho vàng rồi làm sạch, để ráo. Công đoạn làm sạch là quan trọng nhất để khi ăn không còn mùi. Trước khi đem chiên trong chảo dầu sôi, thịt được ướp gia vị cho đậm. Món ăn thường ăn kèm với xoài xanh bào sợi, chấm muối tiêu chanh hoặc mắm me. Suất ăn có giá khoảng 100.000 đồng.
Theo Vnexpress
Quán bánh xèo thịt bò để khách tự phục vụ, tính tiền ở Gia Lai Bà Tám để thực khách tự lấy đĩa xếp rau, bưng thức ăn và tính tiền. Hơn 20 năm trôi qua, quán bánh xèo của bà Nguyễn Thị Hoa (60 tuổi) là một trong những địa chỉ ăn sáng quen thuộc ở thành phố Pleiku (Gia Lai). Bà chủ được người địa phương gọi là bà Tám. Đối với khách phương xa, bánh...