Lên Mộc Châu săn hoa sơn tra, uống rượu sơn tra say quên lối về
Ngoài hoa lê, hoa mận, mùa xuân tại các tỉnh miền núi phía Bắc còn có một đặc sản khác mà không nhiều người biết đến, đó là mùa hoa sơn tra – hay còn gọi là hoa táo mèo.
Cây sơn tra thường mọc tự nhiên trong những cánh rừng ở vùng núi cao, nhiều nhất là ở tỉnh Sơn La, Yên Bái và Lào Cai. Quả sơn tra được bà con đồng bào Mông thu hoạch đem bán để ngâm rượu, ngâm mật ong, đường…Những năm gần đây, khi nhu cầu tiêu thụ quả sơn tra tăng cao, đồng bào bắt đầu trồng sơn tra để làm cây kinh tế.
Bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La được biết đến là một trong những vùng trồng cây sơn tra lớn nhất tỉnh Sơn La. Diện tích trồng sơn tra ở Nậm Nghiệp lên đến hơn 2.000 hecta, với hàng nghìn gốc cây cổ thụ.
Cây sơn tra không chỉ mang lại giá trị kinh tế, mà còn tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp cho núi rừng Tây Bắc khi hoa đồng loại bung nở vào mùa xuân hàng năm. Cả không gian rộng lớn trắng xóa một màu hoa, gây choáng ngợp cho bất kỳ ai được ngắm nhìn. Tuy nhiên cung đường để săn hoa sơn tra không đơn giản.
Bản Nậm Nghiệp còn khá hoang sơ, cung đường tới bản chủ yếu là đường đèo quanh co, đường núi dốc, chỉ có thể di chuyển bằng xe hai cầu, xe bán tải hoặc du khách phải thuê xe máy của người dân địa phương để đi vào.
Anh Quang Kiên ( Mộc Châu) cùng nhóm bạn xuất phát từ trung tâm thị xã Mộc Châu để lên Mường La săn hoa. Quãng đường dài 173km, nhưng riêng 50km cuối cả nhóm di chuyển mất 3 tiếng đồng hồ mới tới nơi, do đường ở khu vực này bị thiên tai, lũ quét ảnh hưởng khá nhiều, không thể đi nhanh.
Ấn tượng nhất đối với Kiên cùng cả nhóm chính là những cây hoa sơn tra khổng lồ đường kính từ 60-80cm, phải hai người ôm mới hết. Nhiều cây cao tới cả chục mét. Điểm săn hoa sơn tra ở độ cao khoảng 2.200m cũng là một nơi tuyệt vời để săn mây hay ngắm hoàng hôn.
Hoa sơn tra khi nở có 5 cánh với nhụy vàng, màu không trắng muốt như hoa mận, hoa mơ mà hơi trắng ngà. Mùa hoa thường kéo dài từ cuối tháng 2 đến tháng 4 hằng năm, giữa tháng 3 là thời điểm hoa nở đẹp nhất. Hoa sơn tra còn có một một điểm đặc trưng là mùi thơm nhẹ, thoang thoảng. Không phải mùi thơm ngọt ngào mà lại có nốt hương chua dịu, gợi nét hoang sơ, bí hiểm rất riêng.
Video đang HOT
Do chưa đẩy mạnh du lịch, nên dịch vụ ăn uống tại bản vẫn còn khá ít. Khách đến du lịch có thể đặt ăn tại các gia đình mở dịch vụ homestay. Thực đơn thường có thịt gà, thịt lợn hoặc dê.
Ngoài ra, một món mà bất cứ du khách nào cũng nên thử, đó là rượu sơn tra. Đồng bào người Mông thường chọn những quả sơn tra to, kích thước như chiếc bát con để ngâm rượu. Rượu sơn tra có vị hơi chua, kèm theo chát nhẹ, có mùi thơm dịu. Rượu khá dễ uống, tuy nhiên cũng rất nhanh say. Ngồi nhấm nháp từng ngụm rượu sơn tra trong tiết trời đầu xuân hơi se se lạnh, dưới những tán hoa trắng mong manh, là một cảm giác rất “chill” và mê đắm cho bất kì ai.
Chi phí ăn nghỉ ở bản hoa sơn tra không đắt, trung bình khoảng 500.000 một người. Người dân ở bản rất thân thiện, nhiệt tình hỗ trợ khách du lịch. Thời gian tới, dịch vụ du lịch sẽ được địa phương đầu tư đẩy mạnh hơn, để bà con có thêm nguồn thu nhập và cũng để nhiều người có thể biết tới vùng đất mộng mơ xinh đẹp này hơn.
Đẹp đến nao lòng mùa hoa sơn tra Nậm Nghiệp
Cùng cảm nhận vẻ đẹp của hoa sơn tra Nậm Nghiệp qua cái nhìn của những người làm du lịch Mộc Châu.
Hoa sơn tra (hoa táo mèo) Nậm Nghiệp
Đầu tháng 3/2022, rất nhiều anh em du lịch Mộc Châu đã gác công việc của mình lại để lên đường tới Nậm Nghiệp ngắm hoa sơn tra (hoa táo mèo). Từng dãy sơn tra trắng tinh như tô thêm sắc xuân đọng lại cho mỗi du khách cảm xúc bồi hồi khó tả. Dưới đây hãy cùng Maison De Thé Cao Sơn - Mộc Châu và chàng trai trẻ Quang Kiên khám phá thêm về loài hoa này nhé!
Thượng đế luôn dành cho chúng ta những món quà bất ngờ, nơi thiên nhiên hoang dã ấy mang trong mình những cảm xúc riêng mà chỉ những ai dành trọn con tim cảm nhận mới thưởng thức hết được vẻ đẹp mà vùng núi Tây Bắc mang lại.
Tháng ba là tháng bắt đầu của mùa bội thu, là mùa của các loài hoa khoe sắc trên những sườn đồi uốn lượn tạo nên vẻ dịu dàng mà hùng vĩ. Với những dãy hoa trải dài học theo đồi núi tạo nên khung cảnh nên thơ hữu tình. Loài hoa sơn tra là một trong những nét đẹp đặc trưng núi rừng Tây Bắc. Sắc trắng tinh khôi trên những nương đồi bát ngát tạo điểm nhấn cho vùng đất này.
Chia sẻ của Quang Kiên
Trải qua hành trình 173km, xuất phát từ trung tâm thị trấn Mộc Châu đến bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, Sơn La, mình đã được chiêm ngưỡng hoa sơn tra (táo mèo) nở trắng rừng, được thưởng trà giữa rừng hoa cùng anh Nguyễn Cao Sơn và người hàng xóm Văn Nam. Hoa ở đây thường bắt đầu nở vào cuối tháng 2 và tháng 3 hằng năm, đẹp nhất là vào khoảng nửa đầu tháng 3. Độ cao trung bình ở nơi đây khoảng 2200m, có diện tích trồng sơn tra lớn nhất và nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Theo lời kể của bà con nơi đây, từ Ngọc Chiến có thể chinh phục nóc nhà Yên Bái, Tà Chì Nhù - top 7 ngọn núi cao nhất Việt Nam, có độ cao 2.979m so với mực nước biển, chỉ với 1,5 giờ đồng hồ.
Tìm hiểu của anh Cao Sơn
* Nguồn gốc cây sơn tra
Sơn Tra hay còn gọi là táo mèo một số tài liệu còn gọi là táo gai hay đào gai có lẽ vì hình dáng của hoa mong manh, nhẹ nhàng như những hoa đào và có trái nên có những cái tên quen thuộc. Nơi sơn tra sinh ra thuộc khu vực ôn đới Bắc bán cầu tại châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ.
Sơn Tra thuộc các loại cây bụi hay gỗ nhỏ, cao khoảng 5 - 15m, với đặc trưng quả nhỏ như quả táo và các nhánh cây nhiều gai. Vì là thuộc họ hoa hồng (Rosaceae) nên sơn tra càng thêm hấp dẫn, mỗi một vẻ là một màu sắc khác nhau tạo sự mềm mại, thanh khiết, nhẹ nhàng như những bông tuyết khi ngắm từ xa.
* Bạn biết gì về sơn tra?
Sơn tra còn được biết đến với tên gọi khác là hoa của cây táo mèo, một loài cây nổi tiếng vùng Tây Bắc tuy nhiên nơi thường thấy lại là Sơn La và Yên Bái. Trước đó chúng mọc tự nhiên trong rừng và được người dân tìm thấy và đem về trồng số lượng lớn. Chính vì thế sơn tra sinh trưởng trên vùng đất cằn cõi, tuy nhiên lại mang vẻ đẹp cuốn hút đến lạ người. Cũng là loài hoa được yêu thích của những tín đồ yêu hoa. Giúp nơi đây từ nơi ít ai biết đến trở nên đông đúc khách du lịch trong và ngoài nước phải ghé thăm mỗi khi đi du lịch.
Từng bông nở trắng muốt khắp cả bầu trời Tây Bắc. Một vẻ đẹp thu hút ánh nhìn từ xa hay thậm chí lại gần cũng khó có thể rời mắt khỏi chúng.
* Thời điểm ngắm sơn tra đẹp nhất
Mỗi loài hoa đều có giai đoạn trưởng thành của riêng mình. Từ nơi sinh ra cho đến được đem về gieo trồng, chăm sóc mỗi công đoạn đều chăm chút, tỉ mỉ và ân cần. Sơn tra bắt đầu lớn dần là vào sau Tết Âm lịch, khi ấy bạn có thể thấy lất phất những đợt hoa mới nở. Như đón chào một năm mới đầy sắc màu, thêm chồi nảy lộc cho một năm mới sắp đến.
Thời điểm hoa nở rộ nhất là vào tháng 3 đến tháng 4 hằng năm, tháng của những mùa hoa. Khung cảnh hiện ngay trước mắt được ví như xứ thần tiên ngoài đời thực. Khi những bông hoa nở trắng cả núi rừng cùng làn gió xuân nhẹ nhàng lướt qua từng kẽ lá. Những cánh hoa tạm xa chốn thuộc về mình để có hành trình mới tìm về với đất mẹ. Từng cánh từng cánh nhẹ nhàng rơi hệt như tiên cảnh.
Tư vấn:
Nếu từ Hà Nội lên Nậm Nghiệp theo đường Mù Cang Chải, Yên Bái hãy gọi Ky A Thao: 0941268000 để có các thông tin về homestay bên Mù Cang Chải.
Nếu từ Mộc Châu lên theo đường Mường La, gọi anh Sáng - Trưởng phòng Văn hóa huyện Mường La tư vấn số điện thoại: 0987647044.
Hoặc đặt phòng tại Ngọc Chiến thì về
- Homestay Hương Rừng số điện thoại :0914721889
- Hợp tác xã : du lịch cộng đồng Ngọc Chiến: 0943922585
Gọi xe ôn hoặc leo mà khó khăn cần hỗ trợ, gọi Trưởng bản Nậm Nghiệp: 0944000573
Mâm cơm đặc sản Ngọc Chiến, Mường La: gà đen là chủ đạo
Rượu táo mèo Mường La
Lại một mùa hoa sơn tra Nậm Nghiệp, Ngọc Chiến, Mường La, lên kế hoạch rủ bạn bè và người thân đến check in ngay để không bỏ lỡ những khoảnh khắc ấn tượng.
Ngọc Chiến - nơi lưu giữ sản phẩm du lịch độc đáo vùng Tây Bắc Nghe gió kể chuyện, nghe suối tâm tình và nghe người dân quê tôi kể về câu chuyện đặc biệt của mảnh đất này, Lời mời gọi của người con quê hương Ngọc Chiến, huyện Mường La (Sơn La) như thôi thúc du khách gần xa lên đường ghé thăm miền quê cổ tích và hòa mình vào bản tình ca của núi...