Lên Mèo Vạc trong dịp nghỉ lễ 2/9, thưởng thức đặc sản ẩm thực vừa lạ vừa quen!
Sự đơn sơ, dân dã và nét sắc từ văn hóa dân tộc chính là điểm đến lý tưởng trong chuyến hành trình đến cao nguyên đá.
Mèo Vạc Hà Giang là huyện nằm trong địa bàn Công viên Địa chất Toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Giang. Địa danh này là một thung lũng nhỏ đầy quyến rũ được bao quanh bởi các dãy núi đá vôi và là nơi sinh sống của dân tộc H’Mong – một điểm đến cho du khách Việt muốn muốn có những trải nghiệm văn hóa địa phương.
Đèo Mã Pí Lèng và Sông Nho Quế
Từ thị trấn Đồng Văn, chạy khoảng 20km xuyên qua rừng đá tai mèo ta sẽ bắt gặp đèo Mã Pí Lèng hiện ra sau màn sương mờ ảo. Với độ cao 1.200m một bên là vách núi dựng đứng, một bên là bờ vực sâu thẳm, bên dưới là dòng sông Nho Quế uốn lượn màu xanh ngọc. Đây là con đèo được mệnh danh là “con đèo đẹp nhất Việt Nam” mà bạn khó có thể bỏ qua khi đến với Mèo Vạc.
Dưới chân đèo là con sông Nho Quế nằm trải dài đến thượng nguồn, con sông hiền hòa xanh ngắt vào những ngày đầu mùa hạ hoặc sang thu mang chút trong trẻo buổi sớm của tiết trời hơi mờ sương. Tháng 9 đến tháng 11 là khoảng thời gian đẹp nhất của dòng sông Nho Quế, khi dòng nước chuyển sang màu xanh ngọc.
Làng văn hóa dân tộc Pả Vi Hạ
Mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông nằm ngay trong khuôn viên cao nguyên đá Đồng văn, thuộc thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc. Làng văn hóa được xây dựng vào tháng 12/2016, có diện tích trên 27.000 m2. Không gian nơi đây được bài trí theo kiến trúc 3 bông hoa đào, mỗi bông được xếp bởi 10 ngôi nhà trình tường đất sét, lợp ngói âm dương theo phong cách người Mông. Những ngôi nhà mọc liền kề nhau, bao quanh là cao nguyên đá hùng vĩ; đường làng sạch sẽ, dọc các con đường được trồng hoa, cây cảnh tạo cảnh quan cho ngôi làng.
Video đang HOT
Làng bao gồm các hạng mục chính: nhà văn hóa 5 gian truyền thống và trưng bày sản phẩm 3 gian thiết kế theo kiến trúc nhà khung gỗ; nhà trình tường mái lợp ngói âm dương 2 tầng; bãi đỗ xe; khu vui chơi và các hạng mục dịch vụ khác để đáp ứng nhu cầu lưu trú và trải nghiệm của du khách tại đây.
Tại làng văn hóa du khách còn được trải nghiệm dệt lanh, may vá thổ cẩm, nấu rượu và đan lát… Lưu trú tại làng văn hóa chắc chắn du khách sẽ hài lòng bởi đây là một mô hình mới, có sự chỉn chu, chuyên nghiệp trong dịch vụ theo phong cách đồng bào Mông mà vẫn đầy đủ tiện nghi. Với mức chi phí khoảng 200.000/người/đêm, du khách được trải nghiệm không gian sống và các thói quen sinh hoạt của người Mông.
Ẩm thực Mèo Vạc
Khám phá ẩm thực Mèo Vạc cũng là một trải nghiệm không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Tại đây cũng có rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn mang đặc trưng miền núi.
Thắng cố
Món ăn không còn xa lạ gì với nhiều người, cũng là đặc sản của Sapa, Lào Cai, tuy nhiên nếu có dịp ghé thăm Mèo Vạc thì cũng không nên bỏ lỡ món ăn này nhé. Bởi đây được xem là món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng ở Mèo Vạc với công thức chế biến mới lạ, sử dụng nguyên liệu từ nội tạng động vật để chế biến món ăn.
Cháo ấu tẩu
Nhắc đến đặc sản Mèo Vạc, Hà Giang thì không thể không nói đến món cháo ấu tẩu được rất nhiều người yêu thích. Cháo ấu tẩu ở Hà Giang được làm từ nguyên liệu là củ ấu tẩu – một loại củ có chất độc cực mạnh. Qua cách chế biến tài tình của đồng bào Tây Bắc, nó trở thành món ăn có ích cho sức khỏe.
Cháo ấu tẩu ăn kèm thịt băm, các loại rau thơm, tiêu, hay măng chua. Bên cạnh vị bùi, béo ngậy và dễ nhận ra bát cháo hơi đắng, lạ miệng. Với những du khách đi một chặng đường xa đến Mèo Vạc mà được ăn một bán cháo ấu tẩu sẽ thấy cơ thể sảng khoái, người khỏe khoắn trở lại.
Rêu nướng
Ngoài thắng cố và cháo ấu tẩu, Mèo Vạc còn nổi tiếng với món rêu nướng gác bếp. Món ăn được sử dụng nguyên liệu chính từ rong rêu dưới nước được người ta đem vớt lên, sơ chế sạch sẽ cho hết nhớt rồi đem nướng chín. Điểm đặc biệt của rêu nướng chính là ngoài thưởng thức như một món ăn ngon ở Mèo Vạc, thì nó còn tốt cho sức khỏe như giúp lưu thông khí huyết, giải nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng, giúp ổn định huyết áp…
Nguồn: Tổng hợp
Cao nguyên đá Đồng Văn được nhiều du khách lựa chọn trong dịp nghỉ lễ
Cao nguyên đá nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.600m so với mực nước biển, trên diện tích gần 2.356 km trải dài qua địa bàn 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn của tỉnh Hà Giang.
Theo ông Nguyễn Hồng Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, dịp nghỉ lễ Tết dương lịch 2022: Sau một thời gian vắng bóng do dịch COVID-19 kéo dài, dịp nghỉ Tết dương lịch năm nay (chỉ tính từ ngày 30/12/2021 đến ngày 4/1) mặc dù diễn ra trong điều kiện không thuận lợi, thời tiết giá lạnh, mưa phùn và sương mù, nhưng hàng nghìn du khách đã đến thăm quan Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.
Cao nguyên đá nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.600m so với mực nước biển, trên diện tích gần 2.356 km trải dài qua địa bàn 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn của tỉnh Hà Giang.
Mặc cho giá rét kèm theo những cơn mưa phùn của Cao nguyên đá Đồng Văn, những ngày này, hàng nghìn khách du lịch thập phương đã chọn các điểm du lịch nổi tiếng của Hà Giang để tham quan nghỉ dưỡng như: Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, Dinh thự nhà Vương, phố cổ Đồng Văn (huyện Đồng Văn).
Hay như Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông ở thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi; điểm dừng chân Mã Pì Lèng và đi thuyền ngắm cảnh hẻm Tu Sản trên lòng hồ thủy điện Nho Quế (thuộc huyện Mèo Vạc). Đặc biệt, du khách đến thăm quan Khu nghỉ dưỡng H'Mong Village (thuộc huyện Quản Bạ)... mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, song các cơ sở dịch vụ, điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn nơi đây đã thực hiện tốt khuyến cáo mà ngành Y tế Hà Giang đề ra.
Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc Nguyễn Cao Cường cho biết: Trong những ngày qua, để thu hút khách du lịch trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, huyện Mèo Vạc đã chủ động tạo mọi điều kiện, thích ứng linh hoạt, giới thiệu đến với du khách Mèo Vạc là điểm đến du lịch an toàn qua các trang mạng xã hội.
Đặc biệt, huyện Mèo Vạc cũng đã triển khai nhiều sản phẩm du lịch mới phù hợp với tình hình thích ứng linh hoạt, an toàn với COVID-19. UBND huyện Mèo Vạc cũng phối hợp tốt với các doanh nghiệp lữ hành để tạo thêm nhiều tuyến tham quan hấp dẫn cũng như tổ chức thêm nhiều hoạt động trải nghiệm để thu hút khách du lịch. Đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống dịch COVID-19.
Anh Nguyễn Quốc Huy, một du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: Bản thân anh và những người thân trong gia đình đã đi thăm quan ở rất nhiều nơi trong cả nước và đi một số nước ở nước ngoài, song với cảm nhận của anh Hà Giang nói chung và các huyện trong vùng Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn thật đẹp. Chúng tôi rất ấn tượng khi đến đây được thưởng lãm khung cảnh bình minh giữa những làn sương mù dày đặc. Thực sự nơi đây là một điểm du lịch mà ít nơi nào có được. Ngay sau chuyến đi này, gia đình chúng tôi nhất định sẽ quay trở lại trong một ngày gần đây và sẽ giới thiệu với những người bạn, người thân để mọi người biết đến Hà Giang nhiều hơn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý cho biết: Lượng khách du lịch đến với Hà Giang trong dịp nghỉ lễ Tết dương lịch là những dấu hiệu khởi sắc. Chúng tôi hy vọng dịch COVID-19 sẽ sớm được kiểm soát để ngành du lịch trong nước nói chung và Hà Giang nói riêng sớm phục hồi trở lại.
Thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về "Phát triển phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", trong năm 2022, UBND tỉnh Hà Giang có nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy du lịch phát triển và đạt được những kết quả quan trọng, thu hút ngày càng đông du khách trong nước và quốc tế đến với Hà Giang, phấn đấu tăng trưởng khách du lịch bình quân trên 15%/năm.
Hà Giang cam kết tập trung các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, hoàn thiện thể chế và các cơ chế chính sách, phương thức quản lý, biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp để thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư trong phát triển sản phẩm du lịch. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh liên kết vùng, phát triển mạnh thị trường khách du lịch nội địa, thu hút khách du lịch quốc tế sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát.
Cùng đó, tỉnh cũng tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh trong xây dựng điểm đến. Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi và tiếp tục phát triển... Phấn đấu xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang là điểm đến an toàn, hấp dẫn trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
Thưởng thức ẩm thực đêm Sa Pa trước giờ bước sang năm 2022 Vẫn có nhiều nhóm bạn, gia đình kịp tới Sa Pa để đón năm mới và thưởng thức những món ăn đặc sản. Một số nhà hàng đông kín, có nơi lại thưa vắng do lượng khách không ổn định. Chiều 31/12, du khách bắt đầu dồn về Sa Pa (Lào Cai) mặc dù không đông đúc như cùng thời điểm này các...