Lên Mẫu Sơn xem chào mào “hạt rẻ”, chanh rừng “đắt xít”, rết độc ngâm rượu
Đến chợ phiên vùng cao Mẫu Sơn, nhiều du khách không khỏi bất ngờ bởi các sản vật, các con vật được bà con dân tộc Dao bản địa mang bày bán. Tại đây ngoài bán hoa trái, các loại rau, lá… của núi rừng bà con còn bày bán chim bắt từ rừng về, rùa đá và rết vừa mới bắt được từ một vài đêm hôm trước. Và để kịp buổi chợ, đồng bào phải dậy từ khi tối trời kịp mang chim, trái rừng, rùa đá, rết độc ra chợ.
Bên cạnh đó là các sản phẩm tươi sống như gà bản, vịt bầu,… các món chín như thịt lợn quay, bánh chưng thơm ngon và hấp dẫn. Không thể thiếu được trong các phiên chợ là rượu nấu từ ngô thơm nức…Đặc biệt sự xuất hiện của những chú rùa đá, những con chim chào mào rừng, và lạ hơn là rết độc, một loài động vật ai nhìn cùng sởn da gà. Tất cả các sản vật, loài vật đặc biệt này đều do đồng bào vùng cao làm ra, tìm kiếm bắt ngoài tự nhiên và ẩn chứa nhiều công dụng đặc biệt.
Rùa đá sống trong rừng, khu vực ẩm ướt. Mỗi con có cân nặng khoảng 2 lạng được người dân nhốt trong chiếc lồng tre nứa nho nhỏ, xinh xinh. “Gian hàng” bán rùa đá nhốt rọ tre nứa khiến nhiều người quan tâm, thu hút nhiều bạn trẻ tới xem.
Theo người dân nơi đây, rùa đá cũng khá ít, đi rừng không phải lúc nào cũng gặp.Tại phiên chợ vùng cao Mẫu Sơn, rùa đá được nhiều du khách thích thú bởi sự tò mò và đáng yê của những chú rùa. Nhiều người ngỏ ý muốn mua về nuôi làm cảnh với giá 200.000/con.
Rết là loài động vật rất nguy hiểm, chúng hay sống ở những nơi ẩm thấp. Người Dao Mẫu Sơn cho biết không phải lúc nào cũng bắt được, vì may thì mới gặp và bắt được mà không để bị cắn. Rết được mang về ngâm rượu để thành rượu rết . Rượu rết từ xưa người dân nơi đây đã biết dùng làm bài thuốc có công dụng trị nhức mỏi rất hiệu quả, chỉ cần dùng một ít rượu rết ngâm khoảng 3 tháng xoa lên chỗ đau nhức là ngay tức khắc sẽ giảm đau ngay.
Những chú chim chào mào rừng cũng được bà con người Dao nhốt trong chiếc lồng gỗ xách ra bày bán tại phiên chợ. Chim chào mào rừng sống ngoài tự nhiên nên lông mượt, đuôi dài rất đẹp mắt.
Do chưa quen gần với người nên sự xuất hiện của du khách khiến chú chim chào mào hoảng loạn nhảy nhót trong chiếc lồng. Trung bình một con chim được mua về nuôi với giá dao động 30-100 nghìn đồng tùy từng con. So với giá bán chim chào mào ở các thành phố thì giá này rất “hạt rẻ”-nhiều du khách nhận xét.
Những hàng hóa được bày ra ở chợ đều là những sản vật do đồng bào vùng cao tự làm ra, tìm hái trong rừng và mang xuống trao đổi, mua bán tại chợ phiên. Đó là những loại rau xanh non trồng trên núi cao, những trái chanh rừng, chuối rừng, quả rừng, mật ong rừng, rau rừng, nấm hương, mộc nhĩ, măng rừng,…. Tất cả đều là sản phẩm kết tinh của núi rừng Mẫu Sơn.
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm của bà con dân tộc Dao ở Mẫu Sơn, quả chanh rừng ngâm với muối trắng hoặc mật ong có tác dụng tốt trong việc chữa trị viêm họng, chữa ho, chữa cảm lạnh. Ngoài ra Chanh rừng ngâm dùng làm món chấm thịt gà, vịt và nhiều gia vị cho các món kho khác. Loại quả này nhỏ hơn chanh thông thường, khi chín vỏ màu vàng, ăn cả vỏ thì ngọt, bùi và thơm, nếu bỏ vỏ ăn lõi thì hơi chua…Mặc dù trái chanh rừng bé tí nhưng đồng bào bán tới 100.0000 đồng/kg.
Chuối rừng là loại chuối có hột, quả bé hơn chuối thường có màu xanh đậm, có quả pha chút màu hơi tím ở vỏ. Chuối được người Dao trên bản săn tìm và chặt hái mang ra chợ bán cho du khách để ngâm crượu.
Người dân tộc thường dùng chuối hột rừng để ngâm rượu uống rất ngon, nay trở thành bài thuốc được nhiều người sử dụng. Chuối hột rừng xắt mỏng, phơi khô, ngâm với rượu cao độ, càng lâu càng tốt, cho ra một loại rượu có màu vàng tươi đẹp, giống màu rượu ngoại, uống thơm và bổ dưỡng, có thể trị bệnh đau lưng nhức mỏi.
Toàn thân cây chuối hột rừng đều có thể làm thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Trái chuối hột rừng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường, viêm thận, tăng huyết áp. Có bài thuốc dân gian cho rằng khoét cây chuối hột rừng ở gần gốc, lấy nước từ thân cây uống, sẽ giúp hạ đường huyết tự nhiên với người bị bệnh tiểu đường.
Nhiều loại lan rừng được du khách hỏi mua. Lan này chủ yếu mang từ rừng về sau đó người dân chăm sóc. Mỗi loại lan có giá khác nhau nhưng trung bình từ 120 nghìn đồng cho đến vài trăm nghìn một gốc lan đã phát triển tốt trên cây gỗ.
Theo Danviet
Chợ Mẫu Sơn: "Phát sốt" với trái rừng lạ, rùa nhốt lồng tre, rết độc
Chợ phiên vùng cao Mẫu Sơn là một trong những hoạt động được tổ chức tại Khu du lịch núi Mẫu Sơn (Lộc Bình, Lạng Sơn) nhân dịp Khai mạc Liên hoan du lịch Mẫu Sơn 2108. Đến đây, du khách được tận mắt chiêm ngưỡng nhiều sản vật lạ, độc, hiếm có khó tìm. Đó là cơ man nào các loại trái rừng, có cả rùa nhốt lồng tre được đồng bào mang đi bán...
Đỉnh Mẫu Sơn đang hiện hữu những giá trị về bản sắc văn hóa thuần khiết, đa dạng của đồng bào dân tộc. Đây là nơi tập trung sinh sống lâu đời của đồng bào người Dao. Cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều vào sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt. Đồng bào Dao ở đây vẫn lưu giữ được nguyên vẹn, không pha trộn những bản sắc riêng về văn hóa, phong tục, tập quán từ cách ăn, nếp ở, trang phục, phong tục thờ cúng cho đến lễ hội...
Phiên chợ vùng cao tại Khu du lịch Mẫu Sơn thu hút hàng trăm du khách và bày bán nhiều sản vật địa phương. Đây cũng là dịp trẻ em, người già được gặp gỡ nhau, hỏi thăm nhau sau quang thời gian dài không gặp mặt.
Mỗi năm cứ vào dịp lễ, tại khu du lịch núi Mẫu Sơn lại diễn ra chợ phiên vùng cao Mẫu Sơn. Tại đây, nhiều sản vật đặc trưng của núi rừng xứ Lạng sẽ được đồng bào các dân tộc người Dao nơi đây bày bán và giới thiệu đến du khách.
Màu áo rực rỡ của người Dao trên đỉnh Mẫu Sơn nỗi bật tại phiên chợ.
Khi mặt trời lấp ló nơi đầu non, sương đêm vẫn còn long lanh trên cành cây, ngọn cỏ, vậy mà trên những con đường đèo tiếng vó ngựa đã dập dồn, tiếng cười nói của đồng bào vang lên náo nức. Từ trong màn sương đang còn đặc quánh, những sắc màu của trang phục, hàng hóa đã dần lộ ra. Những hàng hóa được bày ra ở chợ đều là những sản vật do đồng bào vùng cao tự làm ra, tìm hái trong rừng và mang xuống trao đổi, mua bán tại chợ phiên. Đó là những loại rau xanh non trồng trên núi cao, những trái chanh rừng, chuối rừng, quả rừng, mật ong rừng, rau rừng, nấm hương, mộc nhĩ, măng rừng,.... Tất cả đều là sản phẩm kết tinh của núi rừng Mẫu Sơn.
Những quả chanh rừng bé tí xíu chín mọng được bà con người Dao cất công vào rừng tìm hái.
Những quả chanh rừng đặc biệt được bán với giá 100.000/kg. Nhiều du khách mua về ngâm mật ong làm thuốc trị ho vô cùng hiệu nghiệm.
Những quả đào Mẫu Sơn chín hồng, căng mọng được người dân trồng mang bán tại phiên chợ vùng cao.
Những chiếc cân đặc biệt được người dân sử dụng để bán hàng cho du khách.
Những trái dâu da rừng chín hồng căng mọng.
Du khách từ khắp các nơi đổ về tham quan, thưởng ngoạn cảnh sắc Mẫu Sơn và chọn mua những sản phẩm thuốc lá, hoa quả của người Dao.
Men lá dùng để ủ nấu rượu người Dao được bày bán tại phiên chợ. Mỗi quả được bán với giá 600 đồng.
Chuối rừng, hoa chuối rừng, mật ong rừng được bà con hái mang bán tại chợ. Nhiều du khách thích thú và tò mò với các sản vật của bà con người Dao.
Và lợn quay là món không thể thiếu trong những dịp lễ như thế này.
Bên cạnh đó là các sản phẩm tươi sống như gà bản, vịt bầu, rùa đá, rết...thịt lợn quay, bánh chưng thơm ngon và hấp dẫn. Không thể thiếu được trong các phiên chợ là rượu nấu từ ngô thơm nức, đó là thứ "mỹ tửu" của đồng bào vùng cao mang xuống chợ phiên. Đặc biệt những chú rùa đá, rết... được bà con bắt mang ra chợ bày bán. Tất cả các sản vật, laoì vật đặc biệt đều do chính bàn tay của đồng bào vùng cao làm ra, tìm kiếm được vừa tươi ngon, vừa sạch mà chứa đầy những giá trị.
Những con rùa đá được người dân mang bày bán với giá 200.000/con. Nhiều người bị thu hút bởi con vật đáng yêu và đặc biệt này.
10.000/con rết để du khách mang về ngâm rượu làm thuốc xoa bóp tay chân trị giảm đau, chống tụ máu rất tốt.
Đó là một không gian đa âm, đa sắc màu, đa ngôn ngữ. Có được điều đó là bởi những phiên chợ ở đây có sự hiện diện của nhiều dân tộc với nhiều sắc màu văn hóa hội tụ về đây. Tuy vậy, không khí chợ phiên không hề xô bồ hay hỗn loạn mà trở nên hết sức yên vui, náo nức và đầm ấm.
Ngoài ra còn có những bộ trang phục màu sắc sặc sỡ được bày bán.
Chợ phiên từ xa xưa đến nay, nó như chiếc thước đo mức sống của cộng đồng dân cư. Chỉ cần nhìn và hòa mình vào những phiên chợ ở vùng cao, chúng ta có thể cảm nhận được sự đi lên từng ngày của cuộc sống nơi đây. Và đặc biệt, dù cuộc sống có thay đổi và phát triển, nhưng từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao vẫn giữ được những nét độc đáo của chợ phiên, mang đậm bản sắc văn hóa cổ truyền nơi đây.
Theo Danviet
Rét khốc liệt dưới 0 độ C, băng giá phủ trắng Sa Pa và Mẫu Sơn Nhiệt độ đồng loạt giảm xuống dưới 0 độ C khiến băng giá xuất hiện nhiều ở Sa Pa (Lào Cai) và Mẫu Sơn (Lạng Sơn). Băng giá phủ trắng Mẫu Sơn và Sa Pa do nhiệt độ giảm xuống dưới 0 độ C. (ảnh minh họa: Hoàng Lăng Huy). Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, chiều...