Lên mạng tìm người giống mình sau đó giết hại để giả chết
Chỉ vì muốn trốn tránh vụ tranh chấp trong gia đình, đối tượng đã lên mạng tìm người có ngoại hình giống mình sau đó sát hại để giả chết.
Sharaban K, một phụ nữ người Đức gốc Iraq (23 tuổi), đã lên mạng Instagram để tìm người có ngoại hình giống mình, sau đó lập mưu cùng đồng phạm giết hại nạn nhân để giả chết.
Theo Guardian, khi thi thể một cô gái trẻ được tìm thấy ở bãi đỗ xe tại thành phố Ingolstadt, miền nam nước Đức vào tháng 8/2022, báo cáo ban đầu của cảnh sát nhận định nạn nhân là Sharaban K, một chuyên gia làm đẹp sống ở Munich.
Đối tượng sát hại người có ngoại hình giống mình để giả chết hòng trốn tránh tranh chấp trong gia đình. Ảnh: Serbia Posts English
Một vài thành viên trong gia đình Sharaban K cũng đã tới nhận dạng thi thể, nhưng báo cáo mổ tử thi sau đó lại hé lộ sự thật bất ngờ. Theo đó, nạn nhân là cô Khadidja O, một blogger làm đẹp người Algeria cũng 23 tuổi sống tại thành phố Heilbronn thuộc bang Baden-Wrttemberg.
Với mái tóc đen dài, nước da giống nhau và lối trang điểm đậm, Sharaban K và Khadidja O được cảnh sát nhận định là trông “cực kỳ giống nhau”. Báo chí Đức đã gọi đây là “vụ giết người song trùng”.
Video đang HOT
Hôm 30/1, công tố viên Veronika Grieser của thành phố Ingolstadt tuyên bố “quá trình điều tra cho thấy khả năng bị cáo trốn chạy sau tranh chấp với gia đình nên muốn giả chết”.
Cảnh sát cho biết thêm một tuần trước khi xảy ra vụ án mạng, một số người phụ nữ có ngoại hình tương đồng đã bị Sharaban K theo dõi trên mạng xã hội.
“Bằng những lời hứa hẹn, cô ta đã lôi kéo nạn nhân đi gặp mặt, nhưng ban đầu không thành công”, ông Grieser nói.
Tuy nhiên, theo tờ Sddeutsche Zeitung, Khadidja O đã đồng ý gặp gỡ. Sau đó, Sharaban K cùng đồng phạm Sheqir K (23 tuổi) đã lái xe tới căn hộ của Khadidja O để đón nạn nhân. Khi tới khu rừng nằm giữa huyện Heilbronn và thành phố Ingolstadt, hai đối tượng đã lừa cô Khadidja O xuống xe, và sau đó dùng dao đâm chết nạn nhân.
“Hung khí gây án vẫn chưa được tìm thấy, nhưng bằng chứng là quá rõ ràng. Nạn nhân qua đời vì bị đâm hơn 50 nhát dao, khuôn mặt đã hoàn toàn bị phá hủy”, phát ngôn viên cảnh sát Andreas Aichele nói với tờ Bild.
Các công tố viên nghi ngờ hai kẻ thủ ác đã để nạn nhân nằm ở ghế sau xe ô tô, và lái tới bãi đỗ xe ở Ingolstadt. Đây cũng chính là nơi cha mẹ của Sharaban K phát hiện ra “thi thể con gái” vào ngày 16/8/2022.
Dù quá trình điều tra đang tiếp diễn và cảnh sát vẫn phải lấy thêm lời khai của nhân chứng, nhưng lệnh bắt giữ đối với Sheqir K và Sharaban K đã được ban hành vào ngày 26 và 27/1. Nếu bị kết tội, hai đối tượng này có thể phải nhận án tù chung thân.
Nằm trong quan tài... đón Năm mới ở Thái Lan
Vào dịp nghỉ lễ Năm mới hằng năm, người dân Thái Lan lại đổ về ngôi chùa Wat Takien ở Bangkok để tham gia một nghi lễ khác lạ.
Các sư thầy tụng kinh bên cạnh các cỗ quan tài để mở. Ảnh: The Nation
Những người tham gia của nghi lễ lạ thường này sẽ nằm vào trong những chiếc quan tài mở nắp. Tay cầm nén nhanh và hoa tươi, giống như những thi thể chuẩn bị được đưa vào lò hỏa táng.
Các nhà sư sau đó sẽ tụng kinh cầu nguyện, trong khi những người bên trong quan tài hồi hướng công đức cho các thành viên gia đình đã khuất của họ.
Sau khi nghi lễ kết thúc, người tham gia tin rằng bản thân họ đã được tái sinh và thoát khỏi những điều xui xẻo để sẵn sàng đón một năm mới đầy điều may mắn.
Mỗi lượt làm lễ trong quan tài diễn ra trong khoảng 20 phút. Mỗi ngày, chùa Wat Takien tổ chức 12 lượt như vậy. Sau mỗi buổi lễ, quan tài được lau chùi, khử trùng để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19.
Nhà chùa không tính phí làm lễ, thay vào đó, những người tham gia có thể tự nguyên quyên góp bao nhiêu tùy tâm.
Một nhân viên tại chùa Wat Takien nói với tờ The Nation rằng mục đích của việc nằm trong quan tài không chỉ là để loại bỏ xui xẻo mà còn là lời nhắc nhở về sự thật rằng không ai thoát khỏi cái chết. Những người tham gia buổi lễ sẽ được truyền cảm hứng để sống thận trọng và hữu ích hơn.
Các nghi lễ giả chết để xua đuổi vận xui rất phổ biến đối với các nền văn hóa Phật giáo trên khắp châu Á, bao gồm cả ở Thái Lan, Trung Quốc và Nhật Bản.
Tuy nhiên, cách thực hành giữa các nước và khu vực là khác nhau. Ở một số cộng đồng người Thái gốc Hoa, thay vì sử dụng quan tài, người ta sẽ đào một ngôi mộ giả và chất đầy đồ đạc của người muốn được tẩy uế xuống đó. Họ cũng tin rằng nghi lễ này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của người tham gia.
Nhật Bản tuyên bố đóng góp 200 triệu USD để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang diễn ra tại bang Bayern, miền Nam nước Đức, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã tuyên bố sẽ đóng góp 27 tỷ yen (tương đương 200 triệu USD) để ứng phó với khủng hoảng lương thực toàn cầu. Thủ tướng Nhật Bản...