Lên mạng than “chịu nhiều thiệt thòi trong công việc vì chẳng xinh”, nàng kế toán lĩnh ngay cái kết bất ngờ
“ Công việc lương bèo đã đành đi làm còn chịu nhiều ấm ức thiệt thòi vì chẳng xinh lại chẳng khéo ăn nói như những người khác. Mình không biết mình có nên chuyển việc không nữa”.
Nhiều người hay bảo “xinh đẹp cũng là một loại tài năng”, cho nên ai kém may mắn không sở hữu vẻ ngoài bắt mắt cộng với cuộc đời, công việc truân chuyên trắc trở thì liền than thở trách móc cho rằng ông trời bất công, bản thân thiệt thòi. Nàng công sở trong câu chuyện dưới đây là một ví dụ điển hình.
Cụ thể, cô đăng đàn khóc kể trong một hội nhóm chuyên “tám” chuyện công sở trên MXH như sau:
“Có ai đi làm và cảm thấy thiệt thòi rất nhiều vì ngoại hình của mình không? Mình chỉ mới là thực tập sinh kế toán vào công ty được hơn 1 tháng nhưng cảm thấy rất mệt mỏi và chán nản. Công việc lương bèo đã đành đi làm còn chịu nhiều ấm ức thiệt thòi vì chẳng xinh lại chẳng khéo ăn nói như những người khác. Mình không biết mình có nên chuyển việc không nữa. Mình biết than thở thế này là trẻ con. Chỉ là mình rất rất mệt thôi”.
Đôi lời than thở sau khi đăng đàn ít lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng, đặc biệt là “500 anh chị em” văn phòng công sở. Trước sự quan tâm này, cứ nghĩ cô gái nhân vật chính sẽ được an ủi, động viên và nhận về nhiều lời khuyên quý giúp ích trên chuyến hành trình sự nghiệp của mình, nhưng thật bất ngờ, cái kết mà cô nhận được hoàn toàn trái ngược.
“Nói thiệt thòi trong các mối quan hệ xã hội vì không xinh thì mình chấp nhận, còn trong công ty – nơi mà mọi thứ được quyết định bởi kết quả công việc mà bảo là ấm ức, thiệt thòi, mình đến chịu rồi. Đừng lấy lý do ngoại hình mà che đi khiếm khuyết trong năng lực làm việc, mình tin là chỉ cần tài giỏi thì chẳng ai, chẳng sếp nào vớ vỉn lại khiến bạn thiệt thòi đâu, thân”.
Video đang HOT
“Tự nhìn nhận được mình không khéo ăn khéo nói thì đi mà trau dồi kỹ năng giao tiếp, cái này không phải bẩm sinh mà có đâu ạ, huống hồ mới chỉ đi thực tập. Thay vì than thở hãy dành thời gian học hỏi mọi người xung quanh kia kìa, than khóc ở đây chẳng ai giúp được đâu”.
“Một lời than cũ mèm, công ty nào bây giờ còn cái vụ phân biệt đối xử chỉ vì ngoại hình nên bỏ xừ đi, ở lại làm gì cho mệt đầu. Còn không muốn nghỉ thì tập trung thay đổi bản thân mình, bộ nghĩ muốn đẹp muốn khéo léo là dễ à, trời ban à, xin thưa cũng khổ tận cam lai đấy ạ. Nếu nghiệp vụ trong việc chưa giỏi thì phải cố gắng chăm chỉ hơn người khác. Nếu chưa xinh thì phải cố gắng tập thể dục, dưỡng da và xem lại cách ăn mặc. Bạn nghĩ tự dưng mà người ta xinh gái được à?”.
Quả thật, ngày nay, nhan sắc vẫn là một lá bùa hộ mệnh giúp ích rất nhiều cho bao dân công sở trên con đường sự nghiệp (ai cũng thích ở cạnh bên và giúp đỡ những người có vẻ ngoài thu hút). Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ, phần to lớn hơn còn lại phụ thuộc vào thái độ và năng lực làm việc của mỗi người – đây là thứ có thể phát triển trau dồi được.
Cho nên, hy vọng rằng những ai kém may mắn không có được dung mạo lộng lẫy như hoa mà gặp bất trắc trong công việc, hãy khoan đổ lỗi cho nhan sắc, thay vào đó nên tập trung bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thay đổi thái độ làm việc. Nếu trường hợp mình vốn có tài nhưng bị phân biệt đối xử chỉ vì nhan sắc thật thì nên nhanh chóng thay đổi môi trường làm việc đi thôi!
Theo Trí Thức Trẻ
Cảm thấy bất công vì chị trưởng phòng "sống lâu lên lão làng", nàng công sở được dân mạng chỉ ra một sự thật bất ngờ
"Thật sự chị trưởng phòng này chuyên môn không tốt, thái độ làm việc lại rất tệ. Có những ngày không có sếp ở văn phòng, chị trốn đi ngủ đến 3h chiều mới dậy làm việc, công việc thì đình trệ".
"Sống lâu lên lão làng" là câu nói được nhiều dân công sở sử dụng nhằm ám chỉ ai đó khi họ được đề bạt thăng chức chỉ vì làm việc lâu năm trong công ty mà hoàn toàn không năng lực phù hợp. Mới đây, xoay quanh câu nói này, một cô gái trẻ đã đăng đàn chia sẻ câu chuyện cụ thể ở chính nơi mình làm việc như sau:
"Chào mọi người, công sở liệu có phải là nơi "sống lâu lên lão làng không?". Đợt vừa rồi công ty mình vừa mới có dịp review cho một vài nhân viên, có một chị được lên thẳng chức trưởng phòng. Thật sự chị này chuyên môn không tốt, không giỏi ngoại ngữ (dù công ty mình là công ty nước ngoài), thái độ làm việc lại rất tệ.
Có những ngày không có sếp ở văn phòng, chị trốn đi ngủ đến 3h chiều mới dậy làm việc, công việc thì đình trệ. Mình thấy những người khác thì đều cố gắng, bản thân mình cũng thế. Nhưng đến dịp review chỉ được khen làm tốt và thăng chức nhỏ, duy chỉ có những người kinh nghiệm làm ở công ty lâu hơn thì được lên chức cao.
Công ty mình thì Director thay đổi thường xuyên, vì cứ hết nhiệm kỳ họ lại về nước. Thế là sếp trực tiếp thì không có tiếng nói, nhân sự thì bảo thủ, chỉ đánh giá cao những người làm lâu ở công ty. Qua những lần như thế mình mất động lực làm hẳn luôn. Không biết mọi người có ai phải trải qua cảm giác như mình không?".
Trường hợp chị trưởng phòng "sống lâu lên lão làng" được cô nàng nhân vật chính đề cập thẳng vào câu chuyện trên quả thật không hiếm trong môi trường công sở. Và cũng chính vì không hiếm nên bên dưới phần bình luận của bài viết, rất đông dân mạng đã tỏ ra thờ ơ với vấn đề này, thậm chí một số người còn nhanh tay viết đôi dòng vạch ra một sự thật cho cô gái trẻ rõ hơn:
"Đọc sơ miêu tả thì tớ đoán lý do chị ấy được đề bạt, thăng chức là 2 chữ "kinh nghiệm" đấy cậu. Thời buổi kinh tế khó khăn, nếu theo suy nghĩ của cậu thì sếp, nhân sự họ tệ trong cách nhìn người, xét việc. Mà cốt lõi của công ty là nhân sự, thế thì tại sao công ty vẫn tồn tại?
Suy cho cùng, việc ai người nấy làm cậu ạ. Cứ làm tốt khả năng của mình, bớt nhận xét, đánh giá người xung quanh thì cậu sẽ thanh thản hơn, tập trung chuyên môn nhiều hơn. Hữu xạ tự nhiên hơn, tốt hay không tốt sếp trên cao đều nhìn thấy cả, họ cho cơ hội, ai không nắm bắt thì sớm muộn cũng phải nhường cho người khác mà thôi".
"Ở góc nhìn phía công ty thì nhiều công ty sẽ đánh giá cao những nhân viên trung thành, đó cũng là cách khuyến khích nhân viên gắn bó lâu dài. Một nhân viên giỏi nhưng làm một thời gian lại nhảy việc thì cũng đâu có ý nghĩa gì với công ty. Chốt lại lỗi không phải do công ty, lỗi do bạn chọn sai công ty để gắn bó".
"Chuyện bình thường mà, lâu năm nhiều kinh nghiệm thì sẽ được ưu tiên vì sự ổn định, phù hợp với những chiến lược lâu dài. Cứ cố gắng tiếp đi bạn, nếu thực sự có năng lực thì con đường thăng tiến sẽ nhanh hơn những người khác".
Thế đấy, các bình luận trên đã chỉ ra rằng, đôi khi một vị trí leader nào đó trong công ty đang cần người nhưng tất thảy nhân sự bên dưới năng lực đều như nhau thì tất nhiên, ai làm lâu hơn sẽ được đề bạt. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức, nếu không làm tốt, cơ hội sẽ không đến lần 2.
Ngoài ra, đề bạt nhân viên lâu năm cũng là một cách để công ty nói rõ về quan điểm dùng người của mình. Tài giỏi là một chuyện nhưng trung thành, gắn bó hay không lại là một chuyện khác. Thậm chí, có những người leader dù không giỏi chuyên môn nhưng họ lại giỏi trong việc điều phối công việc cho cả team,...
Nói tóm lại, "sống lâu lên lão làng" cũng có lý do và chứa đựng ý đồ của cấp trên cả chẳng qua là dân công sở chúng mình chưa hiểu nên chưa phục mà thôi. Nếu đã hiểu mà vẫn không phục, tức là bạn chọn sai nơi để đầu quân cống hiến rồi, cho nên chuyện tương lai hãy sớm quyết định đi nhé, kẻo lại cảm thấy bất công dài dài. Văn hóa công ty, mỗi nơi mỗi khác là thế!
Theo Trí Thức Trẻ
Bị sếp gọi bằng "mày", nàng công sở ngay lập tức bỏ việc và phản ứng bất ngờ của cư dân mạng Căng thẳng, áp lực là thứ mà dân công sở phải đối mặt; đừng vì những giọt nước tràn ly mà hất đổ đi hết những thành quả tích luỹ được. Căng thẳng, áp lực là câu chuyện không thể tránh khỏi đối với chị em công sở. Nguyên nhân của những cảm xúc tiêu cực có thể bắt nguồn từ núi công...