Lên mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức chữa bệnh tâm linh
Mặc dù không được cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực khám chữa bệnh, tuy nhiên một đối tượng ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã tự nhận có thể tư vấn khám, chữa bệnh cho các trường hợp đặc biệt (cụ thể là qua hình thức chữa bệnh tâm linh).
Tin tưởng mù quảng vào điều này, nhiều người nhà bệnh nhân đã nghe theo và chuyển tiền đến cho đối tượng để hi vọng được đối tượng chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền chuyển khoản của người nhà bệnh nhân, đối tượng đã chiếm đoạt, không thực hiện việc chữa bệnh như cam kết, đồng thời cắt liên lạc với họ.
Đối tượng Đàm Thanh Tùng (SN 1988, ở xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) vừa bị Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Hải Dương mời lên làm việc để điều tra về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Theo tài liệu điều tra, vào đầu tháng 2/2023, sau khi lên mạng xã hội, biết chị Lê Thị Minh (ở Phường Sao Đỏ, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) đang có những câu hỏi gửi lên nhóm Facebook “Luận quẻ kinh dịch” để tìm cách chữa bệnh động kinh cho con trai chị, Tùng đã sử dụng tài khoản Facebook “Anh Minh” tìm cách tiếp cận, nhắn tin với chị Minh và tự giới thiệu quen nhiều thầy cúng có thể làm lễ, cúng bái chữa bệnh cho con trai chị Minh. Tin tưởng là thật, chị Minh đã nhiều lần chuyển tiền đến tài khoản của Tùng để Tùng làm các thủ tục sắm lễ, cúng bái, chữa bệnh cho con trai. Tổng số tiền hơn 86 triệu đồng.
Tại cơ quan Công an, Tùng còn khai nhận với thủ đoạn tương tự, Tùng đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều người, số tiền chiếm đoạt trên 200 triệu đồng.
Đàm Thanh Tùng tại cơ quan Công an.
Hiện chưa có một bằng chứng khoa học nào khẳng định chữa bệnh bằng hình thức tâm linh (như làm lễ, cúng bái…) mà có thể chữa được khỏi bệnh. Người bệnh cần được đưa đến các Bệnh viện, Trung tâm y tế để được tư vấn, khám xét, điều trị, không nên nghe theo các lời đồn thổi, không đúng sự thật về việc chữa bệnh bằng hình thức tâm linh, đặc biệt không thực hiện việc chuyển tiền cho các đối tượng khi được yêu cầu nộp để sắm lễ, cúng bái…, có vậy mới được tránh nguy cơ tiền mất, tật mang – Trung úy Nguyễn Đăng Vĩnh, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Hải Dương chia sẻ
Vạch trần thủ đoạn chiếm đoạt tiền từ thiện của hàng nghìn nhà hảo tâm trong nước
Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm (ANM & PCTP) sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an ngày 30/12 cho biết, vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh Hà Nam và Công tỉnh Phú Yên triệt phá thành công ổ nhóm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng bằng thủ đoạn kêu gọi từ thiện.
Video đang HOT
Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Cơ quan ANĐT đã khởi tố 5 vụ án hình sự; khởi tố bị can đối với 5 đối tượng về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Các đối tượng gồm Nguyễn Tiến Dũng; Đỗ Văn Thảo (cùng SN 1993); Đặng Xuân Thắng (SN 1992); Phạm Văn Thắng (SN 1990) và Đặng Văn Dũng (SN 1992, cùng thường trú tại xã Vạn Thái, huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội; tạm trú tại xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).
Vạch trần thủ đoạn kiếm tiền bất chính lợi dụng tình thương của các nhà hảo tâm
Thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm bảo vệ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, Phòng 6, Cục ANM & PCTP sử dụng công nghệ cao đã tăng cường công tác nắm tình hình trên không gian mạng. Qua rà soát, các trinh sát đã phát hiện một số dấu hiệu bất thường trong hoạt động kêu gọi từ thiện trên không gian mạng.
Cụ thể, cùng một hoàn cảnh cần giúp đỡ nhưng có rất nhiều người nhận là người nhà, rồi kêu gọi từ thiện. Đáng chú ý, một số trường hợp các thông tin được đăng tải không trùng khớp. Ở phía trên tài khoản, đối tượng viết tên kêu gọi từ thiện một trường hợp nhưng ở dưới lại là một hoàn cảnh khác.
Trong khi các biện pháp nghiệp vụ đang được các trinh sát Cục ANM & PCTP sử dụng công nghệ cao triển khai thì đơn vị nhận được công văn của Công an tỉnh Phú Yên và Công an tỉnh Hà Nam đề nghị hỗ trợ, xác minh thông tin về ổ nhóm đối tượng nghi vấn lợi dụng hoạt động sử dụng không gian mạng kêu gọi từ thiện để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Để nhanh chóng bắt giữ nhóm đối tượng lợi dụng hoạt động từ thiện, kiếm tiền bất chính, sau khi báo cáo và được sự đồng ý của lãnh đạo Cục, các trinh sát Phòng 6, Cục ANM & PCTP sử dụng công nghệ cao đã phối hợp với cán bộ Phòng ANM & PCTP của Công an tỉnh Hà Nam và Công an tỉnh Phú Yên tập trung truy tìm.
"Trong quá trình phá án, chúng tôi gặp nhiều khó khăn do phương thức và thủ đoạn phạm tội tinh vi của các đối tượng gây án. Cùng lúc, các đối tượng sử dụng hàng nghìn tài khoản Facebook và nhiều tài khoản ngân hàng được mua trên mạng xã hội... Sau đó, sử dụng phần mềm để chạy hệ thống, kêu gọi làm từ thiện trên các trang Facebook; yêu cầu các nạn nhân chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng đã mua. Với một số lượng bài viết, tài khoản facebook và tài khoản ngân hàng lớn; tất cả đều là ảo, việc xác minh gặp không ít khó khăn"- trao đổi với chúng tôi, cán bộ Cục ANM & PCTP sử dụng công nghệ cao cho biết.
Quá trình rà soát, trinh sát của các đơn vị nghiệp vụ đã dựng được chân dung của đối tượng nghi vấn là Nguyễn Tiến Dũng. Mở rộng điều tra, đến 10/12, Cục ANM & PCTP sử dụng công nghệ cao phối hợp với Phòng ANM & PCTP sử dụng công nghệ cao, Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Nam và Phòng ANM & PCTP sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Phú Yên chia làm 5 tổ công tác, tiến hành triệu tập 8 đối tượng. Trong đó, có 5 đối tượng thuộc ổ nhóm có hành vi kêu gọi từ thiện để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên địa bàn cả nước gồm: Nguyễn Tiến Dũng, Đặng Xuân Thắng, Phạm Văn Thắng, Đặng Văn Dũng và Đỗ Văn Thảo.
Tang vật cơ quan Công an thu giữ.
Tại cơ quan Công an, bước đầu xác định: Nguyễn Tiến Dũng, Đặng Xuân Thắng, Phạm Văn Thắng, Đặng Văn Dũng và Đỗ Văn Thảo đều là những đối tượng không có công ăn việc làm ổn định (trong số đó có nhiều trường hợp chưa học hết THCS). Cũng chính vì thế, nhiều đối tượng không viết được một bản tường trình hoàn thiện, nhiều từ không biết viết.
Theo lời khai của các đối tượng, để tránh sự phát hiện của lực lượng Công an, các đối tượng là người ở huyện Ứng Hoà nhưng lại thuê nhà tại địa bàn tỉnh Hà Nam để thực hiện hành vi phạm tội.
Cơ quan Công an tiến hành trích xuất dữ liệu vụ án.
Từ cuối năm 2021 đến đầu năm 2022, các đối tượng đã thu, mua nhiều tài khoản Facebook ảo, phần mềm, tài khoản ngân hàng và nhiều thiết bị như máy tính cấu hình cao, điện thoại, thẻ sim..., từ nhiều đối tượng khác nhau. Sau đó, sử dụng phầm mềm để duy trì hoạt động của các tài khoản ảo và gia nhập các hội, nhóm đông thành viên trên mạng xã hội.
Sau đó, hằng ngày, các đối tượng tìm kiếm, sao chép, chỉnh sửa các bài viết, hình ảnh của các nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật cần giúp đỡ trên các hội, nhóm trên không gian mạng; thay số tài khoản nhận tiền, tên người thân của nạn nhân để khớp với thông tin tài khoản nhận tiền. Sau đó, các đối tượng sử dụng phần mềm điều khiển tài khoản Facebook ảo tự động đăng tải bài viết lên các hội, nhóm đã gia nhập để kêu gọi tự thiện cho các nạn nhân.
Sau khi nhận tiền từ các nhà hảo tâm chuyển khoản, để che giấu sự phát hiện của cơ quan chức năng, các đối tượng sẽ chuyển tiền qua nhiều tài khoản khác để rút trực tiếp tại cây ATM hoặc sử dụng dịch vụ chuyển tiền trung gian để nạp tiền vào tài khoản cá nhân. Số tiền các đối tượng chiếm đoạt được của các nhà hảo tâm không nhiều, mỗi người từ 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng nhưng đều đặn hẳng ngày. Vì thế, thu nhập trung bình mỗi tháng của các đối tượng lên tới vài chục triệu đồng, trong khi bọn chúng chỉ "ngồi mát, ăn bát vàng" trên tình thương của những nhà hảo tâm.
Bước đầu, Nguyễn Tiến Dũng khai nhận từ tháng 2/2022 đến khi bị bắt đã chiếm đoạt được 300 triệu đồng; Đỗ Văn Thảo từ tháng 10/2022 đến nay đã chiếm đoạt 30 triệu đồng; Đăng Xuân Thắng từ tháng 5/2022 đến nay đã chiếm đoạt 150 triệu đồng; Phạm Văn Thắng từ tháng 5/2022 đến này đã chiếm đoạt 30 triệu đồng; Đặng Văn Dũng từ tháng 4/2022 đến nay chiếm đoạt 250 triệu đồng.
Điều tra, mở rộng vụ án, các đơn vị nghiệp vụ còn xác định, ngoài hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng việc kêu gọi từ thiện, Nguyễn Tiến Dũng còn thực hiện hành vi lừa đảo bằng việc giả mạo là nhân viên của các ngân hàng. Với thủ đoạn này, Dũng sử dụng tài khoản facebook ảo, tài khoản ngân hàng, thiết bị kỹ thuật..., để đăng tải các bài viết trên mạng xã hội quảng cáo về dịch vụ cho vay tín chấp của một số ngân hàng trong nước. Khi người bị hại tin tưởng, gọi điện thoại thì Nguyễn Tiến Dũng giả mạo là nhận viên các ngân hàng để tư vấn; đồng thời làm giả các giấy xác nhận của ngân hàng về việc hồ sơ vay vốn đã duyệt, yêu cầu người vay chuyển tiền cọc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên các thiết bị do các đối tượng sử dụng còn lưu trữ thông tin hơn 4000 tài khoản Facebook ảo được sử dụng để đăng tải các bài viết kêu gọi từ thiện. Các đối tượng đã lợi dụng tình thương của người sử dụng mạng xã hội để lừa, đảo, chiếm đoạt tiền....
Quá trình điều tra các vụ án này, trinh sát của các đơn vị đã gặp gỡ với không ít các nhà hảo tâm đã chuyển tiền cho nhóm đối tượng. Trong số đó, có rất nhiều người tuổi đời đã cao, không có tài khoản ngân hàng... Vậy nhưng, khi đọc được thông tin về các cảnh ngộ có hoàn cảnh khó khăn, họ đã ra các ngân hàng để chuyển tiền nhưng không ngờ lại bị các đối tượng chiếm đoạt.
Để tránh bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin để trục lợi, lừa đảo, các nhà hảo tâm nên tìm đến các quỹ, chương trình từ thiện do Nhà nước, đoàn thể, quỹ xã hội được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đứng ra tổ chức. Cùng với đó, cần thận trọng, kiểm chứng các thông tin kêu gọi ủng hộ trên mạng xã hội, tránh bị các đối tượng lợi dụng.
Bắt một cựu nhân viên ngân hàng lừa đảo Chiều 15/2, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Đoàn Văn Thiện (SN 1991, trú Quảng Ngãi) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Khoản 4, Điều 174 BLHS. Theo cơ quan Công an, Thiện là nhân viên tín...