Lên liếp trồng dưa leo đẹp như tranh, hái 19 tấn trái bán hết veo
Trong thời gian gần đây, không ít bà con nông xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã khá thành công với mô hình trồng màu có giá trị kinh tế cao, trong đó bà con rất thích trồng dưa leo vì hiện nay giá bán dưa leo khá cao và ổn định.
Ngoài cây lúa ra thì dưa leo cũng là một cây ngắn ngày thích hợp cho người nông dân để trồng nhằm tăng thu nhập thêm cho hộ gia đình. Cho nên từ đầu năm đến nay diện tích trồng dưa leo của bà con nông dân xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A ( tỉnh Hậu Giang) đã tăng lên đáng kể.
Gia đình anh Dương Thanh Nghĩa, ấp Láng Hầm C, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đang thu hoạch dưa leo. Đến nay, anh Nghĩa đã thu hoạch, bán được gần 20 tấn dưa leo trên diện tích trồng ở 6 công đất lúa.
Trong đó phải nói đến hộ anh Dương Thanh Nghĩa, nông dân ấp Láng Hầm C, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, với diện tích 6.000m2 đất ruộng, vụ Đông Xuân 2019 – 2020 vừa rồi, anh không trồng lúa mà lên liếp xuống giống trồng dưa leo.
Anh chia sẻ nếu trồng lúa thì sẽ lợi nhuận không cao, riêng dưa leo rất dễ trồng ít sâu bệnh, chi phí thấp. Tuy nhiên để bán được giá cao và có năng suất thì nên xuống giống dưa leo sớm, sau khi nước rút khoảng vào ngày 20-25 tháng 10 âm lịch là anh xuống giống dưa leo.
Bởi vì trồng dưa leo vào thời điểm này tuy tốn công chăm sóc nhiều nhưng đến khi thu hoạch năng suất dưa leo ổn định giá bán dưa leo cũng khá cao. Với diện tích 6.000m2 anh Dương Thanh Nghĩa đã thu hoạch khoảng 19,2 tấn dưa leo, với giá bán 8.500 đồng/kg thì anh thu về hơn 160 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí ang còn lãi trên 100 triệu đồng nhờ trồng dưa leo.
Video đang HOT
Như vậy theo anh Nghĩa chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dưa leo thì anh áp dụng khá thành công. Kết quả thu được khá khả quan và đem lại lợi nhuận cao so với nhiều loại cây màu khác. Hy vọng bà con quan tâm phát triển và tự nhân rộng mô hình trồng dưa leo ra trong khu vực, nhằm giúp tăng cao thu nhập kinh tế góp phần giảm hộ có mức thu nhập trung bình lên khá giàu tại địa phương.
Mai Thanh Vũ
Ngắm những con "thủy quái" to bự "tổ chảng", vác nặng còng cả lưng
Tết này, hợp tác xã Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi xã Thạnh Xuân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) nhận nhiều đơn hàng của các nhà hàng, công ty du lịch ở các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước đặt mua cua đinh, ba ba thịt.
Không những thế, do có phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp mà doanh thu của hợp tác xã (HTX) năm qua hơn 2 tỷ đồng. HTX làm ăn phát đạt như vậy công đầu phải kể đến nữ giám đốc Trương Ánh Nguyệt.
HTX chăn nuôi cua đinh, ba ba Thạnh Lợi tọa lạc tại ấp Láng Hầm B xã Thạnh Xuân do ông Đinh Công Thủ thành lập năm 2009, với 11 thành viên, vốn điều lệ 600 triệu đồng. HTX chuyên sản xuất, cung ứng ba ba , cua đinh thịt và con giống.
Trong khi đang ăn nên làm ăn thì ông Thủ giám đốc HTX bị bệnh nặng qua đời. Từ một người nội trợ, không biết sử dụng điện thoại di động, chị Trương Ánh Nguyệt -vợ ông Thủ đã tự đứng lên kế nghiệp chồng.
Chị Trương Ánh Nguyệt, nữ giám đốc HTX chăn nuôi cua đinh, ba ba Thạnh Lợi, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A (Hậu Giang). Những con cua đinh to bự, nặng vài chục ký đang được nhiều hộ thành viên của HTX chăm sóc chu đáo.
Chị Nguyệt tâm sự: "từ khi anh Thủ mất gia đình khó khăn lắm, phải nuôi mẹ già, con nhỏ nên tôi nghĩ mình không thể gục ngã mà phải tiếp tục sống tốt, làm tốt để thực hiện tâm nguyện của chồng. Đó là phát triển HTX, phát triển nghề nuôi ba ba, cua đinh mà bấy lâu nay gia đình gầy dựng".
Từ đó chị Nguyệt tìm tòi học hỏi, kỹ thuật và ngày đêm chăm sóc ba ba, cua đinh. Bàn bạc với thành viên HTX cùng nhau lặn lội ngược xuôi để làm quen với khách hàng mà trước đây đã kinh doanh với HTX, cũng như tìm mối hàng mới.
Nhờ chịu khó như vậy nên đơn đặt hàng ngày càng nhiều, ba ba và cua đinh giống sản xuất ra bao nhiều đều có người mua hết. Vì vậy HTX đã đẩy mạnh sản xuất con giống, cũng như tăng cường thu mua ba ba và cua đinh thịt để cung ứng cho các nhà hàng, công ty du lịch lớn ở các tỉnh, thành trong cả nước.
Nhờ vậy kinh doanh thuận lợi nên doanh thu của HTX đạt hơn 2 tỷ đồng, lợi tức chia cho xã viên trên 200 triệu đồng. Thấy chị có công trong gầy dựng HTX, nên trong lần đại hội xã viên gần đây, thành viên HTX đã tín nhiệm bầu chị Nguyệt làm giám đốc.
Chị Nguyệt tâm sự: "Mình làm việc tích cực, chịu khó nên xã viên tin tưởng, giờ nuôi ba ba và cua đinh thuận lợi, thu nhập cao, nhiều người trong xóm cũng muốn xin vào HTX nên 11 thành viên ban đầu nay HTX có 20 thành viên, hầu hết những người mới vô này đều khó khăn nay trở nên khá giả rồi".
Đến nay 20 thành viên của HTX đều nuôi ba ba, cua đinh với qui mô từ vài trăm con đến vài ngàn con đều được HTX hướng dẫn kỹ thuật và thu mua ba ba, cua đinh thương phẩm nên yêu tâm đầu ra.
Điển hình như ông Nguyễn Văn Luông, ở ấp Trầu Hôi, xã Thạnh Xuân, cho biết: "trước đây gia đình tôi rất khó khăn, do ruộng đất ít, khi được vào HTX học hỏi kinh nghiệm nuôi ba ba, cua đinh. Con giống, ba ba và cua đinh thịt sản xuất ra thị trường luôn được HTX thu mua và bán lại cho thương lái, được HTX lo khâu đầu ra nên không sợ bị thương lái ép giá. Bởi vậy gia đình tôi giờ đã khấm khá".
Hiện nay ba ba và cua đinh có giá, cụ thể ba ba thịt loại 1 có giá 310.000đ/kg, loại 2,3 có giá từ 210.000-190.000đ/kg. Riêng cua đinh giống có giá 350.000đ/con, cua đinh thịt từ 550.000- 600.000đ/kg, giá cao và ổn định nên hầu hết thành viên HTX năm nay đều ăn tết sung túc hơn mọi năm.
Có được kết quả như hôm nay là sự cố gắng không mệt mỏi của các thành viên HTX, đặc biệt công đầu là nữ giám đốc Trương Ánh Nguyệt.
Nói về dự định sắp tới chị Nguyệt cho biết : "HTX sẽ tiếp tục tăng quy mô chăn nuôi lên, tăng cường liên kết với các công ty du lịch, nhà hàng để tiêu thụ ba ba, cua đinh thịt cho các thành viên HTX, đảm bảo lợi nhuận trên 15%. Đồng thời sẽ sang nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản để xúc tiến thương mại, hợp tác và cung ứng ba ba, cua đinh. Từ đó để vật nuôi này ngày càng phát triển".
Với phương án sản xuất, kinh doanh tiến bộ, cùng với ý tưởng đẩy mạnh xúc tiến thương mại của nữ giám đốc như vậy, chắc chắn HTX chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi sẽ ngày càng phát triển.
Theo Danviet
Kiên Giang: Nuôi cá ruộng, trồng dưa leo mùa lũ mà thành triệu phú Lan tỏa từ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, huyện nông thôn mới Tân Hiệp (Kiên Giang) đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân điển hình tiên tiến. Họ trở thành những triệu phú "hai lúa" với những cách làm giàu chân chính, khiến nhiều người nể phục. 6 năm trước, anh Danh Nhạnh (ngụ ấp Đông...