Lên kịch bản cho tình huống vỡ đập Thủy điện sông Tranh 2
“Cần phải lên phương án xấu nhất cho các hồ chứa nước trong mùa mưa lũ năm nay để có cách ứng phó thích hợp”, đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trong cuộc họp với các “ông chủ” hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh
Ngày 1/10, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức cuộc họp giữa các sở ban ngành và Ban quản lý các hồ chứa nước để triển khai công tác phòng chống lụt bão (PCLB) năm 2012 trên địa bàn tỉnh.
Theo Ban Chỉ huy PCLB Quảng Nam, toàn tỉnh hiện có 73 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích xấp xỉ 500 triệu m3, trong đó hồ Phú Ninh có dung tích lớn nhất đạt 344 triệu m3. Hầu hết các hồ thủy lợi đều thi công bằng đất, đã qua nhiều năm sử dụng nên chất lượng đã xuống cấp.
Đối với hồ thủy điện, trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn hiện có 10 thủy điện bậc thang do Bộ Công thương phê duyệt, 34 thủy điện nhỏ do tỉnh phê duyệt. Tổng công suất 1.500 MW.
Công ty thủy điện Sông Tranh 2 đã lên kịch bản cho tình huống vỡ đập trong mùa mưa lũ
Đến nay đã có 4 hồ thủy điện bậc thang đưa vào hoạt động là Sông Tranh 2, A Vương, Đắk Mi 4, Sông Côn 2, và 4 công trình đang xây dựng là Sông Bung 2, Sông Bung 4, Sông Bung 5, Sông Bung 6. Đối với 34 hồ thủy điện nhỏ, hiện đã có 7 hồ đưa vào hoạt động.
Tại cuộc họp, lãnh đạo Công ty thủy điện Sông Tranh 2 cho biết đã lập xong phương án phòng chống lụt bão, bảo đảm an toàn đập thủy điện này. Hiện công ty đã triển khai ký hợp đồng với đơn vị tư vấn có năng lực thực hiện xây dựng phương án ứng phó sự cố vỡ đập. Công ty CP tư vấn xây dựng điện 1 (thuộc EVN) đã lập đề cương và dự toán công tác xây dựng phương án ngập lụt vùng hạ du cho tình huống vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2. Sau khi thẩm tra, công ty trình EVN phê duyệt và triển khai các bước tiếp theo theo quy định.
Video đang HOT
Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam – ông Nguyễn Thanh Quang cho biết, tổng dung tích hồ thủy điện bậc thang trên sông Vu Gia – Thu Bồn khá lớn, tuy nhiên hầu hết các thủy điện này có dung tích phòng lũ rất nhỏ so với dung tích toàn bộ công trình.
Theo đó, tổng dung tích của riêng 3 hồ thủy điện Sông Tranh 2, A Vương, Đắk Mi 4 khoảng 1,5 tỷ m3 nước, trong khi đó dung tích phòng lũ của 3 hồ này chỉ đạt 125 triệu m3. Đây là nhược điểm của các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đối với công tác phòng, tránh lũ ở hạ du.
Mặc khác, hiện nay vẫn còn một số hồ thủy điện vẫn chưa hoặc vừa mới xây dựng phương án phòng chống lụt bão, phương án đảm bảo an toàn đập, an toàn cho hạ du như Khe Diên, Za Hung, Sông Côn 2… Ngoài ra, hiện nay phương án phòng chống lũ vùng hạ du của các hồ thủy điện, thủy lợi chỉ dừng lại ở mức chung chung, chưa có phương án cụ thể. Các “ông chủ” hồ chứa cũng đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt phương án phòng chống lũ mà các đơn vị đã trình lên tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – ông Lê Phước Thanh lưu ý đối với BQL các công trình thủy điện hiện nay tuy thủy điện mang lại lợi ích kinh tế lớn nhưng không vì thế mà bỏ qua sự an toàn tính mạng, tài sản của người dân vùng hạ du trong mùa mưa lũ.
Do đó, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam yêu cầu các ban ngành, địa phương, đơn vị quản lý hồ chứa phải đảm bảo tuyệt đối an toàn tất cả các hồ chứa các đơn vị quản lý hồ đập phải đảm bảo mức cao nhất vai trò chống lũ, cắt lũ.
Ngoài ra, ông cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện đúng nguyên tắc tích nước và xả nước theo quy chế chấp hành quy chế vận hành liên hồ thủy điện bậc thang khẩn trương lắp đặt hệ thống camera để quan sát tại các hồ đập thường xuyên bố trí người giám sát, theo dõi quá trình xả lũ…
Theo Dantri
'Cần lập phương án di dân khi phát hiện khả năng vỡ đập'
Lo ngại trước tình hình động đất bất thường xảy ra ở thủy điện Sông Tranh 2, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vừa đề xuất Chính phủ giải pháp ứng phó nhằm bảo đảm an toàn tính mạng người dân khu vực này.
Trao đổi với VnExpress.net chiều 18/9, GS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam cho biết, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vừa gửi văn bản đề xuất Chính phủ về giải pháp ứng phó động đất nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân sinh sống ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2.
Vai trái của đập thủy điện Sông Tranh 2 bị sạt lở nặng do động đất dồn dập, chủ đầu tư phải dùng rọ đá làm bờ kè bảo vệ dọc hai bên tuyến đường từ huyện Bắc Trà My đi Nam Trà My. Ảnh: Trí Tín.
Trong văn bản này, các chuyên gia khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 chưa đạt yêu cầu. Do vậy, mùa mưa lũ năm nay, khi cho tích nước cần có quy trình chặt chẽ để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân ở vùng hạ du. Trong quá trình tích nước phải luôn theo dõi ứng suất thân đập, nếu ứng suất này vượt quá giới hạn thì phải xả bớt nước.
"Cần xây dựng phương án di dân khi phát hiện đập có khả năng bị vỡ. Lập mạng lưới cảnh báo cho người dân, đo vẽ bản đồ theo giả định vỡ đập, đánh dấu các khu có cao trình an toàn để người dân có thể di dời trong tình huống xấu xảy ra", GS Hồng đề xuất.
Các chuyên gia cho rằng, hiện tượng động đất kích thích là hiện tượng mới ở Việt Nam, chưa có một tiêu chuẩn kỹ thuật nào về vấn đề này. Chính phủ cần giao cho một bộ (ngành) lập tiêu chuẩn để đánh giá đập thuỷ điện Sông Tranh 2 có an toàn hay không. Đập này được đặt trên một nền nằm trong khu vực có những đới đứt gãy hoạt động. Việc xuất hiện động đất kích thích có thể là dấu hiệu của sự hoạt động trở lại của đới đứt gãy. Nếu việc khoan phụt của thiết kế không giải quyết được tận gốc vấn đề này thì đập khó đảm bảo an toàn.
Các chuyên gia Viện Vật lý địa cầu và Viện Địa chất kiểm tra vết nứt tại một trường học ở huyện Bắc Trà My do động đất gây ra. Ảnh: Trí Tín.
Ngay khi đi vào tích nước, đập đã có hiện tượng thấm quá mức cho phép. Hiện nay đã dược xử lý ở bề mặt đập bằng cách dán màng keo ngăn nước ở thượng lưu. Còn các lỗ hổng trong thân đập do thấm gây ra cần được đánh giá trước khi cho phép tích nước. Do vậy, việc lấy mẫu thân đập vừa qua ở lúc chưa tích nước để kiểm tra về cường độ là chưa bảo đảm thân đập đã ổn định, cần tiếp tục theo dõi ứng suất trong thân đập khi tích nước.
Rạng sáng nay, chính quyền địa phương cùng người dân đã ghi nhận ba trận động đất khiến người dân lại bỏ chạy ra khỏi nhà. Tuy nhiên do động đất dưới 2 độ ritcher nên các Trạm địa chấn của Viện Vật lý địa cầu đặt ở Bình Định, Huế không thể ghi nhận được. Như vậy, trong vòng một tháng qua tại khu vực này đã xảy ra đến 20 trận động đất.
Trước tình hình động đất xảy ra dồn dập, GS Cao Đình Triều, Viện Vật lý Địa cầu khuyến cáo, trong quá trình tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 cần theo dõi sát sao diễn biến của động đất. Nếu các trận động đất nhỏ xảy ra liên tiếp kèm theo mực nước hồ dâng cao, trận động đất mạnh hơn có thể xảy ra sau đó. Khi ấy cần quan tâm gia cố, chống rò rỉ nước cho đập thủy điện.
Động đất xảy ra dồn dập khiến người dân ở huyện Bắc Trà My và nhiều địa phương sống lân cận thủy điện Sông Tranh 2 hoang mang, sợ hãi. Ảnh: Trí Tín.
Chiều 18/9, Thường trực Hội đồng khoa học thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam tổ chức cuộc họp khẩn, lấy ý kiến đoàn khảo sát, các chuyên gia Viện Vật lý Địa cầu, Viện Địa Chất... để tổng hợp ý kiến nhằm đưa ra kết luận cuối cùng về tình hình động đất thủy điện Sông Tranh 2. Văn bản kết luận này sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét trước khi quyết định cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tích nước trở lại hồ chứa thủy điện này.
Hiện tại, tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các địa phương triển khai tập huấn ứng phó động đất cho người dân đồng thời khảo sát những vị trí đồi cao, xây dựng phương án diễn tập sơ tán, di dời dân, chủ động phòng tránh trong tình huống xấu nhất là vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2.
Theo VNE
Nguy cơ vỡ đập là sự cường điệu hóa không cần thiết Trận động đất xảy ra vừa qua ở khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 khiến nhiều người dân tỏ ra sợ hãi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, người dân đang cường điệu hoá những lo lắng không cần thiết. Dân hoảng loạn vì thông tin vỡ đập Tối ngày 3/9 tại khu vực hồ thủy điện Sông Tranh 2 đã xảy...