Lên kế hoạch cải cách tiền lương từ kiến nghị của cử tri
Xây dựng đề án cải cách chính sách tiền lương; tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức; cải cách kỳ thi tốt nghiệp PTTH… là một vài trong số rất nhiều nội dung được các cơ quan nhà nước thực hiện từ việc tiếp thu, giải quyết các kiến nghị của cử tri.
Đẩy nhanh xử án tham nhũng lĩnh vực ngân hàng
Thay mặt UB Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho biết, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, cử tri cả nước đã gửi đến Quốc hội 2.530 kiến nghị. UB Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tổng hợp, phân loại, xử lý để chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết 2.108 kiên nghi.
Với các kiến nghị thuộc thẩm quyền các cơ quan của Quốc hội, các ý kiến đã được tiếp thu để hoàn thiện 18 luật, 1 nghị quyết để xem xét thông qua tại kỳ họp này. Đây được đánh giá là những văn bản pháp luật quan trọng để hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đảm bảo an ninh quốc phòng…
Cũng trên cơ sở tiếp thu kiến nghị, Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao chuyên đề thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng, tổ chức chất vấn Thủ tướng, 4 Bộ trưởng, yêu cầu các thành viên Chính phủ thực hiện có kết quả những cam kết, những điều đã hứa trước Quốc hội và cử tri cả nước…
Báo cũng nêu con số thống kê, từ sau kỳ họp thứ 8 (tháng 11/2014) đến nay, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ đã nghiên cứu, tiếp thu, trả lời 1.943 kiến nghị của cử tri, đạt tỷ lệ 100%.
Trong đó, có 498 kiến nghị (chiếm 25,63%) đã được các Bộ tiếp thu, giải quyết như ban hành chính sách về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp;cải cách kỳ thi tốt nghiệp PTTH; tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức…
Kế hoạch điều chỉnh lương cơ sở sẽ được “nối lại” từ 2016.
Có 182 kiến nghị đang được các Bộ nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết như đề án cải cách chính sách tiền lương theo các Kết luận của Trung ương; đơn giản hoá thủ tục hành chính đối với việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có quy mô nhỏ, khai thác ngắn hạn phục vụ công trình dân sinh tại địa phương…
Tại kỳ họp thứ 8, hai cơ quan tư pháp là TAND tối cao và VKSND tối cao cũng nhận được 32 kiến nghị của cử tri. Nôi dung kiên nghi tâp trung chu yêu vao nhưng vân đê, như: đề nghị tiếp tục có các biện pháp nâng cao chất lượng truy tố, xét xử; đề nghị xử lý nghiêm minh nhưng vu an tham nhũng, đưa hối lộ và nhận hối lộ, buôn lậu… đẩy nhanh xét xử các vụ án tham nhũng liên quan đến ngành ngân hàng; thi hành án dân sự…
Video đang HOT
Đánh giá về công tác giải quyết kiến nghị cử tri, UB Thường vụ Quốc hội ghi nhận, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Trưởng ngành đã xác định việc trả lời kiến nghị cử tri là trách nhiệm chính trị của mình trước cử tri và nhân dân cả nước; ngay sau khi nhận được kiến nghị cử tri đã khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết, trả lời cử tri. NHNN, Bộ GTVT được biểu dương vì sớm trả lời đầy đủ tất cả các kiến nghị.
Việc giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đến Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã được Chính phủ tiếp thu, báo cáo UB Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội xem xét điều chỉnh.
Hỗ trợ ngư dân, thúc xây cầu dân sinh
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền trình bày báo cáo kết quả giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri trước Quốc hội (ảnh: Việt Hưng).
UB Thường vụ Quốc hội nêu bật kết quả giám sát một số nội dung cụ thể, trong đó có việc giải quyết khó khăn trong sản xuất và đời sống của ngư dân.
Quốc hội đã dành khoản kinh phí 4.500 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ. Chính phủ cũng quyết định kinh phí đầu tư hàng năm từ năm 2015 đến năm 2020 tăng tối thiểu gấp 2 lần so với giai đoạn 2011 – 2014; tập trung ưu tiên xây dựng, nâng cấp công trình tại các đảo và một số tỉnh duyên hải Nam Trung bộ; bố trí vốn đầu tư xây các trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường trọng điểm.
Chính phủ đã ban hành chính sách tín dụng ưu đãi đối với ngư dân đóng tàu công suất lớn cả về thời hạn vay và lãi suất. Đến nay, đã có 23/28 tỉnh, thành phố ven biển phê duyệt danh sách các chủ tàu đủ điều kiện vay vốn, với 818 tàu từ 400 CV trở lên, trong đó đóng mới 731 tàu, nâng cấp 87 tàu; đã cho vay để đóng mới, nâng cấp 52 tàu (48 tàu đóng mới và 04 tàu nâng cấp), với tổng số tiền 525 tỷ đồng; cho vay vốn lưu động đối với 89 khách hàng tại 07 tỉnh, với số tiền 24 tỷ đồng.
Về việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, tiếp thu kiến nghị của cử tri, nhà nước đã dành nguồn vốn đáng kể làm đường sá, sân bay; đã tập trung cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1, nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch, nhiều cây cầu được xây dựng, trong đó đã quan tâm đề ra nhiều giải pháp để huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cầu dân sinh ở các địa bàn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Đến nay đã và đang triển khai xây dựng xây dựng 187 cầu treo dân sinh trên địa bàn 28 tỉnh, miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
Đối với công trình giao thông để xảy ra khuyết điểm về chất lượng, đã kịp thời chỉ đạo cơ quan chức năng, chủ đầu tư kiểm tra đánh giá đúng nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục.
Trong năm vừa qua, nhiều công trình dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác, kịp thời phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Tuy vậy, trong quá trình tổ chức triển khai các dự án đường giao thông còn thiếu đồng bộ giữa trọng tải cầu và đường gây khó khăn cho vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp; việc kết hợp khi thi công giữa các công trình giao thông với các công trình điện, nước; đường quốc lộ với đường dân sinh có nơi chưa đồng bộ, gây khó khăn cho sinh hoạt, đời sống của người dân.
P.Thảo
Theo dantri
Phó Thủ tướng: Nhu cầu cấp bách nhưng khó có thể tăng lương đồng loạt
"Nhu cầu cải cách tiền lương còn rất lớn và rất cấp bách nhưng khó làm được việc tăng lương một cách đồng loạt. Chúng tôi đang tính đến việc bố trí nguồn để từ 2016 điều chỉnh lương cơ sở cho kịp lộ trình" - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trao đổi với PV Dân trí.
Dư luận xã hội đang đặc biệt quan tâm đến chỉ đạo mới đây của Phó Thủ tướng đối với Bộ Nội vụ là nghiên cứu phương án điều chỉnh lương cơ sở trên cơ sở tạo nguồn của Bộ Tài chính. Tại diễn đàn Quốc hội, các đại biểu cũng nêu nhiều ý kiến của cử tri về việc tăng lương với nguồn vượt thu ngân sách "khủng" của năm 2014. Hai việc này có liên hệ với nhau, thưa Phó Thủ tướng?
Kết quả tăng thu ngân sách năm qua, UB Thường vụ trước kỳ họp này của Quốc hội đã thảo luận, quyết định chi cho nhiều việc, trong đó cũng có khoản 10.000 tỷ đồng chuyển sang năm nay để giải quyết tăng 8% lương hưu và lương cho nhóm cán bộ công chức viên chức có hệ số lương dưới 2,34. UB Thường vụ đã có nghị quyết về việc này rồi.
Còn việc tạo nguồn của Bộ Tài chính là trên cơ sở khác.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trong cuộc trao đổi với PV Dân trí bên hành lang Quốc hội ngày 2/6.
Các đại biểu Quốc hội cũng đặt vấn đề, tăng lương phải là ưu tiên số một khi có nguồn chi có thể thu xếp vì 2 năm qua chúng ta đã phải hoãn lộ trình tăng lương với lý do kinh tế, ngân sách khó khăn, người dân đã phải cùng chia sẻ với nhà nước. Đây rõ ràng là thời điểm để bù lại khoản "nợ" trước đó?
Ngân sách mấy năm vừa rồi, như Quốc hội vừa thảo luận, bạn biết đấy, rất khó khăn. Về nguồn thu, chúng ta phải hạ mức độ động viên thuế rất nhanh, từ 25 xuống 22 rồi 20 và thậm chí ưu đãi thì chỉ còn 17% thuế thu nhập doanh nghiệp. Hạ như thế là để khuyến khích đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Nhưng nhìn từ khía cạnh khác, trước hết là nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng. Còn nhu cầu thì đúng là còn nhiều lắm, và rất cấp bách nhưng khó có thể làm được việc tăng lương một cách đồng loạt.
Tuy nhiên, nói như vậy thì việc tăng lương cũng vẫn phải thực hiện theo lộ trình. Chính vì thấy tình hình đời sống khó khăn nên Quốc hội mới quyết định tập trung giải quyết cho những đối tượng "khó" nhất. Về phía Ban Chỉ đạo quốc gia về cải cách chính sách tiền lương, việc chúng tôi đang tính đến là để thực hiện cải cách theo lộ trình cho giai đoạn tới, cân nhắc bố trí sao để từ 2016 trở đi điều chỉnh lương cơ sở được như kế hoạch đề ra. Kế hoạch đề ra là đến 2020 tiền lương cơ sở phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của cán bộ công chức.
Trong số 80.000 tỷ đồng tăng thu ngân sách vừa qua, như đề xuất của Chính phủ là dành 17.000 tỷ đầu tư cơ sở hạ tầng, làm thêm đường cao tốc, dành hơn 1.600 tỷ đồng thưởng vượt thu cho 3 địa phương và chỉ có 10.000 tỷ đồng trong số đó để phục vụ việc tăng lương cho nhóm đối tượng khó khăn. Tỷ lệ tiền dành chi cho một việc được xác định là ưu tiên số một như vậy đã hợp lý, thưa Phó Thủ tướng?
Nguồn tăng thu này, theo phân cấp về ngân sách thì Trung ương chỉ có một phần thôi, còn lại tăng thu từ các địa phương thì quyền xử lý nằm ở các địa phương. Không phải tất cả nguồn tăng thu ngân sách, Trung ương đều có quyền xử lý, sử dụng.
Việc thưởng tăng thu với các địa phương cũng theo phân cấp như thế, "automatic" mà thực hiện, ví dụ khoản thu 100 tỷ đồng thì địa phương sẽ được hưởng 50 tỷ, trung ương được 50 tỷ. Vậy giờ nguồn thu tăng lên được 110 tỷ đồng, việc điều tiết cũng vẫn duy trì với tỷ lệ như thế, các địa phương được hưởng phần tăng thu trong đó chứ không phải tất cả các khoản ngân sách Trung ương được hưởng hết cả.
Như phân tích của Phó Thủ tướng, có thể hiểu là năm nay không còn "cửa" nào cho kỳ vọng điều chỉnh lương cơ sở?
Năm nay thì Quốc hội quyết định rồi, năm nay chỉ tăng lương ở mức 8% cho các đối tượng thực sự khó khăn thôi. Dù Quốc hội còn kỳ họp cuối năm nữa nhưng vấn đề ngân sách đã quyết định từ cuối năm trước, không bàn đến việc điều chỉnh lương cơ sở trong năm nay nữa.
Có một vấn đề cũng được đặt ra trong báo cáo mới đây của Bộ Nội vụ gửi tới Quốc hội là lương cơ sở hiện tại rất thấp, chỉ bằng 44% so với lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp nên đời sống của những người hưởng lương từ ngân sách khó khăn, như Bộ trưởng cộng đủ lương, phụ cấp cũng chỉ hơn 14 triệu đồng/tháng. Chính phủ có sốt ruột với vấn đề này? Thực tế này có tạo thêm áp lực lớn hơn nữa đối với việc phải sớm điều chỉnh lương cơ sở?
Về nguyên tắc thì cần điều chỉnh tiền lương cho phù hợp, đặc biệt là lương cơ bản/cơ sở phải đảm bảo mức sống tối thiểu của cán bộ công chức người lao động. Nhưng cũng có một vấn đề khác là đối tượng hưởng lương từ ngân sách hiện nay của chúng ta quá lớn mà biện pháp để xử lý vấn đề tăng lương thì không chỉ trông chờ ngân sách vì sẽ chậm.
Vậy nên vừa qua, Trung ương đã thống nhất quyết định phải giải quyết một loạt các vấn đề, xử lý rất nhiều chuyện liên quan. Lộ trình giải quyết cụ thể đã đang được triển khai thực hiện, ví dụ như việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công để hoạt động sao cho có hiệu quả, để tạo động lực cho mỗi đơn vị tự vươn lên; sắp xếp lại bộ máy nhà nước, tinh giản biên chế...
Còn tạo nguồn tăng lương cũng là một biện pháp quan trọng để tạo cơ sở cho việc giải quyết bài toán cải cách tiền lương đặt ra.
Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!
P.Thảo (thực hiện)
Theo Dantri
"Tăng lương là ưu tiên số một khi dôi ngân sách" Trao đổi với PV Dân trí bên hành lang Quốc hội ngày 26/5, TS. Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội - cho biết, UB Cải cách chính sách tiền lương quốc gia vừa họp bàn, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì đến cuối năm, sẽ sớm tăng lương cơ sở. Trong phiên thảo...