Lên Hà Giang ăn “lẩu dân tộc”
Hàng thắng cố ở chợ Đồng Văn sáng sớm Chủ nhật hằng tuần luôn dậy mùi thơm ngầy ngậy, thu hút người bản địa. Đối với du khách thập phương thưởng thức món ăn này là một trải nghiệm thú vị.
Nhiều người ví lên vùng cao nguyên cực Bắc mà chưa thưởng thức món thắng cố và uống chén rượu ngô thì coi như vẫn chưa thấy được nét văn hóa đặc trưng của đất và tình người cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang).
Chảo thắng cố sôi sùng sục ghi ngút khói trong chợ Đồng Văn, Hà Giang
Chợ phiên Đồng Văn nằm ngay giữa khu phố cổ của thị trấn Đồng Văn, nay chợ đã chuyển sang chỗ mới cách đó không xa. Chủ nhật hằng tuần, dân quanh vùng, những người Hmông, Tày, Bố Y… lại đến đây để trao đổi, mua bán hoặc chỉ để vui chơi, giao lưu. Trong phiên chợ không thể thiếu “đặc sản” thắng cố – là món ăn ngon, lạ và thu hút bao khách du lịch từ miền khác đến thưởng thức.
Một bát thắng cố có giá khoảng 20 – 30 nghìn đồng, thơm ngon, nghi ngút khói bên chén riệu ngô thơm nồng cho mấy người ăn.
Những du khách từ dưới xuôi lên, những ai đã quen với mùi vị ngầy ngậy thì thấy thơm ngon, đối với những du khách chưa bao giờ ăn đặc sản vùng cao này, họ ngồi quan sát, ngửi xem mùi vị ra sao, được sự động viên của người đi cùng đoàn họ mới dám ăn chút một có người không dám ăn bởi mùi vị đặc trưng của nó.
Người dân tộc quanh vùng quây quần bên bàn gỗ ăn chầm chậm, họ vừa ăn vừa bày tỏ tâm sự sự, chia sẻ buồn vui, kinh nghiệm cuộc sống.
Người bán thắng cố ở chợ Đồng Văn cho biết, thắng cố được làm từ “lục phủ ngũ tạng” bò, ở đây không có thắng cố ngựa, lòng ngựa bây giờ đắt và ít. Ngoài muối và chút ít mì chính, gia vị cho món thắng cố cần phải có thảo quả, địa điền nướng thơm, tán nhỏ, ướp vào thịt trước lúc đem xào.
Thắng cố là món ăn phổ biến của nhiều đồng bào dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Mỗi vùng, mỗi dân tộc có cách chế biến và những gia vị khác nhau cho chảo thắng cố truyền thống của dân tộc mình…
Nhiều người ví lên vùng cao nguyên cực Bắc mà chưa thưởng thức món thắng cố và uống chén rượu ngô thì coi như vẫn chưa thấy được nét văn hóa đặc trưng của đất và tình người cao nguyên đá.
Chợ phiên Đồng Văn là nét văn hóa nhiều màu sắc, văn hóa của các dân tộc sống trên cao nguyên đá. Đồng bào đến chợ không chỉ để mua bán, trao đổi hàng hoá thông thường mà chợ phiên còn để mọi người gặp nhau, giao lưu, trò chuyện.
Hình ảnh phiên chợ Đồng Văn vào mỗi dịp cuối tuần
Cảnh tượng người người tấp nập xuống núi đi “chơi chợ” khiến khu chợ nhỏ bé, tĩnh lặng bỗng nhiên đông vui và náo nhiệt khác hẳn ngày thường
Video đang HOT
Chảo thắng cố bốc khói nghi ngút, thơm lừng một góc chợ là hình ảnh không thể thiếu trong mỗi phiên chợ Đồng Văn, Hà Giang.
Không biển hiệu nhưng nhiều du khách vẫn dừng chân ghé vào hàng thắng cố, xem, chụp ảnh hay thưởng thức
Không phải ai cũng ăn được thắng cố bởi hương vị khó tả của nó
Thưởng thức món ăn này có lẽ là một trải nghiệm thú vị của thực khách khi lên vùng cao
Đàn ông Mông đi chợ Đồng Văn đều mong được ăn một bát thắng cố, uống vài bát rượu với bạn bè
Người ta quan niệm ai có nhiều bạn thì người ấy được mời nhiều rượu. Người nào say khi về chợ là người tốt phúc bởi có nhiều bạn
Thắng cố ngựa ở Bắc Hà có vị đắng đặc trưng, còn bát thắng cố bò chợ phiên Đồng Văn này lại gây và béo
Khi ăn chung với xôi ngũ sắc, bánh ngô, bánh tam giác mạch, nó sẽ thành món canh vừa miệng, đậm đà
Thưởng thức các món ăn nóng, hấp dẫn là niềm vui của các cô gái dân tộc mỗi khi cuối tuần được đến chợ phiên Đồng Văn vào Chủ nhật
Những người Hmông, Tày, Bố Y… dậy từ rất sớm vượt qua những con đường khó để đi đến chợ Đồng Văn
Họ mang theo trâu, bò, lợn, gà, chim, rau củ, quả, nông cụ lao động, quần áo…
Các sản vật của nhà trồng hay tự sản xuất được bán rất nhiều ở chợ Đồng Văn
Góc chợ cũng là nơi có những chiếc máy khâu giày luôn hoạt động hết công suất trong ngày phiên. Mấy chàng trai làm việc luôn tay, khâu lại giày, quần áo cho khách.
Bên cạnh có vài cụ già ngồi bán giấy bản trang trí nhà cửa, thứ hàng hóa luôn đắt khắt mỗi dịp xuân về
Bất kỳ chỗ nào, bất kỳ nơi đâu cũng thấy những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi được đến chợ của người dân vùng cao, người bán, kẻ mua, người chơi, kẻ ngắm…
Hình ảnh người Dao, Mông, Tày, Nùng, Giáy, Lô Lô… trong trang phục sặc sỡ khiến du khách phương Tây thích thú, lưu lại làm kỉ niệm
Các bà, các mẹ tới chợ để buôn bán, mua sắm; các ông chồng đi chợ để giao lưu uống rượu, ăn thắng cố; các em nhỏ theo bố mẹ đi chơi chợ…
Theo Hồng Phú (Khám phá)
Món ngon Nhật Bản tại AEON Bình Dương Canary
Bạn sẽ có nhiều lựa chọn khi thưởng thức các món ăn Nhật và cùng trải nghiệm không gian mua sắm mới tại trung tâm thương mại này.
Khu vực ăn uống ở Aeon có quy mô ấn tượng, nhiều món mới lạ. Ngoài hàng chục nhà hàng riêng lẻ, nơi đây còn nhiều khu ăn uống tập trung khác nữa. Tại quầy sushi tự chọn, khách hàng có thể xem các đầu bếp chế biến món ăn này ngay tại bếp bên trong quầy bán hàng. Các gian hàng ăn uống nơi đây có thiết kế bếp mở (open kitchen) giống nhau để khách hàng tận mắt chứng kiến cách các món ăn được làm ra rất thú vị.
Các gian hàng ăn uống nơi đây có thiết kế bếp mở.
Giá sushi tự chọn từ 4.000 đồng đến 5.000 đồng một miếng, những miếng nào có dán tem vàng sẽ có giá cao hơn là 10.000 đồng một miếng. Tuy nhiên, có không ít loại sushi đã được đóng hộp sẵn, dành cho những khách hàng không đủ thời gian chờ đợi. Để món ăn thêm phần đậm đà đúng điệu, các khách hàng có thể mua thêm nước tương và mù tạt với mức giá chỉ 1.000 đồng một gói.
Ngay bên cạnh quầy sushi là quầy đồ chiên thơm giòn, vàng rượm.
Siêu thị cũng có món bánh xèo và bánh khọt Nhật; cánh gà, đùi gà chiên kiểu Tây hay các món thịt ba rọi, thịt bò, hải sản ướp kim chi đặc trưng kiểu Hàn. Đặc biệt, món cơm bento ở đây mang nhiều màu sắc xứ mặt trời mọc, ăn một hộp là no. Ngoài ra, thực khách còn có thể thưởng thức các món ăn khác tại các nhà hàng món Việt, món Tây, món Tàu để dùng các kiểu cơm, xào, súp...
Aeon Bình Dương có quầy cà phê riêng và có nhiều loại bánh giúp thực khách dễ dàng lựa chọn, từ bánh nướng, bánh ngọt đến bánh chay, bánh mặn, cupcake...
Ngoài tầng trệt, trung tâm thương mại này còn có nhiều nhà hàng trên tầng 1 và tầng 2. Chính vì vậy, để trải nghiệm hết các món ăn ở đây, bạn phải ghé lại Aeon nhiều lần mới có thể thử hết. Nếu muốn ăn được nhiều món, bí kíp là nên đến Aeon sớm để ăn nhẹ rồi shopping, tới khi đói thì quay lại ăn bữa chính, tiếp tục shopping rồi vừa thưởng thức kem hoặc cà phê, sinh tố, vừa nghỉ chân trước khi ra về.
(Nguồn: Aeon Mall)
Vô vàn món ngon ở chợ đêm ẩm thực phố cổ Hà Nội Từ hai tháng nay, cứ vào 3 ngày cuối tuần, Hàng Buồm lại trở thành phố ẩm thực. Có thể tìm thấy ở đây vô số món ăn Á - Âu ngon miệng, cả những món gợi nhớ thời ấu thơ. Từ khi trở thành phố ẩm thực những ngày cuối tuần, Hàng Buồm là điểm đến không thể bỏ qua của nhiều...