Lên đồi Tức Dụp
Theo truyền thuyết, thuở xưa, khi trời đất còn tối tăm, dãy Thất Sơn hoang sơ. Các tiên ông từ núi Cấm, núi Dài đã cùng nhau khiêng từng phiến đá xếp chồng lên nhau mãi cho đến lúc bình minh thì thành hình trái núi.
Các nàng tiên thường rủ nhau sang núi dạo chơi và đùa nghịch. Một hôm, họ thi nhau thành ngọn đồi có mặt trong trời đất bên chân núi Cô Tô của vùng Thất Sơn hùng vĩ.
Một ngày nọ, những người mở đất tới đây. Gặp mùa nắng hạn, khát cháy gan ruột, đêm nằm không ngủ được, bỗng họ nghe có tiếng nước róc rách, phát hiện ra quả đồi khô hạn có dòng suối mát chảy qua. Tên gọi “Tức Dụp” (nước đêm) có từ đó và ngọn đồi trở thành chốn linh thiêng. Vào các ngày lễ, sư sãi và các già làng mang lễ vật đến cúng thánh thần, trời đất rồi rước nước suối về phum, sóc.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồi Tức Dụp được ví như ngọn đồi thép đi vào huyền thoại bất tử.
Mùa mưa, ngọn đồi “2 triệu đô-la” được phủ màu xanh trông rất đẹp và hoang sơ.
Lên đồi Tức Dụp, điểm đầu tiên du khách sẽ được vào hang tham quan Hội trường C6.
Trong hang có nhiều vách, lò ảng, muốn lách qua khe hẹp, du khách phải nghiêng mình, thóp bụng thì mới vào được sâu bên trong.
Video đang HOT
Tức Dụp có độ cao khoảng 300m, nhiều hang sâu, động lớn ăn thông với nhau chằng chịt, tạo nên địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ quân sự năm xưa.
Hôm lội bộ đi sau đoàn tham quan, bất chợt nhìn phía trước chúng tôi giật mình thấy hình người đang chỉa súng. Bình tĩnh lại, mới nhận ra đó là mô hình chú bộ đội được phục dựng trong hang sâu này.
Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồi Tức Dụp là căn cứ cách mạng vững chắc của huyện Tri Tôn.
Vào hang Hội trường C6 và hang cơ quan Phụ Nữ khám phá, du khách sẽ được nghe kể về lịch sử hào hùng đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ năm xưa. Với nhiều tảng đá khổng lồ, nơi đây từng là pháo đài vững chắc trước những trận mưa bom, bão đạn của kẻ thù.
Đền thờ Bác Hồ được bố trí trang trọng trong hang Hội trường C6.
Đến tham quan khu đồi Tức Dụp, du khách nhớ ghé nhà trưng bày truyền thống để xem các hiện vật trong chiến tranh.
Hố bom còn sót lại tại đồi Tức Dụp được phục dựng để du khách tham quan, nhớ về chiến công hiển hách của chiến sĩ năm xưa.
Chiếc xe tăng được trưng bày tại đồi Tức Dụp.
Tham quan Khu du lịch đồi Tức Dụp, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh chiếc xe JEEP “cổ” được ông Nguyễn Hữu Khánh (Út Vũ), nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang tặng.
Ngày nay, “ngọn đồi thép” này không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng mà còn là sợi chỉ đỏ về nguồn thiêng liêng. Qua đó, nhắc nhớ thế hệ mai sau hãy biết ơn và trân trọng giá trị của hòa bình, do cha anh đã đổ xương máu, ngã xuống hy sinh giành độc lập, tự do cho dân tộc; ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.
Đồi Tức Dụp (An Giang): Huyền thoại và lịch sử
Dãy núi Cô Tô (còn gọi Phụng Hoàng Sơn) thuộc vùng Bảy Núi có một ngọn đồi nổi tiếng, bom đạn giặc Mỹ muốn san phẳng trong chiến tranh, nay trở thành khu du lịch.
Đó là đồi Tức Dụp.
Khu du lịch Tức Dụp từ hơn mười năm qua đã trở thành địa chỉ hấp dẫn du khách thập phương. Đến đây, du khách sẽ ngỡ ngàng trước cảnh thiên nhiên "sơn kỳ thủy tú", với một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 300m, nhưng có địa hình hiểm trở với nhiều tảng đá dựng cheo leo, tạo thành những lò ảng (hang trên núi).
Chuyện kể rằng, ngày xưa, thuở sơ khai của trời đất, các tiên nữ thường dừng chân trên đỉnh Cô Tô, dạo chơi, tắm giặt và đùa nghịch. Một hôm, các nàng chơi trò đứng trên đỉnh Cô Tô ném đá xuống chân núi. á rơi chồng chất lên nhau thành ngọn đồi con. Dòng suối tắm đổ xuống chảy luồn lách qua ngọn đồi đá tiên ấy. Từ đó, bên chân núi Cô Tô của vùng Thất Sơn hùng vĩ có suối và đồi tạo nét phong phú, thơ mộng. Một ngày nọ, những người đi khai hoang mở đất đến đây, gặp mùa nắng hạn, đêm nằm họ không ngủ được, khát cháy ruột gan. Bỗng giữa đêm khuya, người ta nghe tiếng nước róc rách, phát hiện ra giữa quả đồi khô hạn có dòng suối mát chảy qua. Từ đó ngọn đồi này có tên gọi Tức Dụp (nước đêm) và ngọn đồi trở thành nơi linh thiêng. Vào các ngày lễ, sư sãi và già làng mang lễ vật đến cúng thánh thần, trời đất rồi rước nước suối về phum sóc. Tức Dụp, nước của Trời, Phật, nước mát lành từ trong khe đá bốn mùa không ngừng chảy, đem lại nguồn sống cho con người kể cả những mùa khô nắng hạn cháy đồng.
Nhìn "cỏ cây chen đá, lá chen hoa" nơi đây như những tổ ong thiên tạo khổng lồ thông nhau bởi muôn vàn ngõ ngách và kẹt đá. Những hang đá tạo địa hình hiểm trở, có giá trị về quân sự, như những trận địa tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Bởi vậy, đồi Tức Dụp nằm giữa vùng căn cứ kháng chiến suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1968, trong suốt 128 ngày đêm, quân địch với một lực lượng hùng hậu gồm bộ binh, máy bay, pháo binh, nhưng chúng vẫn không thể đánh thắng được ý chí chiến đấu kiên cường của quân và dân ta. Tính ra, riêng sự mất mát về phương tiện chiến đấu, bom đạn, giặc Mỹ đã chi vào ngọn đồi này hơn 2 triệu USD nên Tức Dụp có thêm tên gọi mới: "Đồi hai triệu đô". Bọn lính ngụy trong vùng hậm hực gọi là đồi "Tức Chết".
Tức Dụp đã được Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử kháng chiến và trở thành điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Đến Tức Dụp, du khách có thể tham quan những địa danh nằm trong quần thể di tích lịch sử đã được ghi nhận, gìn giữ, tôn tạo như: Hang C6 (có hội trường C6 với sức chứa hơn 150 người), hang Quân y, hang Thanh Niên, Hội trường Tỉnh ủy, hang của Ban Chỉ huy quân sự, hang của Ban Tuyên huấn, Hội Phụ nữ, Dân y và hang Tiên Nữ. Mỗi hang có một vẻ độc đáo với những khối đá đan xen muôn hình vạn trạng.
Hiện nay, Công ty du lịch An Giang hoàn thành xong tượng đài mới, phù hợp với qui mô khu di tích, đưa vào phục vụ trò chơi tàu lượn trên không, phát triển chăn nuôi chuồng đà điểu lên đến 30 con, xây dựng hàng rào khu di tích hơn 700 mét với kinh phí 400 triệu đồng. Ngoài ra, Công ty cũng đang tập trung xúc tiến chỉnh trang lại cơ sở hạ tầng, như: Đường du ngoạn, nhà nghỉ, nhà hàng, quầy hàng lưu niệm, cống thoát nước, lắp đèn màu đường vào các địa danh lịch sử, bảo tàng sinh động của những chứng tích một thời chiến tranh đã đi qua. Trong vài năm tới, nơi đây sẽ trở thành một khu du lịch trọng điểm của vùng biên giới tây nam Tổ quốc.
Khám phá xứ sở thần tiên đá trắng với những hồ bơi đẹp nhất hành tinh Pamukkale - kỳ quan khác thường và tuyệt đẹp này, nằm sâu trong những ngọn đồi ngập nắng ở phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ, hoàn toàn không phải là tuyết. Nhìn từ xa, Pamukkale trông giống hệt một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết, với một loạt các sườn dốc trắng sáng, và khách du lịch trên đỉnh dường như đang chuẩn bị...