“Lên đời” thuyền thúng, ngư dân khấm khá
Về làng chài Phước Hải vào những ngày giữa tháng 10, chúng tôi bắt gặp hàng trăm chiếc thuyền thúng bằng nhựa composite được kéo lên bãi cát ven bờ đê chắn sóng.
Thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) có 5.513 hộ/25.727 nhân khẩu, trong đó, hơn 70% hộ sống bằng nghề khai thác hải sản. Mặc dù hiện nay làng chài Phước Hải đã phát triển sầm uất, với nhiều tàu thuyền đánh bắt xa bờ, nhưng vẫn còn một bộ phận ngư dân mưu sinh bằng nghề lưới thúng truyền thống.
Thuyền thúng “lên đời”
Thuyền thúng của ngư dân được máy cày kéo lên bờ sau chuyến đi biển về. Ảnh: P.T
Theo ông Võ Thanh Phượng – Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phước Hải, trên địa bàn hiện có 172 hộ dân hành nghề lưới thúng, với hơn 320 thuyền thúng, tập trung chủ yếu tại các khu phố Lộc An, phước Trung, Hải Lạc… Do hiệu quả trong đánh bắt, lại di chuyển nhanh nên cách đây vài năm, ngư dân Phước Hải đã đầu tư thuyền thúng nhựa composite có gắn máy, thay thế toàn bộ thúng nang chèo tay.
Gần 12 giờ trưa, chị Trần Thị Hiền (SN 1983, khu phố Lộc An) tay mang thùng nhựa, đứng chờ sẵn trên bờ đê để đón chồng là anh Trương Văn Ghe đang lái thuyền thúng chuẩn bị cập bờ. Khi thúng được kéo lên bờ, anh Ghe nhanh chóng trút mớ cá, mực, vài con ghẹ qua thùng của vợ, đưa đi bán ngay cho tươi ngon. Sau khi tranh thủ ăn cơm trưa do vợ mang ra, anh Ghe lại miệt mài gỡ lưới, bắt những con cá, con tôm còn sót lại, sau đó xếp lưới gọn gàng để chuẩn bị cho chuyến đi biển ngày mai.
Gia đình anh Trương Văn Ghe làm nghề lưới thúng cha truyền con nối mấy chục năm, nhưng chỉ là thúng chèo tay. Từ ngày có thuyền thúng gắn máy, đi xa được từ 2-3 hải lý, đánh bắt được nhiều tôm, cá hơn. “Mỗi ngày đánh bắt chừng chục ký cá các loại như: Cá hố, cá bạc má, cá đù… kiếm hơn 700.000 đồng. Sau khi trừ tiền dầu và tiền thuê công máy cày kéo thúng lên xuống, còn dư khoảng 500.000 đồng. Hôm nào “trúng” được mấy ký mực nang, mấy con ghẹ, con cua là kiếm vài triệu đồng. Nghề lưới thúng quanh năm suốt tháng không có ngày nghỉ, trừ những ngày biển động” – anh Ghe nói.
Tương tự, ông Trần Văn Tám (SN 1970, ở khu phố Lộc An) là người có thâm niên gần 30 năm hành nghề lưới thúng. Hiện, gia đình ông Tám đang sở hữu 2 thuyền thúng đánh bắt bằng lưới túi và lưới xanh, kinh tế gia đình ông ngày càng khá giả. Bên cạnh đi biển, ông Tám còn có nghề đóng thuyền thúng. Thuyền thúng ở Phước Hải khá to, đường kính thúng 2,6m, lòng thúng rộng gần 5m, cao 1m, sườn bên trong được đóng bằng gỗ sao nên rất chắc chắn. Theo ông Tám, mỗi thuyền thúng đầu tư khoảng 53 triệu đồng, chưa tính tiền mua ngư cụ. Theo kinh nghiệm của ông Tám, mùa mưa ra khơi vào ban đêm thì đánh được nhiều cá hơn. Làm nghề lưới thúng tuy không giàu, nhưng ngày nào cũng thu gần triệu đồng. Vào dịp cuối năm, biển thường động nên có nhiều cá, giá bán lại cao hơn những ngày bình thường, nhất là sau các đợt áp thấp. Dù bận công việc cũng phải gác lại để ra khơi, vì đây là thời điểm ngư dân dễ kiếm tiền nhất.
Video đang HOT
Niềm vui cập bến
Tầm 8-9 giờ sáng, hàng chục chiếc thúng lần lượt nối đuối nhau cập bến. Những người phụ nữ đứng trên bờ chuẩn bị đón chồng, con trở về từ khơi xa để kịp phiên chợ sáng.
Chị Đỗ Thị Mỹ Hạnh (SN 1988, ở khu phố Hải An) – vợ ngư dân Nguyễn Văn Trung tâm sự: “Vì ít vốn nên nhà em mua lại chiếc thuyền thúng gần 30 triệu đồng, tiền mua lưới hết 15 triệu đồng nữa. Tuy vợ chồng em mới ra ở riêng làm biển được 2 năm, nhưng bù lại chuyến giăng lưới ngày nào cũng có cá, sau khi trừ chi phí, kiếm hơn 500.000 đồng, đủ đi chợ và chi phí cuộc sống hàng ngày”.
Để có những mẻ lưới đầy cá, ngư dân Phước Hải phải thức qua đêm, dãi nắng dầm mưa. Họ ra khơi chỉ có một người vừa lái thúng vừa thả lưới, ngày qua ngày bám biển kiếm sống. Bao năm lênh đênh trên biển, không ít gia đình đã có cuộc sống ổn định, xây dựng nhà cửa, nuôi con ăn học nhờ những chiếc thuyền thúng “lên đời” composite.
Theo Danviet
Dẹp loạn "tín dụng đen" bủa vây ngư dân ở cảng cá Quy Nhơn
Thời gian qua, tại cảng cá Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) nổi lên tình trạng ép giá, tranh giành mua bán, 'cò' xe xếp dỡ hàng hóa... gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự cảng và hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngư dân.
Rủi ro "vây ráp" ngư dân
Hàng chục năm nay, ngư dân Văn Công V (ở TP.Quy Nhơn, Bình Định) khi cập cảng cá Quy Nhơn không thể ký hợp đồng bán sản phẩm trực tiếp với doanh nghiệp nên đành liên kết với đầu nậu.
Tàu thuyền của ngư dân cập cảng cá Quy Nhơn (Bình Định).
"Mọi chuyện đều phải thông qua trung gian nên bắt buộc ngư dân phải bán cho nơi duy nhất là đầu nậu, từ đó phát sinh rất nhiều bất cập. May mắn của tôi là đầu nậu làm ăn hàng chục năm nay có uy tín, sau khi bán hàng chậm nhất là 10 ngày họ trả đủ tiền, chứ nhiều chủ tàu khác lâm cảnh trớ trêu lắm", ông V nói.
Ông V kể, vài năm gần đây xuất hiện tình trạng đầu nậu xù tiền khiến nhiều ngư dân lâm cảnh khốn đốn. Đây là dạng đầu nậu mới ra đời họ làm mọi cách để ngư dân tin tưởng bán hải sản nợ với lời hứa suông, sau đó bỏ đi mất dạng. Nhiều trường hợp ngư dân thiếu vốn, đầu nậu đầu tư trang thiết bị để chủ tàu tham gia đánh bắt và khi làm ra sản phẩm bắt buộc phải bán cho họ, dẫn đến tình trạng ngư dân bị ép giá.
Ngư dân cho biết, đa số họ bán cho đầu nậu chứ không hợp đồng được với doanh nghiệp nên giá cả rất bấp bênh, khó kiểm soát. Nếu đầu nậu thua lỗ họ viện đủ lý do như công ty chưa có tiền nên việc trả tiền cho chủ tàu chậm, phải chờ đợi. Nếu chẳng may đầu nậu ôm tiền chạy, ngư dân lâm vào cảnh vỡ nợ.
"Nhiều tàu khi bán sản phẩm xong, đầu nậu ứng khoảng 25% số tiền bán được để chủ tàu trang trải chi phí cho anh em lao động. Rồi sau đó, nếu nhanh thì 1 tuần, chậm có khi mất 1 tháng đầu nậu mới thanh toán đủ. Ngư dân làm việc trực tiếp với doanh nghiệp rất khó vì họ không có trực tiếp ở cảng cá. Chúng tôi mong muốn đầu nậu phải mua bán rõ ràng, tiền bạc nhanh chóng khi đó ngư dân mới bớt rủi ro", ông V chia sẻ.
Tại cảng cá Quy Nhơn, lâu nay "tín dụng đen" vẫn đang tồn tại để mời chào ngư dân vay vốn. Rất nhiều tờ quảng cáo với nội dung như: "Cho vay trả góp, không thế chấp, không phụ phí, thủ tục đơn giản, vay trong ngày, cầm giấy tờ xe máy", kèm theo đó là số điện thoại công khai để liên lạc được dán khắp nơi. Điều đáng nói, các dịch vụ này có phương thức giải ngân rất gọn gàng, chỉ cần chứng minh nhân dân, hộ khẩu và đánh vào tâm lý những ngư dân đang cần gấp vốn xoay sở cho chuyến biển. Nhưng nếu đã dính vào bẫy "tín dụng đen" thì coi như ngư dân lâm cảnh nợ nần khó thoát vì số nợ ngày một tăng dần.
"Cò" ngang nhiên, sẵn sàng gây sự?
Trò chuyện với chúng tôi tại cảng cá Quy Nhơn, bà T (một chủ tàu ở huyện Hoài Nhơn đề nghị giấu tên), cho biết hiện tại tàu cá của gia đình bà đang neo tại cảng sắm phí tổn để chuẩn bị cho chuyến vươn khơi tiếp theo.
Các quảng cáo "tín dụng đen", cầm đồ... bủa vây ngư dân ở cảng cá Quy Nhơn.
"Phí tổn mỗi chuyến biển lên đến hàng trăm triệu đồng nhưng khi vào bờ ngư dân lại đối mặt với rất nhiều nỗi lo. Đau đầu nhất là xuất hiện tình trạng các thương lái cấu kết với nhau với ý đồ ép giá cá. Có trường hợp, khi tàu vào thương lái chào mua cá bò gù với giá gần 100.000 đồng/kg nhưng chủ tàu liên hệ được chỗ khác giá ổn định và cao hơn nên không bán cho họ. Chẳng may, 2 mối thương lái này quen biết nhau nên gọi điện thống nhất với các thương lái khác không mua cá của chủ tàu. Rồi ngư dân phải xuống nước nài nỉ, khi cân lại thì thương lái ép giá chịu không nổi, nhiều khi họ ngâm dài ngày sợ cá hư nên phải bán tháo", bà T nói.
Ngư dân sắm phí tổn, chỉnh sửa lưới để vươn khơi chuyến kế tiếp.
Ngoài nỗi lo trên, bà T còn kể rằng tình trạng nhóm 'cò' để xếp dỡ hàng hóa sau khi tàu của ngư dân cập cảng cá Quy Nhơn rất manh động. Điều này, khiến ngư dân bức xúc nhưng không dám kêu ai vì sợ bị trả thù.
"Nhiều trường hợp dọa đánh cả chủ tàu, đội quân dịch vụ "cò" bốc hàng ngang nhiên và ngông cuồng lắm. Mỗi tốp thường đi khoảng 5 người có cả phụ nữ. Tàu cá của chúng tôi vừa cập cảng là họ tự tiện xuống trực tiếp bốc hàng khi chưa có ý kiến đồng ý từ chủ tàu. Khi chủ tàu từ chối vì hàng ít đã có bạn đi cùng bốc lên cảng thì họ liền gây sự với thái độ hung hãn. Ngoài ra, tàu vào bờ khuya thì ngư dân phải trắng đêm để canh giữ chứ không mất hàng như chơi. Có nhiều lần vì mệt quá nên chúng tôi ngủ thiếp đi, kẻ trộm dở hầm trộm cá gây thiệt hại rất lớn", bà T cho hay.
Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định cho biết, hiện tại công an đang vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để lập lại an ninh trật tự tại cảng cá Quy Nhơn.
"Vấn đề ngư dân nói bị ép giá thì cơ quan chức năng vẫn đang tìm hiểu xem các đầu nậu có liên kết lại với nhau hay không? Đa số ngư dân cập cảng đều bán hàng cho đầu nậu nhưng hiện tại đầu nậu lớn, nhỏ thu mua cảng cá Quy Nhơn mỗi ngày có biến động rất lớn. Nếu nói đầu nậu ép giá thì rất khó có cơ sở, vì giá cả thường do thị trường, nhà nước không thể quyết định. Khi phát hiện gian dối trong việc mua bán, cơ quan chức năng sẽ can thiệp ngay, để giải quyết cho ngư dân", ông Hổ khẳng định.
Lập lại an ninh, trật tự cảng cá
Gần đây, tình hình an ninh trật tự tại cảng cá Quy Nhơn diễn biến rất phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh, khiến nhiều ngư dân bức xúc, lên tiếng phản ứng. Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định cũng vừa tổ chức cuộc họp để lên kế hoạch yêu cầu chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng cùng vào cuộc để lập lại trật tự tại cảng.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định, nổi lên là tình trạng ép giá, tranh giành mua bán, gây mâu thuẫn giữa các tiểu thương với đại lý thu mua, trộm cắp tài sản trên các tàu thuyền neo đậu tại bến, trên xe tải, các dịch vụ cho vay nặng lãi, "cò" xe để xếp dỡ hàng hóa, tranh chấp trong việc lấn chiếm vị trí mua bán hải sản, neo đậu tàu thuyền... Những sự việc bất thường trên khiến tình hình an ninh, trật tự tại cảng cá Quy Nhơn "bấn loạn". Trong khi đó, một bộ phận lao động tại cảng nhận thức việc phòng, chống tội phạm, tham gia đấu tranh tố giác tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội chưa cao.
Để giải quyết sự việc trên, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng đã giao cho lực lượng công an theo dõi, điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng tội phạm có tổ chức nhằm lập lại trật tự, trị an tại địa bàn. Đặc biệt, phải xử lý nghiêm các vụ việc gây mất an ninh, trật tự tại cảng cá Quy Nhơn.
Ngoài ra, ông Dũng yêu cầu Sở NN&PTNT tỉnh chủ trì, phối hợp với công an, UBND TP.Quy Nhơn... kịp thời nắm bắt tình hình và đề ra các giải pháp thực hiện nhằm khắc phục triệt để các tồn tại. Sắp xếp có trật tự, ngăn nắp khu vực neo đậu tàu thuyền, vị trí xuống cá, cung cấp hàng hóa và dịch vụ hậu cần nghề cá, phương án ra vào cảng để tránh gây ùn tắc làm ảnh hưởng đến hoạt động của cảng, xây dựng tổ bốc xếp tự quản hoạt động tại cảng. UBND TP.Quy Nhơn phải chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường phối hợp với Ban Quản lý Cảng cá Quy Nhơn nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự, không để tình trạng tội phạm có tổ chức hoạt động trên địa bàn.
Theo Danviet
Tẩm xăng tự thiêu lúc sáng sớm, một người phụ nữ tử vong Mặc dù được người dân phát hiện và dập tắt ngọn lửa nhưng bà N. đã tử vong trong lúc đưa đi cấp cứu. Sáng 21-10, thông tin từ Công an phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) cho biết trên địa bàn đã xảy ra vụ tẩm xăng tự thiêu khiến một người phụ nữ tử vong. Nạn nhân...