Lên đỉnh Titop để ngắm Hạ Long từ trên cao
Từ trên cao nhìn xuống, kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long như một bức tranh sống động, đẹp quyến rũ như một bức tranh khổng lồ.
Lên đỉnh Titop để ngắm Hạ Long kha thuận lợi do đây là một trong các điểm đến trên hành trình của nhiều tour lữ hành. Với độ cao khoảng hơn 100m, đường lên đỉnh núi Titop được kè đá rộng rãi cho du khách lên xuống. Hai bên bậc đá là thảm thực vật đặc trưng của hệ sinh thái rừng của Vịnh Hạ Long.
Lối lên đài ngắm cảnh trên đỉnh núi được bố trí một số điểm dừng chân cho du khách và cũng là dịp để du khách chiêm ngưỡng không gian Vịnh Hạ Long ở các độ cao khác nhau. Từ trên đỉnh Titop phóng tầm mắt ra xa, Vịnh Hạ Long đẹp như một bức tranh thiên nhiên khổng lồ: Phía trước là vụng Sửng Sốt có đảo Bồ Hòn, bên phải là hòn Dầm Nam; hòn như cái oản, hòn giống con rùa. Ngay bên dưới chân đảo Titop, bãi cát vàng óng trên nền xanh của nước biển như một vành trăng khuyết. Những chiếc xuồng cao tốc lướt trên mặt nước để lại phía sau bọt tung trắng xoá…
Với vị trí “đắc địa” này, du khách có thể cảm nhận vẻ đẹp của Hạ Long vào bất cứ thời điểm nào trong năm, trong ngày. Mùa hè, mùa thu, khi trời nắng, mặt nước ánh lên rực rỡ lung linh, đảo đá xanh thẫm. Mùa đông, mùa xuân, ngay cả những hôm có sương mù, mưa nhè nhẹ, Hạ Long lại càng trở nên huyền ảo, những núi đá hình rùa, hình sư tử, hình cá voi… cứ ẩn hiện giữa một màn sương khói.
Vung sưng sôt.
“Mê trận” đảo đá vôi với đủ hình dạng, tha hồ thu hút trí tưởng tượng của du khách là điều cuốn hút nhất của danh thắng này.
Vịnh Hạ Long như một bức tranh thiên nhiên đầy sống động.
Ngay bên dưới chân đảo Titop, bãi cát vàng óng trên nền xanh của nước biển.
Đoan thuyên dương tơi vung sưng sôt đưa du khach vao thăm hang đông
Những chiếc xuồng cao tốc lướt trên mặt nước để lại phía sau bọt tung trắng xoá tạo thành những hình ảnh đẹp tuyệt vời.
Video đang HOT
Những con thuyền ra lẳng lặng trên vịnh.
Những núi đá hình rùa, hình sư tử, hình cá voi… cứ ẩn hiện.
Đảo Bồ Hòn.
Theo ngôi sao
Ảnh hiếm về Hạ Long - Bãi Cháy năm 1991
Chùm ảnh về Hạ Long, Bãi Cháy năm 1991 của nhiếp ảnh gia người Đức giúp ta hình dung rõ hơn về lịch sử địa danh này.
Qua hai lượt đi phà (phà Bính, phà Rừng) mới hết đất Hải Phòng, nhiếp ảnh gia người Đức đến Quảng Ninh vào mùa hè năm 1991. Thời điểm đó, thành phố Hạ Long chưa ra đời nên trung tâm của tỉnh là thị xã Hồng Gai.
Bãi Cháy là bãi tắm nổi tiếng nhất nhì miền Bắc thời đó, do địa thế tự nhiên cảnh quan đẹp và nước biển trong xanh, lặng sóng. Những năm 90, từ Bãi Cháy sang khu Hòn Gai cũng phải đi bằng phà hết chừng 30 phút.
Thời đó, dịch vụ du lịch chỉ ở dạng sơ khai như trong ảnh này, nhiều cơ quan đưa cán bộ công nhân viên đến đây nghỉ mát hàng năm.
Dịch vụ trên bãi biển gồm cho thuê phao và thuê đồ tắm, chụp ảnh, tráng nước ngọt.
Thời bao cấp, chụp ảnh đứng ở bãi biển với phao bơi là mô-tip nghệ thuật quen thuộc.
Năm 1991, khu vực Bãi Cháy còn là cảng xăng dầu B12, có nhiều tàu lớn thả neo ngay trên mặt vịnh.
Du lịch trên Vịnh Hạ Long những năm 90 chưa kèm ăn uống trên tàu và lưu trú qua đêm trên vịnh.
Những con tàu gỗ nhỏ chỉ đưa khách dạo một vòng quanh vịnh.
Du khách được ghé thăm hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt và trở về, chuyến du ngoạn thường gói gọn trong một buổi sáng hoặc chiều.
Vịnh Hạ Long có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó khoảng 40 đảo có người sinh sống.
Khu vực dân thuyền chài neo đậu gần Bãi Cháy.
Bến tàu du lịch Bãi Cháy năm 1991, tàu du lịch và tàu cá vẫn chung bến đậu.
Tàu đưa khách du ngoạn trên mặt vịnh trong khoảng 2-3 giờ đồng hồ.
Vịnh Hạ Long lọt top 26 điểm đến 'thần tiên' trên thế giới
Theo bình chọn của trang Buzzfeed, Vịnh Hạ Long xếp thứ 16 trong danh sách 26 điểm đến "thần tiên" bởi vẻ đẹp huyền ảo và kỳ diệu.
Cuộc sống của những người dân chài trên mặt vịnh những năm 90, mỗi con thuyền là một gia đình nhỏ, gồm vợ chồng và 2-3 đứa con.
Người dân mưu sinh bằng cách đánh bắt hải sản, khai thác san hô bán cho khách du lịch.
Năm 1994, vịnh Hạ Long mới được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, với những ràng buộc chặt chẽ về bảo tồn thiên nhiên, môi trường và cảnh quan.
Một rặng san hô vớt lên từ đáy vịnh.
Trẻ con sống trên mặt nước từ nhỏ, chèo thuyền rất thạo và phụ giúp bố mẹ bán san hô, hải sản cho khách du lịch.
Theo nhà nhiếp ảnh Reisen, vịnh Hạ Long là cách mà thiên nhiên 'đánh đố' con người về kiến tạo địa chất.
Điều đó góp phần thôi thúc một nhà nhiếp ảnh như ông muốn đến, khám phá và chụp ảnh ở nhiều nơi trên khắp thế giới.
Theo Zing