Lên đỉnh Mẫu Sơn
Cách Thủ đô Hà Nội chưa đầy 200km đường đến với Mẫu Sơn, đỉnh núi mệnh danh là “Nóc nhà Đông Bắc” có gần 2/3 chặng không mấy hấp dẫn, cũng bởi chính cái sự “phẳng phiu” này của nó. Thế nhưng, chỉ cần 20km cuối cùng trên con đường lên núi cũng đủ để bù đắp cho tất cả những cảm xúc buồn tẻ kể từ khi xuất phát đến chân núi.
Mẫu Sơn mùa băng giá
Nơi đây không chỉ có núi, có những cung đường đèo uốn lượn quanh co vào bậc nhất, mà còn có băng tuyết, một thứ vốn rất hiếm có ở Việt Nam nhưng lại rất dễ xuất hiện trên đỉnh núi cao chót vót này.
Mẫu Sơn là vùng núi cao chạy theo hướng Đông-Tây, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, độ cao trung bình 800 – 1.000m so với mặt nước biển, bao gồm một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ với đỉnh cao nhất là Phia Po ( núi Cha, cao 1.541m, còn gọi là đỉnh Công hay Công Sơn – nơi đặt cột mốc 42, biên giới Việt – Trung), ngoài ra còn có đỉnh Pia Mê (núi mẹ, cao 1.520 m). Khu dân cư sống rải rác gần khu rừng trồng, thuộc vành đai thấp với độ cao không quá 700m so với mặt nước biển. Mẫu Sơn là đỉnh cao đầu tiên đón những đợt gió mùa đông bắc thổi vào. Cũng bởi vậy mà mỗi năm trên đỉnh Mẫu Sơn đều có những “ngày trắng”, những ngày phủ đầy băng giá.
Đường lên núi uốn khúc, quanh co, dựng ngược với độ dốc khiến những tay lái nhiều kinh nghiệm cũng không khỏi “sởn da gà”. Một bên là vách núi, một bên là thung lũng. Nhiều đoạn đường gấp khúc như khuỷu tay gập. Thỉnh thoảng ở phía gần đỉnh núi, trên những phần đất rộng hiếm hoi bên lề đường, nơi gần trăm năm trước, người Pháp đã cho xây dựng những khu nghỉ dưỡng. Những mái nhà, gờ đá rêu phong, hoang phế nhưng vẫn mang trong nó dáng dấp của những ngôi biệt thự cổ mang phong cách kiến trúc Pháp từ những thế kỷ trước đã tạo cho Mẫu Sơn vẻ hoang sơ hiếm gặp.
Video đang HOT
Những ngọn núi cao nhất của Mẫu Sơn, đứng cạnh nhau có tên gọi là núi Cha, núi Mẹ, núi Con và núi Cháu, riêng núi Mẹ, ngọn núi có hình dáng người đàn bà mất đầu. Tương truyền rằng, người chồng, sau chinh chiến trở về, do nghe lời đơm đặt rồi ghen tuông đến điên dại đã rút gươm sát hại người vợ chung thủy của mình. Sau này dù người chồng ăn năn hối hận thì nỗi oan khuất của người vợ vẫn sừng sững tạc vào đá núi.
Không chỉ có những phế tích, những cung đường hay những câu chuyện huyền thoại, Mẫu Sơn còn nổi tiếng với các sản vật chè tuyết sơn, gà sáu cựa, chanh rừng, ếch hương, lợn quay, rượu Mẫu Sơn, đào chuông Mẫu Sơn, dịch vụ tắm thuốc của đồng bào Dao… và những nét hấp dẫn đặc trưng của cộng đồng người Dao, Nùng, Tày ở xung quanh đỉnh núi cao đặc biệt này.
Vũ Thanh
Theo ANTD
[Chế biến] - Ếch chiên rơm
Gọi là rơm nhưng đó là nguyên liệu ăn được và rất ngon nhé: là sả tươi chiên giòn có ướp gia vị rất thơm và lạ miệng. Nhà hàng Nón Lá (Quận 1, TP.HCM) hướng dẫn cách làm món ếch đồng chiên rơm rất đơn giản mà ngon.
Thịt ếch đồng dai và ngọt, sả tươi thơm và giòn, chấm cùng muối tiêu chanh rất dậy hương - Ảnh: Du Miên
Nguyên liệu:
- Ếch đồng: 2 con (khoảng 300 gr)
- Sả cây tươi: 3 cây (khoảng 100 gr)
- Gia vị: bột ngọt, nước mắm, tiêu.
Cách làm:
- Ếch đồng làm sạch, để da. Chặt khúc vừa ăn.
- Sả cây đập tơi để tạo thành rơm, ướp với bột ngọt, nước mắm, tiêu.
- Ếch chiên qua dầu, để riêng.
- Rơm đã ướp, áo qua bột khô (loại bột chiên giòn, không cho nước), chiên giòn.
- Dọn ra dĩa, dùng với muối tiêu chanh.
Chúc các bạn thành công!
Theo tapchiamthuc
Nghệ An: Tháp cổ thành phế tích Có dịp ngược xuôi dòng Nậm Nơn, qua địa phận bản Yên Hòa, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), ai cũng sẽ ngạc nhiên trước vẻ đẹp của một ngọn tháp cổ đang soi bóng xuống lòng sông trong vắt. Vẻ hoang sơ đó thôi thúc tôi muốn tìm hiểu về ngọn tháp... Từ bản Xiềng Tắm, trung tâm xã Mỹ...