Lên đỉnh Khang Su Văn check-in cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam
Trên đường lên đỉnh Khang Su Văn cao 3.012m so với mực nước biển có cột mốc 79 được các porter bình chọn là cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam, ngoài ra còn có bức tường đá cổ rêu phong phủ kín chính là điểm khám phá check-in tuyệt vời cho du khách.
Mời các bạn theo dõi hành trình Khang Su Văn 2 ngày 1 đêm để có được các thông tin hữu ích chuẩn bị cho một chuyến trekking đầu năm mới.
Vẻ đẹp ma mị của những thân cây trong rừng già trên đường leo Khang Su Văn.
Theo porter Tẩn Chỉn Hội – bản Nà Đoong, xã Bản Lang, huyện Phong Thổ là một porter có thâm niên đưa khách đi chinh phục các đỉnh núi trên 5 năm chia sẻ: Khang Su Văn cũng là một đỉnh núi đẹp của tỉnh Lai Châu. Độ cao không quá khó so với Pu Ta Leng, Nam Kang Ho Tao nên thích hợp với nhiều đối tượng ưa khám phá mạo hiểm. Hành trình lên đỉnh đi qua cột mốc 79 thiêng liêng đánh dấu chủ quyền của Tổ quốc nên vô cùng ý nghĩa. Đây cũng là cột mốc cao nhất Việt Nam cho đến nay. Ngoài ra, phải kể đến đó là bức tường đá rêu phong sẽ là nơi cho ra đời những bức ảnh tuyệt đẹp thú vị.
Muốn leo Khang Su Văn, sau khi từ Hà Nội lên thành phố Lai Châu, du khách tiếp tục bắt xe đi lên Pa Vây Sử (huyện Phong Thổ). Trước đó, du khách có thể liên hệ tìm porter dẫn đường và làm các thủ tục xin phép chính quyền địa phương vì đây là địa phận biên giới, chuẩn bị lương thực, thực phẩm cho chuyến hành trình. Khi đến Pa Vây Sử, porter sẽ hướng dẫn qua về hành trình leo cũng như hỗ trợ du khách mang vác các đồ đạc.
Nghỉ chân bên dòng thác trắng xóa.
Hành trình từ trung tâm xã Pa Vây Sử bắt đầu từ khoảng 5 giờ sáng. Đoạn đường đầu tiên du khách sẽ đi qua nhà một vài hộ đồng bào dân tộc Mông với những nếp nhà nằm sát bên bìa rừng, men các lối đi với thấp thoáng những chiếc váy Mông phơi bên hiên nhà. Đường có độ dốc thoai thoải đủ để khách quen dần, bắt đầu đến cửa rừng là ở độ cao 1.700m so với mực nước biển. Hành trình xuyên qua rừng già, du khách sẽ bắt gặp những cây cổ thụ mấy người ôm phủ đầy rong rêu, xuyên qua khu rừng trúc xào xạc. Nếu muốn trải nghiệm, du khách đừng ngại ngần ngồi xuống rồi dùng tay đẩy cơ thể trượt theo dốc trên thảm lá trúc khô, dày vô cùng thú vị.
Núi rừng hùng vĩ trên hành trình Khang Su Văn.
Video đang HOT
Nắng lên, những tia nắng yếu ớt xuyên qua những tầng lá của rừng cổ thụ, len lỏi xuống dưới, qua những tầng sương mù lạnh giá. Càng leo lên cao, tiết trời thêm lạnh, trời cũng quang dần, màn sương như sợ hãi nép dần xuống để nhường cho ánh nắng và hơi ấm. Leo đến khoảng 12h trưa, du khách sẽ dừng chân nghỉ bên một ngọn thác đổ nước rất đẹp. Theo nhiều porter thì đây cũng là một điểm để chụp ảnh đẹp. Trong lúc chờ đợi porter bày bữa trưa thì du khách có thể ngâm chân dưới làn nước lạnh để các cơ bớt căng cứng. Đây cũng chính là một trong những “bài học” mà các porter chỉ cho khách mới leo núi.
Xuyên qua những rừng thảo quả bạt ngàn.
Sau khoảng 1 giờ nghỉ ngơi, du khách lại tiếp tục hành trình qua những rừng thảo quả bạt ngàn của người dân. Những rừng thảo quả tỏa mùi thơm vô cùng đặc trưng và dễ chịu khiến du khách chỉ muốn hít hà mãi. Thảo quả là một trong những gia vị truyền thống đặc trưng của đồng bảo các dân tộc nơi đây. Đặc biệt du khách sẽ qua một cánh rừng cổ thụ ngàn năm mà các porter bảo đó là cánh rừng đẹp một cách ma mị, những cây cổ đầy rêu phủ, những cây dây leo chằng chịt du khách sẽ tha hồ tạo dáng để chụp cho mình những kiểu ảnh theo ý. Không rõ sẽ đi qua bao nhiêu km đường rừng nhưng “qua khoảng 5 lán thảo quả là đến điểm dừng chân nghỉ tối” – porter Tẩn Chỉn Hội cho biết.
Tạo dáng để chụp những bức ảnh trong rừng, dưới ánh nắng xuyên qua những vòm lá.
Lán nghỉ buổi tối khi lên Khang Su Văn đủ cho khoảng 15 người nhưng vô cùng ấm cúng. Tại đây, du khách sẽ cùng các porter nổi lửa nấu bữa tối, cùng giao lưu ca hát. Sau một hành trình leo núi khoảng 6 -7 tiếng nên buổi tối mọi người đều chìm vào giấc ngủ sâu giữa sự tĩnh lặng của núi rừng.
Giữa núi rừng du khách chợt thấy mình nhỏ bé.
Để kịp lên đỉnh săn mây khi sương mù tan đi, khoảng 5 giờ 30 phút du khách bắt đầu xuất phát. Chặng đường cuối chỉ cách đỉnh khoảng 3,5km nhưng có các dốc đứng, khó đi. Đây được coi là thử thách cuối cùng cho hành trình lên đỉnh. Khi sắp tới đỉnh, du khách sẽ chạm cột mốc 79 – Cột mốc được các porter và du khách bình chọn là cột mốc cao nhất Việt Nam (cột mốc 79 nằm ở độ cao 2.880m so với mực nước biển). Bởi vậy du khách nhất định phải chụp ảnh tại điểm cột mốc này để cảm nhận sự tự hào về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Bên cột mốc 79 thiêng liêng đánh dấu chủ quyền của Tổ quốc.
Từ cột mốc 79, đi khoảng 30 phút là chúng ta đến đích, tuy nhiên theo kinh nghiệm của các porter thì du khách nên chuẩn bị sẵn một đôi ủng vì đoạn đường này tuy không dốc nhưng lại rất trơn và lầy. Đi ủng là một lựa chọn vì độ bám tốt và không bị lấm bẩn nhiều. Lên tới đỉnh, điểm cộng vô cùng tuyệt vời ở đây là còn tồn tại một bức tường đá cổ phủ đầy rong rêu như sự minh chứng của thời gian. Theo các porter cho biết thì tường đá cổ này vốn là một ngôi nhà của một cư sĩ ở ẩn đã từ rất lâu, theo thời gian thì ngôi nhà đã hư hỏng chỉ còn lại bức tường đá rêu phong để du khách chụp ảnh.
Khang Su Văn cuốn hút du khách không chỉ bởi sự thử thách, của cánh rừng già ma mị mà còn là tự hào được chạm mốc cao nhất Việt Nam, được đến đích và đứng trên bức tường đá cheo leo như một sự khẳng định chủ quyền. Trải qua những khó khăn, thử thách thậm chí có lúc sẽ nghĩ đến bỏ cuộc nhưng chúng ta đều đã nỗ lực vượt qua chính mình để dành được phần thưởng lớn nhất đó là có mặt trên đỉnh Khang Su Văn.
Trải nghiệm những "cột mốc thiên đường" vùng biên ải
Tuy chỉ là một huyện biên giới nghèo ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, nhưng Bình Liêu có gần 50km đường biên giáp với Trung Quốc.
Đặc biệt, nơi này là thiên đường vùng biên ải luôn hấp dẫn mọi du khách.
Bình Liêu là một huyện vùng cao, nằm ở phía Bắc và là nơi sở hữu nhiều cột mốc biên giới nhất ở tỉnh Quảng Ninh. Vị trí nằm giáp với Trung Quốc nên Bình Liêu hiện tại có khoảng 60 cột mốc biên giới. Ở Bình Liêu có rất nhiều cột mốc nhưng 1300, 1302, 1305 và 1327 là 4 mốc thiêng liêng không thể bỏ qua khi đến nơi đây.
Chinh phục Bình Liêu check-in những "cột mốc thiên đường" vùng biên ải
Theo Phòng Văn hóa huyện Bình Liêu: Những cột mốc này nằm rải rác trên cung đường tuần tra biên giới cao hơn 700m so với mặt nước biển. Uốn lượn trên những quả đồi thơm nức mùi nhựa thông. Trong đó nổi bật nhất là cột mốc số 1305. Điều khiến cột mốc 1305 trở nên đặc biệt hơn so với những cột mốc còn lại đó chính là vị trí. Cột mốc này nằm ở một vị trí rất đắc địa, mà để tới được đây, du khách cần phải chinh phục nơi được mệnh danh là "sống lưng khung long" của Bình Liêu.
Cả hành trình tới cột mốc 1305 là một chặng đường mà du khách sẽ được thưởng ngoạn cảnh sắc tuyệt đẹp của Bình Liêu. Nơi đây có những dãy núi hùng vĩ trải dài, cùng sắc xanh của rừng cây, núi đá, như một bức tranh tuyệt đẹp. Từ cột mốc này, bạn có thể phóng tầm mắt về phía xa để có thể chiêm ngưỡng khung cảnh của nước bạn Trung Quốc.
Hành trình tới cột mốc 1305 là một chặng đường mà du khách sẽ được thưởng ngoạn cảnh sắc tuyệt đẹp của Bình Liêu.
Trưởng bản Hoàng Thị Huệ (sinh năm 1984 người dân tộc Tày) làm hướng dẫn viên du lịch được 2 năm - cho biết: Đường tới cột mốc 1305 là hàng ngàn bậc thang bê tông chênh vênh như dãy núi, nhìn từ xa chẳng khác nào "Vạn Lý Trường Thành" phiên bản Việt. Cột mốc này là một trong hai cột mốc cao nhất ở vùng cực Đông đất nước và là nơi không dễ dàng gì để có thể đặt chân tới đây. Nhưng chính vì đường đi quá đẹp, nhất là vào cuối mùa thu nên cột mốc 1305 mới có một sức hút kỳ lạ đối với du khách.
Còn theo anh Phạm Quốc Toàn - du khách Hải Phòng: Trên đường đi có thể ngắm cảnh, tới nơi có thể nhìn thấy 2 đất nước, chuyến đi tới cột mốc 1305 ở Bình Liêu chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng. Theo như kinh nghiệm du lịch Bình Liêu thì hành trình chinh phục cột mốc này không phải là dễ dàng. Có tận 2000 bậc thang giữa sống núi với khung cảnh 2 bên là vực sâu hun hút đầy thách thức, nên nếu sợ độ cao, quãng đường này sẽ khiến bạn "đổ mồ hôi".
Sống khủng long ở Bình Liêu chỉ có thể chinh phục bằng cách leo bộ.
Theo anh Nguyễn Đăng Bình - Du khách 52 tuổi: Trong ngày thời tiết đẹp, chỉ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ là bạn có thể leo đến đích. Đoạn đường lên mốc 1305 là một cuộc ngao du và thử thách không nhỏ của mỗi người với con đường mòn có một không hai nằm giữa các đỉnh núi. Đi giữa "sống lưng khủng long" ngập tràn cỏ tranh hay cỏ lau khi đến mùa, bạn sẽ thấy mình thật nhỏ bé. Len lỏi giữa con đường mòn, đi từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Lên cao rồi xuống dốc, băng qua những đoạn rừng trúc hay cỏ mọc cao quá đầu. Bạn sẽ thấy cột mốc 1305 hiện ra sừng sững giữa núi đồi.
Đây như một phần thưởng xứng đáng dành cho mỗi người khi đã đủ mệt và bước chân dường như không còn muốn nhấc lên. Nhưng có trải qua quãng đường tới đây mới thấm thía để đặt chân được tới cột mốc ấy cũng không hề dễ dàng. Mốc biên giới 1305 sừng sững giữa đất trời. Như minh chứng được đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt. Thậm chí là cả xương máu của những người đi trước đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất vùng biên.
Mặc dù nằm ở vị trí cao nhất trên địa phận huyện Bình Liêu. Nhưng thực chất cột mốc thiên đường 1305 lại nằm ở dưới một thung lũng.
Nếu có cơ hội, đừng chỉ đến 1305 vào mùa cỏ xanh. Hãy trở lại Bình Liêu vào cuối thu nhé. Hay mùa cỏ cháy đượm màu hoang hoải nhưng vẫn đầy sức quyến rũ. Hơn cả là được hòa cùng không gian thênh thang của đất trời. Khiến bước chân người lữ khách cũng nhẹ nhàng và phiêu lãng hơn giữa vùng đất biên viễn hữu tình ấy.
Du lịch ngã ba biên giới Ngọc Hồi ngắm vẻ đẹp quyến rũ miền biên ải Nằm ở vùng đất cực bắc của Tây Nguyên, ngã ba biên giới Ngọc Hồi, nơi giao nhau của Việt Nam - Lào - Campuchia với vẻ đẹp của núi rừng hoang dã và vị trí đặc biệt còn lưu truyền nhiều giá trị văn hoá đủ để khiến tâm hồn của bao trái tim đam mê xê dịch phải xao xuyến. Ngã...