‘Lên đỉnh’ 5 lần/ngày khi dùng thuốc Parkinson
Một người phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ sau khi được chỉ định dùng thuốc chữa bệnh Parkinson đã phải chịu đựng tác dụng phụ kinh hoàng: đạt cực khoái tự phát 5 lần/ngày.
Thuốc Parkinson thường gây ra những tác dụng phụ phổ biến như đau đầu, phát ban, táo bón, khô miệng và có thể kèm các triệu chứng tương tự như cúm. Thế nhưng một phụ nữ 42 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ đã trải qua đợt tác dụng phụ trầm trọng hơn tưởng tượng. Cũng như nhiều bệnh nhân khác, cô đã được chỉ định uống thuốc rasagiline làm tăng nồng độ dopamine, giúp giảm các triệu chứng của Parkinson như run, cứng khớp và di chuyển chậm.
Nhưng sau 7 ngày dùng, người phụ nữ được giấu tên trên lại cảm thấy có những thay đổi khác thường hơn. Cụ thể, cô bắt đầu trải qua những ngày tăng ham muốn tình dục với trung bình 3-5 cơn cực khoái tự phát mỗi ngày, mỗi cơn kéo dài khoảng 20 giây. Đến ngày thứ 10, khi không thể chịu đựng được những tác dụng phụ nghiêm trọng này, người phụ nữ đã được đưa đến bệnh viện tìm sự can thiệp y tế.
Theo báo cáo của các bác sĩ khoa thần kinh học thuộc Trường Đại học Necmettin Erbakan tại Konya (Thổ Nhĩ Kỳ), người phụ nữ đã không dùng bất cứ loại thuốc nào khác trong khi sử dụng thuốc đặc trị Parkinson. Ngoài ra, cô cũng không có tiền sử phản ứng thuốc. Khi ngừng dùng thuốc, các triệu chứng dừng lại.
Hiện vẫn chưa rõ lý do tại sao cực khoái tự phát xảy ra. Nhưng một giả thuyết được nhiều người chấp nhận là do việc tăng nồng độ dopamine gây ra bởi thuốc rasagiline. Theo đó, dopamine hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh, kích hoạt phản ứng cơ thể trước những khoái cảm tình dục.
Theo TTVN
Tin tức bệnh Ebola mới nhất:Những điều cần biết về thuốc đặc trị
Khi dịch bệnh Ebola ngày càng gây lo ngại, dư luận lại đổ dồn hy vọng về loại huyết thanh thử nghiệm mang tên ZMapp có thể chữa trị căn bệnh chết người này.
Trước đó, hai nhân viên y tế người Mỹ là Kent Krantly và Nancy Writebol bị nhiễm virus Ebola trong quá trình làm việc tại châu Phi đã dần cải thiện sức khỏe, sau khi được điều trị bằng loại huyết thanh thử nghiệm mang tên ZMapp. Trong khi số ca tử vong do nhiễm virus Ebola ngày càng tăng và hiện chưa có vacxin phòng ngừa hay thuốc đặc trị nào đối phó với đại dịch sốt xuất huyết, dư luận lại đổ dồn hy vọng vào "thần dược" ZMapp. Vậy, nguồn gốc và công dụng thực tế của loại huyết thanh này là gì?
Video đang HOT
1. Công ty nào sản xuất ZMapp?
Loại huyết thanh ZMapp được sản xuất bởi công ty sinh học Mapp Biopharmaceutical có trụ sở tại San Diego (Mỹ). Công ty này được thành lập năm 2003 để "phát triển các loại tân dược nhằm ngăn chặn và điều trị các căn bệnh lây truyền, tập trung vào các nhu cầu chưa được đáp ứng trong vấn đề sức khỏe toàn cầu", tuyên bố trên trang web của công ty cho biết.
Virus Ebola nhìn dưới kính hiển vi.
2. Có loại thuốc thử nghiệm đặc trị bệnh Ebola khác không?
Câu trả lời là có. Hồi tháng ba, Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) đã đầu tư 28 triệu USD để thiết lập mối liên kết giữa các nhà nghiên cứu đến từ 15 viện, những người đang cố gắng tìm ra cách đối phó với virus Ebola.
"Nhiều loại kháng thể được xác định có thể trở thành thuốc đặc trị Ebola và các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu về loại thuốc mang lại hiệu quả nhất", tin tức NIH cho hay.
Tekmira, một công ty có trụ sở tại Vancouver đã thỏa thuận hợp đồng trị giá 140 triệu USD với Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm phát triển thuốc đặc trị Ebola, đã bắt đầu giai đoạn 1 thử nghiệm với loại thuốc của họ hồi tháng 1. Tuy nhiên, gần đây, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã ngừng quá trình thử nghiệm này và yêu cầu cung cấp thêm thông tin.
Theo Thomass Geisbert, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Dược Texas, ít nhất một loại vacxin có thể phòng ngừa Ebola vừa được thử nghiệm trên con người. Tuần trước, NIH thông báo, một đợt thử nghiệm an toàn đối với vacxin Ebola khác sẽ bắt đầu vào tháng 9.
Những biểu hiện đáng sợ của người nhiễm virus Ebola.
3. ZMapp được chế tạo như thế nào?
Các nguồn tin nói với CNN rằng, loại thuốc được điều trị cho Brantly và Writebol là một loại kháng thể đơn dòng được tạo ra sau quá trình lai tạo.
Tuy nhiên, người ta cũng có thể sản xuất ZMapp từ protein được sản xuất từ các nhà máy thuốc lá. Công ty sản xuất ZMapp Kentucky BioProcessing ở Owensboro đang phối hợp với tổ chức Samaritan's Purse và Bệnh viện Đại học Emory để cung cấp một số lượng có hạn loại huyết thanh này cho Emory, David Howard, người phát ngôn của công ty cho biết.
4. Tại sao hai nhân viên y tế Mỹ lại được điều trị bằng loại thuốc đặc hiệu này?
Nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao chỉ Brantly và Writebol được điều trị bằng ZMapp trong khi khoảng 1.600 người khác ở Tây Phi đang bị nhiễm loại virus chết người này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng, họ không liên quan đối với quyết định điều trị cho hai nhân viên y tế người Mỹ. Việc điều trị bằng ZMapp cũng cần phải có sự đồng thuận của hai bệnh nhân vì trước đó, loại thuốc này chưa từng được thử nghiệm trên người mà mới chỉ được thử nghiệm trên loài khỉ.
5. Thuốc này sẽ được sử dụng cho các bệnh nhân Ebola khác?
Điều này vẫn chưa rõ. Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh lây nhiễm Quốc gia cho hay, các nhà khoa học cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi công nhận loại huyết thanh này sẽ có tác dụng đối với các bệnh nhân khác, giống như trong trường hợp của Brantly.
Liệu ZMapp có thể ngăn ngừa đại dịch Ebola?
6. Ai là người trả tiền và giá thành của ZMapp?
Đây cũng vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Theo một người phát ngôn của công ty dược phẩm, tổ chức Samaritan's Purse thanh toán chi phí đi lại của Brantly và Writebol từ châu Phi trở về Mỹ nhưng họ không trả tiền thuốc đặc trị này.
Khi một bệnh nhân được dùng thuốc thử nghiệm, công ty chế tạo loại thuốc này có thể miễn phí tiền thuốc. Trong trường hợp này, có thể công ty Mapp Biopharmaceutical đã làm như vậy.
8. Liệu ZMapp sẽ có thể ngăn chặn dịch bệnh Ebola?
Một loại thuốc đặc trị Ebola hiệu quả có thể giúp các bác sĩ đối phó với Ebola, loại virus gây tỷ lệ tử vong 60% đối với những ai mắc bệnh ở vùng Tây Phi. Tuy nhiên, vacxin sẽ là một công cụ hiệu quả hơn nhiều để ngăn chặn dịch bệnh.
Nếu được tiêm vacxin, người khỏe mạnh sẽ không bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, một thách thức được đặt ra đối với vacxin Ebola rằng, các công ty dược phẩm lo ngại họ có thể sẽ không thu được nhiều lợi nhuận trong việc sản xuất chúng nên rất ít công ty tỏ ra quan tâm đối với việc sản xuất loại vacxin này.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Cực khoái 5 lần một ngày khi uống thuốc chữa Parkinson Các nhà khoa học báo cáo một loại thuốc kê đơn dùng điều trị bệnh Parkinson khiến ít nhất một phụ nữ trải nghiệm cảm giác cực khoái không thể kiểm soát. Người phụ nữ 42 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng rasagiline - một loại thuốc theo đơn điều trị Parkinson khá phổ biến - và ham muốn đột ngột tăng...