Lên đèo ngắm mây và chuyện có thể bạn chưa biết
Leo đèo Hải Vân trong mây và ngắm Lăng Cô – vịnh đẹp nhất thế giới từ đèo này, nghĩa là bạn đã được hưởng cái thú của vua chúa ngày xưa rồi đó.
Cũng nên nhắc qua một chút để tiện hình dung vẻ đẹp của con đèo cao nhất nhì tuyến quốc lộ Bắc Nam này. Show truyền hình thực tế Top Gear của Anh từng ca ngợi đây là “một trong những cung đường ven biển đẹp nhất thế giới”. Đèo Hải Vân cũng từng lọt top 4/10 cung đường hút khách check-in nhất trên Instagram, theo số liệu của Travel Leisure.
Một bước qua 2 xứ
Đèo Hải Vân đã có hầm đường bộ Hải Vân từ 17 năm qua, rút ngắn thời gian di chuyển giữa Huế – Đà Nẵng nhưng không vì thế mà con đèo này vắng vẻ. Nếu yêu thích thể thao, bạn có thể chạy bộ, đạp xe lên đèo. Đây là cung đường lý tưởng cho các cua-rơ, runner… tập luyện hoặc thi thố. Khách du lịch theo đoàn hoặc chạy xe máy đi phượt vẫn thích chọn leo đèo để ngắm con đèo hùng vĩ và được nhìn mọi thứ từ trên cao.
Đèo Hải Vân cao 500m so với mực nước biển, dài 20km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã, đỉnh đèo chính là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế (ở phía Bắc) và Đà Nẵng (ở phía Nam). Lên đây, khi bạn bè hỏi thăm đang ở đâu, lúc thì tôi bảo là đang ở Đà Nẵng, khi thì trả lời là ở Huế. Mà thật, chỉ vài bước chân, là tôi đang ở xứ của bên ni hay bên tê đèo rồi. Trên đỉnh đèo, có khi thời tiết diễn ra như có đủ bốn mùa trong ngày: tinh mơ là thu, đứng trưa là hạ, xế chiều là xuân và sập tối là đông.
Ai lên đèo cũng sẽ ấn tượng với công trình kiến trúc cổ trên triền núi cao giữa đỉnh đèo, hiện đang được phục dựng, trùng tu lại. Ấy là chốn vua khen, ban tặng cho danh hiệu thiên hạ đệ nhất hùng quan, mà hiện giờ còn sót lại hai cửa ải. Tương truyền đó là ban tặng của vua Lê Thánh Tông khi nhà vua dừng quân ở đây vào năm Canh Thìn (1470). Qua bao dâu bể biến thiên thời cuộc, nay chỉ còn lưu lại hai vòm cửa chính. Cửa vòm trông về phía Thừa Thiên, bên trên có tấm biển đá khắc ba chữ “Hải Vân Quan”. Cửa vòm trông về phía Quảng Nam có khắc 6 chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.
Cửa ải Hải Vân xưa kia còn chứng kiến cuộc ngự du của vua Thành Thái từ Huế vào Đà Nẵng, mùa hè cách đây 126 năm. Theo các tài liệu cũ ghi lại, xa giá của vua đi đường thủy vào đến Lăng Cô, nghỉ qua đêm rồi hôm sau thì leo núi theo đường đèo. Vua Thành Thái cưỡi ngựa, lên tận cửa ải để ngắm cảnh.
Chuyện ít người biết
Khi chưa có hầm đường bộ Hải Vân, đèo Hải Vân là đèo cao và nguy hiểm nhất nhì trong tuyến quốc lộ 1A từ Sài Gòn đi Hà Nội. Bây giờ đèo đã được mở rộng, nâng cấp và có nhiều đường lánh nạn, khó mà hình dung ra được chưa tới hai mươi năm trước, leo đèo Hải Vân còn là nỗi ám ảnh của các lái xe vượt đèo. Và xa hơn nữa, trước khi đường đèo Hải Vân được mở rộng hơn từ năm 1966, xe leo đèo phải đi thành từng hàng một.
Video đang HOT
Nghĩa là, với đường đèo chật hẹp hiểm trở, xe chỉ có thể chạy một chiều để tránh đâm vào nhau. Nên thuở ấy đèo Hải Vân có 3 trạm kiểm soát, 2 trạm ở 2 đầu đèo là Liên Chiểu và Lăng Cô, một trạm ngay đỉnh đèo. Xe qua đèo phải chờ nhau tại trạm ở đầu đèo rồi cùng leo theo sự hướng dẫn của trạm. Lên đến đỉnh thì dừng lại nghỉ và sau đó xuống đèo cùng lúc cho đến khi qua khỏi trạm dưới chân đèo. Rồi đến lượt đoàn xe của chiều lưu thông ngược lại.
Ngắm mây ở Thiên hạ đệ nhất hùng quan
Đèo Hải Vân còn có hai cái tên ít ai biết là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải, nay vẫn còn, và vì đỉnh đèo thường có mây che phủ nên còn được gọi là đèo Mây). Mà thật, mây là “đặc sản” của đèo, từ xa xưa. Khi các bạn trẻ bây giờ rần rộ săn mây ở Tà Xùa, Y Tí hay Đà Lạt thì đèo Hải Vân đã nổi tiếng về mây phủ từ lâu rồi, chỉ có điều, may mắn là không bị (hay được?) hút du khách trẻ như các nơi khác thôi.
Mây ở đây làm thoắt ẩn thoắt hiện vạn vật xung quanh, khi có cả kết hợp của sương mù, vốn là một “đặc sản” khác của đèo này. Ngồi uống cà phê ở đỉnh đèo là cái thú của nhiều người khi được nhìn thấy con đường hiện ra đó, rồi mất đi, rồi hiện ra, rồi lại mất đi. Thi thoảng lại thấy một vài chiếc xe thình lình hiện ra trong làn mây và sương dày đặc rồi biến mất vào một màn mây khác, như thể là đang xuyên không vậy, thật thú vị.
Điểm đặc biệt khác, rất hiếm gặp vì tùy thời tiết khi leo đèo, khiến nhiều người phải cất công leo nhiều lần để ngắm cho bằng được, nhưng gặp là mê ngay, là thác mây. Đó là thời điểm mây cứ là đà sà qua đỉnh đèo tràn xuống thung lũng trông như thác đổ, mịn màng và lãng đãng lượn lờ quyến luyến mấy con đường đèo ngoằn ngoèo, nhìn như chốn bồng lai nào vậy.
Tháng 2, tháng 3 là thời điểm đẹp nhất để có thể ngắm mây. Đi thôi!
Độc đáo thác nước nằm ngang ở Tây Úc: Kinh nghiệm Việt Nam học hỏi về cách bảo tồn kỳ quan
Thác nước nằm ngang Horizontal là một trong những điểm tham quan tự nhiên kỳ lạ nhất của Úc. Điểm đến này là sự kết hợp độc đáo giữa địa lý ven biển và lực thủy triều mạnh, đặc biệt là du khách sẽ phải trả rất nhiều tiền để có được góc nhìn cận cảnh.
Nằm ở Vịnh Talbott thuộc vùng Kimberley của Tây Úc, thác được tạo ra khi nước biển dâng cao đổ vào giữa hai khoảng trống vách đá hẹp, tạo ra một vùng nước cao tới 4 mét giống như thác nước lớn.
Nằm sâu trong vịnh là hai thác nước nằm ngang, được đặt tên là Thác Ngang. Thác Ngang được hình thành khi dòng nước chảy qua khe hở nhỏ giữa những ngọn núi trong dãy McLarty.
Khách du lịch đua thuyền cao tốc băng qua Thác ngang ở Vịnh Talbot, Tây Australia. Ảnh: Jeff Mauritzen/Design Pics Editorial/Getty Images
Thác nước này vô cùng thu hút khách du lịch Úc ghé thăm bởi sự đổi chiều dòng nước lạ lẫm khó có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Khi thủy triều lên, xuống, lượng nước chảy vào khe hở lớn hơn lượng nước chảy qua, tạo nên áp lực nước lớn. Từ đó, phía nước chảy ra sẽ cuộn sóng, tung bọt trắng xóa, tạo nên hiệu ứng thác nước.
Hướng chảy của thác sẽ thay đổi theo hướng của thủy triều. Như vậy, thác nước sẽ "xoay chiều" khoảng hai lần mỗi ngày.
Trong nhiều thập kỷ, các tour thuyền du lịch đã xuyên qua những khoảng trống này, khiến những người thổ dân Úc ở khu vực này rất lo lắng, họ nói rằng địa điểm này rất linh thiêng.
Đó không phải là lý do duy nhất khiến các chuyến du lịch bằng thuyền hiện vẫn gây tranh cãi. Vào tháng 5/2022, một chiếc thuyền va vào đá khiến hành khách bị thương và phải tiến hành một chiến dịch cứu hộ lớn. Vụ việc đã dẫn đến những lời kêu gọi dừng các chuyến tham quan vì lý do an toàn.
Mặc dù các chuyến đi bằng thuyền vẫn tiếp tục nhưng những người thổ dân Úc sống lâu năm ở vùng đất này, trong đó giới chức trách Tây Úc - bang nơi có thác, cho biết khu vực này sẽ cấm khách du lịch tham quan vào năm 2028.
Xem cận cảnh vẫn được phép
Hội đồng Du lịch Tây Úc, đại diện cho các doanh nghiệp du lịch trong bang, đã cảnh báo rằng lệnh cấm đi lại giữa thác nước năm ngang sẽ ngăn cản du khách và gây ra tình trạng mất việc làm cho nhân viên trong ngành.
Sau khi lệnh cấm có hiệu lực, các tàu thuyền vẫn được phép đi lại Vịnh Talbot, giúp du khách có cái nhìn cận cảnh về điểm tham quan. Ảnh: Jeff Mauritzen/Design Pics Editorial/Getty Images
Tọa lạc tại Vùng Kimberley, cách thủ phủ bang Perth 1.900 km về phía bắc, Thác ngang Horizontal nằm trong Maiyalam, một trong ba công viên biển được thành lập vào năm 2022 bởi các Thổ dân Úc và Hội đồng Du lịch Tây Úc.
Nhà điều hành tour du lịch bằng thuyền chính tại Vịnh Talbot là Horizontal Falls Seaplane Adventuressẽ phải ngừng đi qua thác vào tháng 3/2028 và tất cả các nhà điều hành khác sẽ dừng vào cuối năm 2026.
Sau khi lệnh cấm có hiệu lực, các tàu thuyền vẫn được phép đi lại trên Vịnh Talbot, mang đến cho du khách cái nhìn cận cảnh về cảnh tượng thác đổ - từng được nhà tự nhiên học người Anh David Attenborough đã gọi là "điểm thu hút tự nhiên khác thường nhất của Úc".
Bộ trưởng Môi trường Tây Úc Reece Whitby nhấn mạnh quyết định này phản ánh trách nhiệm kép của chính phủ trong việc tôn trọng văn hóa cũng như nhu cầu bảo vệ và hỗ trợ ngành du lịch của Tây Úc.
"Chúng tôi muốn mọi người trải nghiệm văn hóa bản địa như một phần thiết yếu, sôi động khi đến thăm các công viên quốc gia và biển được quản lý chung trên khắp Tây Úc", ông nói.
Thổ dân Dambeemangaddee nằm trong số hàng chục người bản địa sinh sống ở Tây Úc trong hơn 50.000 năm, trước khi trước khi người Anh tới định cư lần đầu tiên vào thế kỷ 19. Nước Úc có một lịch sử văn hóa bản địa phong phú có niên đại hàng chục nghìn năm và phát triển qua hàng trăm thế hệ
Tôn trọng văn hóa
Lệnh cấm đi vào Thác nước nằm ngang Horizontal nhằm mục đích khôi phục tính thiêng liêng của địa điểm này. Theo niềm tin của người bản địa địa phương, những chiếc thuyền xuyên qua những khoảng trống này sẽ làm phiền Woongudd, con rắn thần bí đã tạo ra kỳ quan này.
Người Dambeemangaddee vẫn bày tỏ mong muốn du khách tiếp tục đến tham quan Thác Ngang. Họ tin rằng khách du lịch có thể bị mê hoặc bởi lực thủy triều ở đây nhưng phải giữ khoảng cách lịch sự.
"Hãy tôn trọng sức mạnh của nơi này và văn hóa của chúng tôi nhưng cũng giữ cho bạn được an toàn," người Dambeemangaddee nói.
Để chuẩn bị cho lệnh cấm Thác ngang, người Dambeemangaddee cho biết họ đã bắt đầu tạo các video và tài liệu quảng cáo mới sẽ giải thích về văn hóa và mối liên hệ tâm linh của nơi này với Vịnh Talbot. Họ cũng đang tạo ra các chuyến tham quan mới, nghi lễ chào mừng và kế hoạch quản lý du khách cho địa điểm.
Ngành du lịch ở Tây Úc cho biết họ sẽ chuyển sang "chương trình phù hợp về mặt văn hóa cho phép du khách trải nghiệm kỳ quan thiên nhiên ngoạn mục của Thác Ngang trong một bối cảnh tôn trọng.
Bà Sally Shaw, Giám đốc điều hành của Kimberley Day Cruise nhấn mạnh việc đi thuyền xuyên qua thác ngang vừa nguy hiểm vừa thiếu tôn trọng văn hóa của những Thổ dân đã ở đây.
Theo bà Shaw, chúng ta không nên đi qua thác vì lý do an toàn và tôn trọng văn hóa.
Thành phố nào ở Việt Nam được khách Châu Á - Thái Bình Dương yêu thích nhất? Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm tài chính lớn nhất và là đô thị đông dân nhất Việt Nam, là điểm đến được du khách châu Á - Thái Bình Dương tìm kiếm nhiều nhất trong quý I năm nay, theo Booking.com. Xếp sau đô thị phía Nam là Đà Nẵng, Hà Nội, Đà Lạt, thành phố nghỉ dưỡng ven biển Nha...