“Lên cơn đau tim” mỗi lần tìm thấy quả trứng hàng nghìn năm tuổi
Trong những năm qua, giới khảo cổ Trung Quốc khai quật được nhiều ngôi mộ cổ ẩn chứa nhiều cổ vật giá trị.
Trong số các bảo vật được tìm thấy, các chuyên gia thường ‘ tim đập chân run’ mỗi khi tìm thấy những quả trứng hàng nghìn năm tuổi. Vì sao lại vậy?
Nhiều ngôi mộ cổ được phát hiện ở Trung Quốc hé lộ nhiều bí mật về cuộc sống của người Trung Quốc thời xưa. Thông qua những báu vật được tìm thấy, các chuyên gia giải mã được nhiều bí ẩn. Trong số những bảo vật được tìm thấy, giới chuyên gia dành nhiều sự quan tâm đến những quả trứng hàng nghìn năm tuổi.
Điển hình là vào tháng 3/2019, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ thuộc Bảo tàng Nam Kinh khai quật một ngôi mộ lớn ở trấn Thượng Tinh, huyện Lật Dương, tỉnh Giang Tô.
Bên trong ngôi mộ có một vại trứng có nắp đậy. Các chuyên gia cho rằng, khoảng 20 quả trứng chưa bị vỡ trong vại có niên đại hơn hai thiên niên kỷ trước vào thời Xuân Thu (từ năm 770 – 476 trước công nguyên). Những quả trứng được chôn trong ngôi mộ từ 2.500 năm trước có kích thước tương tự như trứng tự nhiên hiện nay.
Theo các chuyên gia, những đồ vật được mai táng cùng người chết thể hiện tín ngưỡng hoặc thói quen sinh hoạt của họ khi còn sống.
Từ đây, các chuyên gia suy đoán có thể chủ nhân ngôi mộ thích ăn trứng khi còn sống. Vì vậy, gia đình đã chôn số trứng này trong mộ để người chết duy trì sở thích ăn uống trên ngay cả khi sang thế giới bên kia.
Việc tìm thấy vại trứng còn nguyên vẹn như thế này là điều hiếm gặp. Nguyên do là bởi các nhà khảo cổ Trung Quốc tìm thấy nhiều quả trứng hàng nghìn năm tuổi trong mộ cổ.
Thế nhưng, đa số những quả trứng này không còn nguyên vẹn khi vỏ trứng dễ bị vỡ sau hàng nghìn năm được chôn trong mộ.
Mặc dù các chuyên gia vô cùng tỉ mỉ, nhẹ nhàng dùng bàn chải lông mềm để phủi lớp bụi ở vỏ quả trứng nhưng cổ vật này ngay lập tức bị vỡ vụn.
Việc tự tay làm hỏng một cổ vật có niên đại hàng nghìn năm tuổi khiến nhà khảo cổ bị coi là “tội nhân thiên cổ”.
Chính vì vậy, giới khảo cổ thường “tim đập chân run” mỗi khi tìm thấy những quả trứng nghìn năm tuổi. Họ không muốn phá hủy một cổ vật giá trị nên tìm mọi cách để bảo vật dễ vỡ này không bị vỡ thành nhiều mảnh.
Mời độc giả xem video: Phát hiện mộ cổ, di hài còn nguyên vẹn. Nguồn: VTC14.
Tâm Anh (TH)
Bí mật động trời hài cốt nữ "pháp sư" 7.000 năm tuổi
Khi khai quật một ngôi mộ tại Skateholm, Thụy Điển, các chuyên gia tìm thấy hài cốt nữ 'pháp sư' có niên đại khoảng 7.000 năm tuổi. Theo các chuyên gia, người phụ nữ có vai trò quan trọng trong cộng đồng nên được chôn cất long trọng.
Theo National Geographic, hài cốt nữ "pháp sư" có niên đại khoảng 7.000 năm tuổi được mai táng trong ngôi mộ tại Skateholm - một địa điểm khảo cổ ở khu vực bờ biển phía nam của Thụy Điển.
Skateholm trở thành địa điểm chôn cất trong giai đoạn từ năm 5500 trước Công nguyên - 4600 trước Công nguyên.
Thi hài nữ "pháp sư" được chôn cất trong tư thế ngồi khoanh chân trên sừng của hươu nai. Người này mặc áo choàng lông, đeo vòng cổ đá và thắt lưng làm từ 130 răng động vật. Người phụ nữ có nước da sẫm màu.
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra người phụ nữ có đôi mắt xanh và qua đời khi khoảng 30 - 40 tuổi.
Dựa trên kích thước bộ hài cốt, các chuyên gia cho hay người này có chiều cao khoảng 1,5m.
Căn cứ vào những hiện vật được tìm thấy trong khu mộ cổ, các chuyên gia nhận định người phụ nữ này có vai trò quan trọng trong cộng đồng săn bắn hái lượm.
Đặc biệt, các chuyên gia suy đoán người này có khả năng là một pháp sư. Hiện giới nghiên cứu chưa thể khẳng định chắc chắn điều này nên cần thêm thời gian để xác minh.
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/LS
1 trong 2600 người mất tích sau trận động đất Tohoku 2011 bất ngờ được tìm thấy, còn sống và khỏe mạnh Còn sống ngoài đời nhưng 'chết' trên giấy tờ là có thật. Trận động đất và sóng thần Tohoku 2011 (Higashi Nihon Daishinsai - Đông Nhật Bản Đại Chấn tai) mạnh 9 độ richter (mạnh nhất trong lịch sử động đất Nhật Bản), xảy ra vào lúc 14:46 ngày 11/3/2011. Vị trí tâm chấn nằm ngoài khơi bờ biển phía đông bán đảo...